1 bông tắm sử dụng được bao lâu

1. Đồ lót: Thay 3 ~ 6 tháng một lần

Đồ lót tiếp xúc với vùng kín hàng ngày nên hay mang nhiều loại vi khuẩn. Dùng lâu ngày, đồ lót còn chuyển màu ố vàng, dễ mang kí sinh trùng. Trong quá trình phơi đồ lót, những con mạt bụi bay lơ lửng trong không khí cũng sẽ bám vào.

Theo các chuyên gia sức khỏe, đồ lót phải được giặt sạch hàng ngày và có thể dùng nước sôi để khử trùng nếu cần. Đồ lót thường mặc có thể ngắn nhất là ba tháng và dài nhất là sáu tháng thì thay mới. Ngoài ra, nếu đồ lót bị biến dạng, khô cứng, thủng lỗ hoặc dính vết bẩn mà không thể giặt sạch, bạn nhớ vứt bỏ rồi thay mới ngay.

2. Tất: Thay 3 tháng một lần

Nếu tất mất độ đàn hồi, gót mỏng, mang không thoải mái thì nên loại bỏ ngay. Ngay cả khi không bị hư hỏng, nó vẫn cần được thay thế kịp thời sau 3 tháng sử dụng. Một số vi khuẩn bám trên tất lâu ngày rất khó loại bỏ bằng bột giặt thông thường. Lời khuyên là bạn không nên đi một đôi tất quá 3 ngày, tốt nhất là nên giặt và thay mỗi ngày. Điều này không chỉ giúp ngăn ngừa các bệnh về chân mà còn giúp kéo dài tuổi thọ của tất.

3. Gối: Chu kỳ thay thế phụ thuộc vào chất liệu

Bụi mạt, nấm, vi khuẩn và các chất gây dị ứng khác trên gối có thể gây dị ứng da, ngứa, hen suyễn và viêm mũi, thậm chí viêm phổi. Nên vệ sinh gối thường xuyên, nhất là trong thời tiết nắng nóng, oi bức và tăng tần suất giặt ga trải giường, vỏ chăn, vỏ gối.

Các loại gối bằng chất liệu khác nhau có thời gian thay thế khác nhau. Gối cao su có tuổi thọ sử dụng cao, khoảng 3 đến 4 năm; Gối bằng sợi polyester có tuổi thọ ngắn, và chúng sẽ cần được thay thế sau nửa năm. Tốt nhất nên thay gối bằng cotton và lụa sau từ 1 đến 3 năm sử dụng.

4. Đệm: Thay 5 ~ 10 năm một lần

Nệm dù chất lượng tốt đến đâu thì sau một thời gian dài sử dụng cũng sẽ có vấn đề. Sau một thời gian dài bị nén và mài mòn, lực nâng đỡ của đệm sẽ giảm đi không chỉ làm mất chất lượng giấc ngủ mà còn ảnh hưởng đến cột sống cổ, cột sống lưng. Nhiều vết bẩn không thể giặt sạch sẽ rơi xuống đệm cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe. Nói chung, tốt nhất nên thay đệm từ 5 đến 10 năm một lần. Nếu đệm bị móp, biến dạng hoặc có sự chênh lệch lớn về độ mềm và cứng thì nên thay ngay.

5. Khăn tắm: Thay 3 ~ 6 tháng một lần

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng hầu hết các loại khăn đều chứa vi sinh vật gây bệnh. Hầu hết thời gian khăn tắm bị ẩm sau khi sử dụng và thường được đặt trong phòng tắm nên có nhiều vi khuẩn, nấm. Không thay khăn trong thời gian dài sẽ làm tăng nguy cơ bị mụn trứng cá, nhiễm nấm và phát ban trên da. Mỗi người sử dụng khăn khác nhau về tần suất và phương pháp nên thời gian thay cũng không giống nhau. Nhưng thông thường nên thay khăn mới từ 3 đến 6 tháng một lần. Ngoài ra, bạn nên phơi nhiều hơn vào những ngày nắng và giữ cho khăn luôn khô ráo.

6. Bông tắm: Thay 3 tháng một lần

Mặc dù nhìn từ bên ngoài khó có thể biết được bông tắm bẩn như thế nào, nhưng với cấu tạo xốp và nhăn nheo dễ dàng che giấu bụi bẩn. Thường có hàng trăm triệu vi khuẩn ẩn trên bông tắm. Tốt nhất bạn nên vệ sinh bông tắm kỹ lưỡng sau 1 đến 2 tuần và thay một cái mới sau mỗi 3 tháng.

