100 gam thịt lợn có bao nhiêu dặm?

Biếng ăn hay chán ăn ở trẻ được biết đến là tình trạng trẻ từ chối thực phẩm mà cha mẹ cung cấp trong các bữa ăn. Triệu chứng này rất thường gặp ở trẻ, đặc biệt trẻ từ 1 đến 6 tuổi.

Biếng ăn đang trở thành nỗi ám ảnh lớn của nhiều cha mẹ, bởi vì khi trẻ biếng ăn sẽ dẫn đến các hệ luỵ như quấy khóc, mệt mỏi, ảnh hưởng đến sự phát triển lâu dài của trẻ [kể cả khi trẻ trưởng thành]. Tuy nhiên, biếng ăn không hoàn toàn không có cách cải thiện. Cha mẹ có thể khắc phục biếng ăn cho trẻ bằng cách tìm hiểu nguyên nhân gây nên tình trạng này. Ví dụ như bổ sung kẽm nếu trẻ bị thiếu vi chất này qua thực đơn hằng ngày như thịt lợn, bởi lượng kẽm trong thịt lợn có thể cải thiện biếng ăn ở trẻ.

Bên cạnh đó, bậc cha mẹ cũng nên tìm hiểu về các kiểu biếng ăn của trẻ, bao gồm:

  • Biếng ăn sinh lý thường xảy ra song song với những biến đổi về thể chất của trẻ trong từng giai đoạn phát triển cụ thể, chẳng hạn như tập bò, mọc răng, tập đi, tập nói,... Tình trạng biếng ăn sinh lý có thể kéo dài trong khoảng 1 đến 2 tuần và có thể gây nên biếng ăn tạm thời ở trẻ. Một số trẻ có thể thiếu vi chất dinh dưỡng, chẳng hạn như kẽm cũng gây nên tình trạng biếng ăn. Nếu thiếu vi chất dinh dưỡng, trẻ còn gặp tình trạng mệt mỏi, chán ăn, thức ăn chuyển hoá trong cơ thể giảm sút khiến cho hệ tiêu hoá của trẻ hoạt động kém chất lượng, từ đó kéo theo tình trạng hệ miễn dịch cũng bị suy giảm.
  • Biếng ăn tâm lý biểu hiện bằng thái độ không hợp tác của trẻ như quấy khóc, từ chối thức ăn... Nếu tình trạng biếng ăn tâm lý kéo dài có thể khiến trẻ ăn không ngon, chậm tăng cân cũng như chậm phát triển chiều cao ở trẻ. Biếng ăn tâm lý thường gặp trong các trường hợp như trẻ bị ép ăn khiến cho trẻ cảm thấy không thoải mái trong việc ăn uống, dẫn đến chiều hướng phản ứng lại với bữa ăn hoặc trẻ luôn cảm thấy sợ hãi mỗi khi bước vào bữa ăn. Một số trường hợp cha mẹ cho trẻ ăn vặt nhiều khiến cho dạ dày của trẻ được lấp đầy trước bữa chính, khiến trẻ dễ dàng mất cảm giác đói và thèm ăn.
  • Biếng ăn bệnh lý được xếp vào nhóm bệnh nghiêm trọng xảy ra đối với trẻ từ những tác động của bệnh lý thường gặp ở trẻ như viêm phổi, rối loạn tiêu hoá, viêm họng, viêm amidan....

Bên cạnh thịt lợn chứa kẽm cao thì cũng có nhiều loại thực phẩm có hàm lượng này như hàu, sò, thịt bò, đậu đỗ... và tất cả những thực phẩm này đều rất dễ dàng chế biến, tạo thành các món ăn hấp dẫn cho trẻ.

Ngoài ra trong một số trường hợp cụ thể thì bổ sung kẽm rất cần thiết để đảm bảo nhu cầu đáp ứng của cơ thể. Một số giải pháp giúp phòng ngừa thiếu kẽm ở trẻ bao gồm:

Đạm là chất dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong số 50 dưỡng chất cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển của trẻ. Theo chuyên gia dinh dưỡng Anh Nguyễn, hiện làm việc tại bệnh viện Hoàng gia Worcester [Anh], chuyên gia dinh dưỡng của Bộ Y tế Anh, nhiều phụ huynh chưa hiểu hết tầm quan trọng của đạm đối với sự phát triển của trẻ. Nguồn đạm như thế nào là tốt? Cần cung cấp bao nhiêu theo nhu cầu khuyến nghị? Nhu cầu đạm của trẻ theo từng lứa tuổi như thế nào là hợp lý?

