1000 yên nhật bao nhiêu tiền việt nam

Đơn vị tiền tệ sen và đơn vị tiền tệ Yên đều là đơn vị tiền tệ được sử dụng tại Nhật Bản và được lưu hành sử dụng trong các hoạt động thường ngày tại đất nước Nhật Bản. Sen không phải đơn vị tiền tệ chính thức mà yên mới là đơn vị tiền tệ chính thức được sử dụng tại Nhật bạn. và theo số lượng tiền tệ quy đổi thì một sen Nhật sẽ có giá trị bằng 1000 yên. Ngày nay, Ở Nhật Bản có hai loại tiền là tiền giấy và tiền xu có các mệnh giá khác nhau; ví dụ: tiền giấy thì sẽ sử dụng 1 yên, 5 yên, 10 yên, 50 yên, 100 yên và 500 yên; còn tiền xu thì được sử dụng với mệnh giá 1000 yên, 2000 yên, 5000 yên và 10.000 yên. 

Bởi mệnh giá sen Nhật Bản được tính dựa trên tỷ giá của đồng yên trên thị trường vì thế giảm một sen sẽ tương đương với 1000 yên khi đổi sang tiền Việt. Như vậy, 1 yên Nhật sẽ bằng 208,72 Việt Nam đồng. 

=> 1 sen Nhật = 1000 yên = ~ 208,72 Đồng Việt Nam.

Như vậy, với những đồng sen lớn hơn thì có thể nhận theo giá trị hiện tại để biết được trị giá của nó được sử dụng tại Việt Nam tương đương như thế nào. 

Tại Việt Nam, Đồng Việt Nam là tiền được xem là một trong các loại tài sản của công dân theo quy định tại Điều 105 Bộ luật Dân sự năm 2015. Tại hiến pháp năm 2013 cũng có quy định về đơn vị tiền tệ quốc gia là đồng Việt Nam; nhà nước bảo đảm ổn định giá trị đồng tiền quốc gia. Theo Luật ngân hàng nhà nước Việt Nam năm 2010 thì đơn vị tiền của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là "Đồng"; ký hiệu quốc gia là "đ"; ký hiệu quốc tế là  "VNĐ"; 1 đồng sẽ bằng 10 hào và một hào sẽ bằng 10 xu. Pháp luật Việt Nam cũng có quy định bê tìm mẫu và tiền lưu niệm của ngân hàng nhà nước Việt Nam: Tiền mẫu là tiền giấy, tiền kim loại do ngân hàng nhà nước phát hành và có đầy đủ các tiêu chuẩn kĩ thuật, chất lượng như các loại tiền được ngân hàng nhà nước công bố lưu hành. Tìm mẫu thường được dùng làm chuẩn để đối chứng trong nghiệp vụ phát hành tiền và được sử dụng cho mục đích nghiên cứu, bảo tàng, giới thiệu, sưu tầm, lưu niệm và không có giá trị làm phương tiện thanh toán trong lưu thông. Còn tiền lưu niệm là đồng tiền tượng trưng không có giá trị làm phương tiện thanh toán và được phát hành cho mục đích sưu tập và lưu niệm. 

Pháp luật Việt Nam quy định về những hành vi bị nghiêm cấm trong việc bảo vệ đồng tiền Việt Nam: làm tiền giả, vận chuyển, tàng trữ, lưu hành, mua, bán tiền giả; hủy hoại tiền Việt Nam bằng bất kỳ hình thức nào; Sao chụp tiền Việt Nam với bất kỳ mục đích nào không có sự chấp thuận trước bằng văn bản của ngân hàng nhà nước; từ chối nhận, lưu hành đồng tiền do ngân hàng nhà nước phát hành trong lãnh thổ Việt Nam. Đây được xem là những hành vi bị cấm. Tại Điều 31 Nghị định số 88/2019 quy định về mức xử phạt hành vi vi phạm quy định về bảo vệ tiền Việt Nam:

Điều 31. Vi phạm quy định về bảo vệ tiền Việt Nam

1. Phạt cảnh cáo đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a] Không thông báo kịp thời cho cơ quan có thẩm quyền khi phát hiện tiền giả loại mới;

b] Không thông báo kịp thời cho cơ quan có thẩm quyền khi phát hiện có dấu hiệu tàng trữ, lưu hành, vận chuyển tiền giả;

c] Bố trí cán bộ làm công tác kiểm ngân, thủ quỹ hoặc giao dịch viên chưa qua đào tạo, tập huấn về kỹ năng nhận biết tiền thật, tiền giả;

d] Không giao nộp tiền giả theo quy định của pháp luật.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a] Phát hiện tiền giả nhưng không thu giữ;

b] Phát hiện tiền nghi giả nhưng không tạm giữ;

c] Không lập biên bản hoặc thu giữ tiền giả, không đóng dấu, bấm lỗ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về xử lý tiền giả, tiền nghi giả khi thu giữ tiền giả hoặc tạm giữ tiền nghi giả.

3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi phá hoại, hủy hoại tiền Việt Nam trái pháp luật.

4. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi sao chụp, in ấn, sử dụng bố cục, một phần hoặc toàn bộ hình ảnh, chi tiết, hoa văn của tiền Việt Nam không đúng quy định của pháp luật

5. Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu toàn bộ tang vật, phương tiện thực hiện hành vi vi phạm tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này, giao cơ quan có thẩm quyền xử lý.

6. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a] Buộc đóng dấu, bấm lỗ tiền giả theo đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước về xử lý tiền giả, tiền nghi giả đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 2 Điều này;

b] Buộc tiêu hủy toàn bộ tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này;

c] Buộc nộp vào ngân sách nhà nước số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này.

Và mức phạt tiền trên sẽ áp dụng đối với cá nhân; trường hợp nào tổ chức thì sẽ gấp hai lần mức phạt đối với cá nhân. 

 

2. Có được mang tiền Nhật Bản về Việt Nam hay không?

Căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều 2 Thông  tư 15/2011/TT-NHNN quy định về mức ngoại tệ tiền mặt, Đồng Việt Nam tiền mặt phải khai báo hải quan cửa khẩu khi xuất cảnh hay nhập cảnh, cụ thể như sau:

Điều 2. Mức ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt phải khai báo Hải quan cửa khẩu khi xuất cảnh, nhập cảnh

1. Cá nhân khi xuất cảnh, nhập cảnh qua các cửa khẩu quốc tế của Việt Nam bằng hộ chiếu mang theo ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt trên mức quy định dưới đây phải khai báo Hải quan cửa khẩu:

a] 5.000 USD [Năm nghìn Đôla Mỹ] hoặc các loại ngoại tệ khác có giá trị tương đương;

b] 15.000.000 VNĐ [Mười lăm triệu đồng Việt Nam].

Trong trường hợp cá nhân nhập cảnh mang theo ngoại tệ tiền bằng giá trị hoặc thấp hơn mức 5.000 USD hoặc các loại ngoại tệ khác có giá trị tương đương và có nhu cầu gửi số tiền ngoại tệ tiền mặt này vào tài khoản thanh toán bằng ngoại tệ của cá nhân mở tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được phép hoạt động ngoại hối gọi chung là tổ chức tín dụng được tiếp thì cũng phải khai báo hải quan cửa khẩu. Tờ khai nhập cảnh, xuất cảnh có xác nhận của hải quan cửa khẩu về số ngoại tệ tiền mặt mang vào là cơ sở để tổ chức tín dụng được Cho phép gửi ngoại tệ tiền mặt vào tài khoản thanh toán. trường hợp cá nhân nhập cảnh mang theo ngoại tệ tiền mặt có nhu cầu gửi số ngoại tệ này vào tài khoản thanh toán bằng ngoại tệ của cá nhân mở tại tổ chức tín dụng được phép thực hiện theo quy định tại Điều 4 Thông tư số 15/2011/TT-NHNN vì gửi ngoại tệ tiền mặt vào tài khoản thanh toán bằng ngoại tệ của cá nhân. Cá nhân xuất trình cho tổ chức tín dụng được phép từ khai nhập cảnh - xuất cảnh có xác nhận của hải quan cửa khẩu về xuống ngoại tệ tiền mặt mang vào. Khi thực hiện giao dịch cho khách hàng, tổ chức tín dụng được phép đóng dấu xác nhận số ngoại tệ đã nộp vào tài khoản thanh toán bằng ngoại tệ trên bản chính tờ khai nhập cảnh - xuất cảnh và đồng thời lưu giữ 01 bản sao tờ khai. 

 

3. Ở Việt Nam đổi tiền sen Nhật ở tại đâu? 

Ở Việt Nam, sen Nhật sẽ được đổi tại các địa điểm mà pháp luật cho phép cụ thể;

- Có thể đổi tại ngân hàng: nếu muốn đổi tiền sinh nhật sang tiền Việt Nam đồng thì nơi uy tín nhất và được pháp luật bảo vệ cũng như cho phép là ngân hàng. Quý khách chỉ cần cung cấp những giấy tờ cần thiết để chứng minh là đổi tiền hợp pháp thì ngân hàng sẽ tiến hành đổi tiền theo đúng yêu cầu của quý khách hàng;

- Có thể đổi tiền tại các tiệm vàng: khi đến Việt Nam thì nhiều người chọn các tiệm vàng là nơi để tiết kiệm thời gian và sẽ còn phải thực hiện những thủ tục cũng như các tài liệu giấy tờ phức tạp. Nhưng khi đổi ngoại tệ tại các tiệm vàng thì sẽ chứa nhiều các rủi ro về tính hợp pháp và pháp luật cũng như là cân bằng tỷ giá với thị trường;

- Quý khách cũng có thể đổi thay những ngân hàng chuyển đổi tiền Nhật.

Khi tiến hành đổi sen Nhật sang tiền Việt Nam đồng thì sẽ phải mất một số khoản phí chuyển đổi ngoại tệ nhất định. Mức phí này sẽ được tính tùy theo quy định của từng khu vực hay địa điểm mà quý khách thực hiện đổi tiền và số tiền mà quý khách sẽ quy đổi sang đồng Việt Nam. Khi tiến hành đổi tiền tại ngân hàng thì sẽ có mức biểu phí được niêm yết; ngân hàng cũng là nơi hỗ trợ khách hàng đổi tiền ngoại tệ vì mức phí thấp nhất chỉ dao động từ 1% - 2% trên số tiền muốn đổi. 

Trên đây là tư vấn của Luật Minh Khuê muốn gửi tới quý khách hàng. Nếu quý khách hàng có bất kỳ vướng mắc hay câu hỏi pháp lý khác thì vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến qua số hotline: 1900.6162 để được hỗ trợ và giải đáp thắc mắc kịp thời. Xin trân trọng cảm ơn sự hợp tác của quý khách hàng! 

Chủ Đề