10 công ty xây dựng hàng đầu tại ấn độ năm 2022

Với sự chứng kiến của lãnh đạo tỉnh, các nhà đầu tư ký biên bản quyết định đầu tư công viên dược tại Hải Dương. Ảnh: cổng thông tin tỉnh Hải Dương.

Sau khi khảo sát cụ thể một số địa điểm tại Việt Nam, tính toán các lợi thế, Công ty Sri Avantika Contractor Limited vừa quyết định lựa chọn Hải Dương để xây dựng công viên dược có kinh phí đầu tư từ 10 đến 12 tỷ USD.

Được biết, Công ty Sri Avantika Contractor Limited là doanh nghiệp hàng đầu của Ấn Độ trong lĩnh vực phát triển hạ tầng công viên dược phẩm và khu công nghiệp công nghệ cao.

Theo cổng thông tin tỉnh Hải Dương, vị trí đề xuất đầu tư thuộc địa bàn các huyện Gia Lộc, Thanh Miện và Bình Giang, tổng diện tích quy hoạch khoảng 960 ha.

Đây là vị trí rất thuận lợi, tiếp giáp nút giao thông kết nối với đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng, thời gian di chuyển tới Hà Nội chỉ mất khoảng 25 phút, tới cảng Hải Phòng khoảng 50 phút, kết nối với các tỉnh trong khu vực thuận lợi; có tuyến đường sắt (quy hoạch) kết nối quốc tế.

Đặc biệt, dự án nằm trong quy hoạch vùng công nghiệp trọng điểm, nhiều khả năng được Chính phủ chấp thuận là vùng kinh tế chuyên biệt với nhiều chính sách ưu đãi.

Vừa qua, Công ty Sri Avantika Contractor Limited và Tập đoàn phát triển KCN – Đô thị Đại An đã ký bản ghi nhớ hợp tác đầu tư MOU với mục đích xây dựng và thành lập các công ty sản xuất dược phẩm tại Việt Nam.

10 công ty xây dựng hàng đầu tại ấn độ năm 2022
Địa điểm đề xuất đầu tư với diện tích khoảng 960 ha thuộc địa bàn các huyện Thanh Miện, Gia Lộc và Bình Giang

Để triển khai thực hiện dự án, các nhà đầu tư Ấn Độ kiến nghị về cung cấp mỏ vật liệu san lấp, đầu tư nhà máy nước sạch phục vụ dự án, công ty được đầu tư sản xuất năng lượng điện sạch để cung cấp cho dự án. Doanh nghiệp cũng đề xuất chính sách thanh toán tiền thuê đất và đề nghị tỉnh cung cấp mặt bằng sạch, đúng tiến độ cho nhà đầu tư.

Trả lời những kiến nghị của nhà đầu tư, tỉnh Hải Dương cam kết sẽ giải quyết ngay những vấn đề trong quyền hạn. Với những vấn đề thuộc thẩm quyền của Quốc hội, Chính phủ, Hải Dương sẽ có kiến nghị, đề xuất. Đặc biệt, dự án công viên dược nằm trong khu kinh tế chuyên biệt sẽ được hưởng nhiều chính sách ưu đãi và sản xuất dược là ngành nghề được đặc biệt ưu đãi đầu tư.

Ông Phạm Xuân Thăng, Chủ tịch HĐND tỉnh Hải Dương cũng cam kết hỗ trợ cho nhà đầu tư ở mức cao nhất để triển khai dự án công viên dược quốc tế tại Hải Dương.

Ông Thăng đề nghị nhà đầu tư xây dựng dự án có tầm cỡ quốc tế, đầu tư thành một khu công nghiệp chuyên biệt để hưởng nhiều chính sách ưu đãi.

Theo đó, tỉnh ưu tiên bố trí dư địa tốt nhất cho nhà đầu tư, sớm điều chỉnh, trình phê duyệt quy hoạch tỉnh để có thể triển khai dự án; đồng thời trình Chính phủ xem xét phê duyệt khu kinh tế chuyên biệt với nhiều ưu đãi.

Đối với những đề xuất cụ thể của nhà đầu tư, tỉnh cam kết sẽ ưu tiên cung cấp mỏ vật liệu san lấp, tạo điều kiện để triển khai dự án cung cấp nước sạch, dự án năng lượng điện sạch; đồng ý với đề nghị về cơ chế thanh toán tiền thuê đất một lần; cam kết bàn giao mặt bằng đất sạch theo tiến độ của nhà đầu tư.