Theo Minh Minh - Vietnamnet


Vì sao bạn nên thay ngay lập tức miếng bông tắm đang sử dụng? Được sản xuất với đa chủng loại hình dáng và màu sắc, bông tắm đã trở nên vật dụng cần thiết trong nhà. Đối với các chị em phụ nữ yêu thích sạch sẽ và làm đẹp thân thể, đây là thứ không thể thiếu trong phòng tắm gia đình.

Trong những năm gần đây, sữa tắm cũng được nhiều người ưa chuộng hơn là bánh xà phòng, nhưng liệu có ai biết được miếng bông tắm mình dùng hằng ngày lại đi ngược lại với công dụng vốn có, nó đôi khi chính là ổ vi khuẩn và có thể trở thành nguyên nhân gây bệnh da liễu, nhẹ thì gây mẩn đỏ và mụn ở lưng, nặng hơn có thể gây nhiễm trùng.


 


Vào năm 1994, một nghiên cứu đã chỉ ra rằng miếng bông tắm thiên nhiên làm từ xơ mướp chính là nơi trú ẩn vô cùng lí tưởng cho các loại vi khuẩn. Nghiên cứu này được đăng trên Tạp chí Clinical Microbiology [tạm dịch: Tạp Chí Vi sinh Lâm sàng], trong đó có nói rằng bông tắm có thể lây truyền các loại khuẩn nấm lên da và trong một số trường hợp nó thậm chí gây nhiễm trùng.
Trong quá trình tắm, bông tắm có tác dụng tẩy đi các tế bào da chết. Tuy nhiên, da chết ấy bị mắc kẹt lại trong những mắt lưới hoặc chui sâu vào những lỗ hổng của bông tắm. Cộng với độ ẩm, kém vệ sinh của môi trường trong phòng tắm, các loại vi khuẩn sẽ sinh sôi nảy nở một cách nhanh chóng.

Đối với các loại bông tắm làm từ chất liệu thiên nhiên, ví dụ xơ mướp, đây chính là nguồn dinh dưỡng khiến vi khuẩn phát triển, và mỗi lần miếng bông tắm không được làm khô đúng cách thì tập đoàn những vi khuẩn nấm mốc này lại càng nhiều hơn.

Đáng buồn thay, việc sử dụng các chất kháng khuẩn và rửa sạch miếng bông tắm sau mỗi lần sử dụng cũng không mấy hiệu quả nếu bạn không thường xuyên khử trùng bông tắm.
Các bác sĩ da liễu cũng khuyến cáo rằng việc sử dụng bông tắm thực ra không tốt cho da. Cho dù bạn đã rửa chúng thật sạch, và chúng được làm bằng chất liệu nhựa hay tự nhiên thì chắc chắn bạn vẫn đang vô tình làm da mình bị tổn hại.

 

Trả lời phỏng vấn tờ Huffington Post, Bác sĩ da liễu Michele Green cho biết nếu càng sử dụng bông tắm thì bạn thậm chí có thể khiến tình trạng làn da trở nên tồi tệ hơn. “Bạn đang bôi chính lớp vi khuẩn dính lại từ lần trước mà mình đã cố gắng tắm thật sạch để loại bỏ đi”, “Miếng bông tắm chứa đầy những chất bẩn trên cơ thể của bạn từ lần tắm trước.”
Thực tế, mặc cho bạn sử dụng loại sữa tắm hương lavender, hay là sữa tắm dưỡng da thiên nhiên tinh chất lô hội, nếu bạn vẫn tiếp tục dùng đi dùng lại một miếng bông tắm thì kết quả da của bạn cũng chẳng khá hơn.

Vậy thế nào mới được xem là bông tắm sạch? Các bác sĩ da liễu khuyến cáo: chúng ta nên thay bông tắm thường xuyên, ít nhất là 3 tuần 1 lần, đặc biệt là khi thấy bông tắm có tình trạng đổi màu. Ngoài ra, để giảm thiểu vi khuẩn phát triển, bạn cũng nên vệ sinh miếng bông tắm của mình bằng cách phơi nơi khô ráo thoáng mát sau mỗi lần tắm, tránh môi trường ẩm ướt. Một cách khác nữa là bạn có thể bỏ chúng vào lò vi sóng trong 20 giây [không sử dụng cho chất liệu nhựa], ngâm trong nước sôi hoặc chất tiệt trùng. Còn hiện tại, có lẽ chúng ta nên bỏ ngay bông tắm đã sử dụng lâu ngày của mình, mua miếng mới và giữ chúng sạch sẽ bằng những cách trên để bảo vệ làn da đúng cách nhất. 

                                                 Nguồn 

//trithucvn.net/suc-khoe/vi-sao-ban-nen-thay-ngay-lap-tuc-mieng-bong-tam-dang-su-dung.html 

Trong phòng tắm chỉ riêng bồn cầu đã chứa 3,2 triệu vi khuẩn. Với những thói quen xấu, chúng ta có thể lây lan tất cả những mầm bệnh đó khắp nơi mà không nhận ra mình đang làm gì. Kết quả là, chúng ta có thể bị mụn trứng cá hoặc đau dạ dày hoặc nhiều nguy cơ khác về sức khoẻ.