 

Xem thêm: 3 chất dinh dưỡng không thể thiếu vì có ảnh hưởng đến trí thông minh của trẻ

Nhu cầu đạm ở từng lứa tuổi

Đạm là dưỡng chất quan trọng trong 1.000 ngày đầu đời, cung cấp năng lượng, cấu tạo nên các tế bào, mô… giúp bé phát triển thể chất, kích thước cơ thể, quá trình phát triển trí não. Dưỡng chất này là thành phần cấu tạo nên các kháng thể để cơ thể chống lại yếu tố gây bệnh. Đồng thời tăng cường đáp ứng miễn dịch của trẻ, tăng sức đề kháng, hình thành nên các loại enzym và chất xúc tác sinh học giúp tiêu hóa và hấp thu tốt.

 

Nhu cầu đạm của trẻ ở các giai đoạn sẽ khác nhau. Mẹ cần điều chỉnh hàm lượng đạm trong bữa ăn hàng ngày để trẻ đảm bảo hấp thu đầy đủ, không thiếu, không thừa. Ví dụ, nhu cầu đạm của trẻ mầm non 3-5 tuổi là 25gam mỗi ngày theo nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị của Viện Dinh dưỡng Quốc gia Việt Nam. Lượng đạm này tương đương với 138,9 gam thịt bò hoặc 131,6 gam thịt lợn; 147,1 gam cá chép; 156,3 gam trứng gà, 100-119 gam đậu [đỗ].

 

Nhóm tuổi

Tỷ lệ % năng lượng từ protein

Nhu cầu khuyến nghị Protein [RDA,g/ngày] NPU=70%

Yêu cầu tỷ lệ protein động vật/protein tổng số[%]

Nam

Nữ

[g/kg/ngày][g/ngày][g/kg/ngày][g/ngày]

0-5tháng

1,86

11

1,86

11

100

6-8 tháng

13-20

2,22

18

2,22

18

>= 70

9-11 tháng

13-20

2,22

20

2,22

20

>= 70

1-2 tuổi

13-20

1,63

20

1,63

19

>=60

3-5 tuổi

13-20

1,55

25

1,55

25

>=60

6-7 tuổi

13-20

1,43

33

1,43

32

>=50

8-9 tuổi

13-20

1,43

40

1,43

40

>=35

10-11 tuổi

13-20

1,43

50

1,39

48

>=35

12-14 tuổi

13-20

1,37

65

1,30

60

>=35

Không phải đạm nào cũng giống nhau

Đạm chiếm khoảng 10-15% tổng năng lượng khẩu phần ăn hàng ngày. Những thực phẩm có chứa đạm như thịt, cá, trứng, sữa, tôm, cua, đậu xanh, đậu đen, đậu đỏ, đậu nành, tàu hũ… Tỷ lệ cân đối giữa đạm động vật [từ động vật và sản phẩm của động vật như trứng, sữa, phô mai] và đạm thực vật [từ rau, củ, quả, hạt] trẻ em từ 3-5 tuổi cần ăn vào hàng ngày là 60/40.

 

Không phải loại đạm nào cũng giống nhau. Đạm từ các nguồn khác nhau sẽ có hàm lượng, chất lượng khác nhau. Ví dụ: đạm sữa bò khác với đạm sữa mẹ về hàm lượng và chất lượng như tỷ lệ đạm whey, casein, thành phần các axit amin.

 

Đạm từ các nguồn khác nhau sẽ có hàm lượng, chất lượng khác nhau.

Các mẹ thường cho con uống sữa có hàm lượng đạm cao để tăng cân nhanh. Tuy nhiên, nếu trẻ hấp thu lượng đạm quá cao trong giai đoạn nhũ nhi sẽ có nguy cơ thừa cân, béo phì. Trẻ ăn quá nhiều đạm trong giai đoạn sơ sinh sẽ gây tác động tiêu cực đến sự phát triển của trẻ như gây áp lực cho thận, làm thay đổi hệ vi sinh đường ruột dẫn đến tiêu hóa kém, tăng trưởng nhanh quá mức. Ngoài ra, khẩu phần đạm dư thừa trong các giai đoạn phát triển quan trọng cũng liên quan đến việc tăng tỷ lệ suy giảm trí tuệ sau này. Đồng thời tăng tần suất mắc bệnh đái tháo đường và có thể ảnh hưởng lâu dài lên chức năng thận.

Nguồn cung cấp đạm có lợi

Trong 6 tháng đầu đời, bé cần được bú mẹ hoàn toàn để đảm bảo hấp thu hàm lượng và chất lượng đạm phù hợp với nhu cầu, cũng như nhận được kháng thể từ mẹ.

Chủ Đề