Trước đó, ngày 26/1/2021, với sự giới thiệu của Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Ấn Độ Phạm Sanh Châu, lãnh đạo Công ty Sri Avantika đã đến làm việc với lãnh đạo tỉnh Hải Dương nhằm khảo sát đầu tư dự án công viên dược tại Việt Nam.

Đây dường như là điều mà vị đại sứ này đã ấp ủ từ lâu, khi ý tưởng xây dựng khu công nghiệp “Công viên dược phẩm” tại Việt Nam cũng đã được đưa ra tại các buổi xúc tiến thương mại và đầu tư trong lĩnh vực dược phẩm do cơ quan Thương vụ phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ tổ chức tại thành phố Hyderabad - trung tâm dược phẩm của Ấn Độ vào cuối tháng 7/2021.

Việc xây dựng các công viên dược phẩm sẽ hình thành các trung tâm đón các “đại bàng” dược lớn đến đầu tư, sản xuất lâu dài, theo ông Phạm Sanh Châu, Đại sứ Việt Nam tại Ấn Độ.

Từ đó, giúp Việt Nam giảm phụ thuộc vào các nguồn cung dược phẩm truyền thống, đồng thời đa dạng hóa các chuỗi sản xuất, kéo các tập đoàn dược phẩm lớn tới đầu tư và sản xuất ở trong nước.

Trước đó, với mục tiêu đưa Ấn Độ trở thành trung tâm dược phẩm hàng đầu thế giới, ngay từ những năm 1990 của thế kỷ 20, nước này đã nghiên cứu thành lập các khu công nghiệp, công viên dược phẩm để quy tụ các doanh nghiệp dược phẩm hàng đầu của Ấn Độ và thế giới tập trung sản xuất tại các khu chuyên biệt.

Trung tâm dược phẩm đầu tiên được thành lập bang Andhra Pradesh, phía Nam Ấn Độ năm 1999, đến nay đã thu hút được hơn 200 doanh nghiệp lớn tham gia thành lập trung tâm nghiên cứu và sản xuất dược phẩm, vắc xin như Alembic Pharma, Bharat Biotech, Biological E, Laxai Avanti, Aurobindo Pharma, Laurus Labs, Sun Pharma…

Với thế mạnh cơ bản về nguồn nhân lực khoa học công nghệ lớn và năng lực nghiên cứu - phát triển (R&D) đã giúp ngành công nghiệp dược phẩm của Ấn Độ đóng góp lớn vào hệ thống chăm sóc y tế toàn cầu.

Phát triển khu công nghiệp dược phẩm chuyên biệt là một trong những thế mạnh của các doanh nghiệp Ấn Độ, đưa nước này trở thành trung tâm sản xuất thuốc lớn thứ 3 thế giới. Các công ty dược phẩm của Ấn Độ ngày nay là một trong những công ty cạnh tranh nhất trong lĩnh vực thuốc gốc và vắc xin trên thế giới, ngay cả tại các quốc gia phát triển.

Theo số liệu của IBEF, Ấn Độ cung cấp hơn 60% các loại vắc xin khác nhau trên toàn cầu, chiếm 20% lượng thuốc gốc xuất khẩu trên thế giới. Hơn 40% nhu cầu thuốc gốc ở Hoa Kỳ và 25% ở Anh là do Ấn Độ cung cấp. Hơn 80% các loại thuốc kháng virus được sử dụng trên toàn cầu để chống lại bệnh HIV-AIDS được sản xuất bởi các công ty dược phẩm của nước này.

Tổng quy mô của ngành dược phẩm Ấn Độ ước tính vào khoảng 43 tỷ USD vào năm 2019 và có khả năng đạt 55 tỷ USD năm 2022. Hiện ngành này có 3.000 công ty dược phẩm và 10.500 đơn vị sản xuất, với số lượng các nhà máy đạt tiêu chuẩn của US-FDA nằm ngoài lãnh thổ Hoa Kỳ lớn nhất.

Bên cạnh đó, Ấn Độ là nhà cung cấp dược phẩm lớn thứ ba cho Việt Nam với giá trị nhập khẩu đạt 257 triệu USD trong năm 2020. Pháp vẫn giữ ở vị trí số 1 về cung cấp thuốc cho Việt Nam với kim ngạch 503 triệu USD năm qua, tiếp đến là Đức với 386 triệu USD, rồi đến Ấn Độ, theo sát là Italia 184 triệu USD, Bỉ 145 triệu USD...