1. Sử dụng bông tắm: Sử dụng bông tắm chỉ tốt khi nó còn mới. Bông tắm tẩy tế bào da chết của bạn và giữ lại nó sâu bên trong. Thông thường khi bạn đã hoàn tất việc giặt giũ và tắm rửa, bạn để lại bông tắm trong phòng tắm. Đây là thời điểm hoàn hảo cho vi khuẩn để nuôi cấy. Vì vậy, khi bạn sử dụng nó vào lần tiếp theo, vi khuẩn sẽ quay trở lại trên cơ thể bạn.
Bạn nên làm gì: Thay thế bông tắm thường xuyên hơn; Hãy để nó khô và đừng để nó trong phòng tắm; Sử dụng các mặt hàng có thể tái sử dụng, như khăn lau; Đừng dùng bông tắm mà hãy tẩy da chết hai lần một tuần.
2. Một số điểm không được cọ rửa khi tắm: Cơ thể bạn được bảo vệ khỏi vi khuẩn và mụn trứng cá chỉ khi nó sạch sẽ. Khu vực chúng ta thường bỏ qua trong khi tắm là lưng, dưới chân và sau tai.
3. Để bàn chải đánh răng của bạn gần nhà vệ sinh: Phòng tắm không phải là khu vực sạch nhất trong nhà và tốt hơn là đừng cố tưởng tượng có bao nhiêu vi khuẩn sống ở đó. Không ai muốn bàn chải đánh răng của họ bị tấn công bởi vi trùng và rất nhiều nhà tắm thiết kế bồn rửa mặt đặt gần nhà vệ sinh. Bạn nên làm gì: Tìm một nơi an toàn để giữ bàn chải đánh răng của bạn cách xa nhà vệ sinh. Thay bàn chải đánh răng của bạn cứ sau 3 tháng.
4. Mang đồ điện tử vào phòng tắm: Khoảng 90% người mang đồ điện tử như điện thoại, máy tính bảng của họ vào phòng tắm. Mọi người chỉ làm sạch tay nhưng không hề làm sạch điện thoại của mình sau khi đi vệ sinh. Và vi khuẩn đó xâm nhập gây hại cho sức khoẻ.
Bạn cần làm gì: Nếu bạn chán khi đi vệ sinh, hãy giữ một đồ chơi trong đó. Ví dụ, nó có thể là một khối Rubik, nhưng ngay cả khi đó, đừng quên rửa nó sau khi đi vệ sinh.
5. Dùng khăn mặt ướt: Ngay cả khi bạn có một chiếc khăn riêng cho khuôn mặt của bạn, nó vẫn có thể rất nguy hiểm, đặc biệt đối với những người có vấn đề về da. Mỗi lần bạn sử dụng cùng một chiếc khăn để lau khô mặt và sau đó để nó ướt. Điều này tạo ra môi trường hoàn hảo để nuôi cấy vi khuẩn.
Bạn cần làm gì: Sử dụng khăn dùng một lần. Nó sẽ cứu làn da của bạn, cộng với việc bạn không cần phải giặt thêm khăn.
6. Để khăn ướt treo trong phòng tắm: Độ ẩm và vi khuẩn trong phòng tắm là nơi tồi tệ nhất để giữ khăn của bạn. Không nên treo nó ở đó sau khi tắm xong và lau khô người.
Bạn cần làm gì: Mang theo khăn của bạn và treo nó ở nơi khô ráo, trong lành, để lần tắm tiếp theo của bạn sẽ không có mùi hôi của khăn ẩm. Thay khăn của bạn mỗi lần sau khi tắm.
7. Ngồi trong nhà vệ sinh lâu hơn 15 phút:  Theo các nhà nghiên cứu, điều này là không lành mạnh vì áp lực thêm lên các tĩnh mạch tạo ra bệnh trĩ có thể dẫn đến chảy máu.
Bạn cần gì để làm: Bạn chỉ nên sử dụng nhà vệ sinh của bạn khi có nhu cầu thực sự.
8. Xả nước trong nhà vệ sinh khi nắp mở: Khi bạn xả nước trong nhà vệ sinh có nắp mở, nước xoáy trộn với các hạt chất thải nhỏ và phun vào không khí. Vi trùng có thể dính vào khăn, bồn rửa và thậm chí cả bàn chải đánh răng của bạn.
Bạn cần làm gì: Tạo thói quen đóng nắp khi xả nước

Video liên quan

Chủ Đề