A. hoạt động thực hành - bài 116 : em ôn lại những gì đã học

Đoạn đường AB dài 279km. Lúc 7 giờ, một ô tô chở hàng đi từ A với vận tốc 45km/giờ. Đến 8 giờ một ô tô du lịch cũng đi từ A với vận tốc 60km/giờ và đi cùng chiều với ô tô chở hàng. Hỏi đến mấy giờ ô tô du lịch đuổi kịp ô tô chở hàng ?
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
  • Câu 1
  • Câu 2
  • Câu 3
  • Câu 4
  • Câu 5
  • Câu 6
  • Câu 7
  • Câu 8
  • Câu 9
  • Câu 10

Câu 1

Xếp nhanh các thẻ dưới đây thành phép tính đúng.

Phương pháp giải:

Nhẩm tính giá trị các phép tính ra nháp rồi xếp các thẻ đã cho thành phép tính đúng.

Lời giải chi tiết:

Ví dụ :

Ngoài những phép tính trên còn có nhiều các phép tính khác, các em tự tìm tiếp nhé.

Câu 2

Tính :

a] \[85793 36841 + 3836 \]

b]\[\dfrac{{84}}{{100}} - \dfrac{{29}}{{100}} + \dfrac{{30}}{{100}}\]

c] \[325,97 + 86,54 + 103,46\]

Phương pháp giải:

Biểu thức chỉ có phép cộng và phép trừ thì ta tính lần lượt từ trái sang phải.

Lời giải chi tiết:

Câu 3

Tìm\[x\] :

\[a]\;x+ 28 = 4,72 + 2,28\] \[b]\;x 7,2 = 3,9 + 2,7\]

Phương pháp giải:

- Tính giá trị vế phải.

- Tìm \[x\] dựa vào các quy tắc đã học:

+ Muốn tìm số hạng chưa biết ta lấy tổng trừ đi số hạng đã biết.

+ Muốn tìm số bị trừ ta lấy hiệu cộng với số trừ.

Lời giải chi tiết:

Câu 4

Một mảnh đất hình thang có đáy bé là 150m, đáy lớn bằng\[\dfrac{5}{3}\]đáy bé, chiều cao bằng\[\dfrac{2}{5}\] đáy lớn. Hỏi diện tích mảnh đất bằng bao nhiêu mét vuông, bao nhiêu héc-ta ?

Phương pháp giải:

- Tính đáy lớn = đáy bé× \[\dfrac{5}{3}\].

- Tính chiều cao = đáy lớn× \[\dfrac{2}{5}\].

- Tính diện tích = [đáy lớn \[+\] đáy bé] × chiều cao \[:2\].

- Đổi số đo diện tích sang đơn vị héc-ta, lưu ý rằng \[1ha =10000m^2\].

Lời giải chi tiết:

Đáy lớn của mảnh đất hình thang là :

150 × \[\dfrac{5}{3}\] = 250 [m]

Chiều cao của mảnh đất hình thang là :

250 × \[\dfrac{2}{5}\] = 100 [m]

Diện tích mảnh đất hình thang là :

[150 + 250] × 100 : 2 = 20000[m2]

20 000m2= 2ha

Đáp số : 20 000m2; 2ha.

Câu 5

Đoạn đường AB dài 279km. Lúc 7 giờ, một ô tô chở hàng đi từ A với vận tốc 45km/giờ. Đến 8 giờ một ô tô du lịch cũng đi từ A với vận tốc 60km/giờ và đi cùng chiều với ô tô chở hàng. Hỏi đến mấy giờ ô tô du lịch đuổi kịp ô tô chở hàng ?

Phương pháp giải:

Hai xe chuyển động cùng chiều và xuất phát không cùng lúc. Để giải bài toán này ta có thể làm như sau:

Bước 1: Tính thời gian ô tô chở hàngchở hàng đi trước ô tô du lịch : 8 giờ7 giờ = 1 giờ.

Bước 2: Tính số ki-lô-mét ô tô chở hàngđi trước ô tô du lịch[chính là quãng đường ô tô chở hàng đi được trong 1 giờ].

Bước 3: Tính số ki-lô-mét mà mỗi giờ ô tô du lịch gần ô tô chở hàng.

Bước 4: Tính thời gian đi để ô tô du lịch đuổi kịp ô tô chở hàng =số ki-lô-mét ô tô chở hàngđi trước ô tô du lịch\[:\]số ki-lô-mét mà mỗi giờ ô tô du lịch gần ô tôchở hàng.

Bước 5: Thời gian lúc ô tô du lịch đuổi kịp ô tôchở hàng = thời gian lúc ô tô du lịch xuất phát + thời gian đi để ô tô du lịch đuổi kịp ô tôchở hàng.

Lời giải chi tiết:

Ô tô chở hàng đi trước ô tô du lịch số giờ là :

8 giờ 7 giờ = 1 giờ

Sau 1 giờ, ô tô chở hàng đi được số ki-lô-mét là :

45 × 1 = 45 [km]

Sau mỗi giờ ô tô du lịch gần ô tô chở hàng số ki-lô-mét là :

60 45 = 15 [km]

Thời gian để ô tô du lịch đuổi kịp ô tô chở hàng là :

45 : 15 = 3 [giờ]

Ô tô du lịch đuổi kịp ô tô chở hàng lúc :

8 giờ + 3 giờ = 11 giờ

Đáp số: 11 giờ.

Câu 6

Tìm\[x\] : \[\dfrac{4}{x} = \dfrac{1}{5}\]

Phương pháp giải:

Áp dụng tính chất cơ bản của phân số: Nếu nhân cả tử số và mẫu số của một phân số với cùng một số tự nhiên khác \[0\] thì được một phân số bằng phân số đã cho.

Lời giải chi tiết:

Ta có: \[\dfrac{1}{5}= \dfrac{1 \times 4}{5 \times 4} = \dfrac{4}{20}\]

Do đó: \[\dfrac{4}{x}= \dfrac{4}{20}\].

Suy ra: \[x = 20\] [Hai phân số bằng nhau có tử số bằng nhau thì mẫu số cũng bằng nhau].

Câu 7

Tính :

Phương pháp giải:

- Đặt tính rồi tính theo các quy tắc đã học về phép nhân hoặc phép chia số thập phân.

- Muốn nhân hai phân số ta lấy tử số nhân với tử số, mẫu số nhân với mẫu số.

- Muốn chia hai phân số ta lấy phân số thứ nhất nhân với phân số thứ hai đảo ngược.

Lời giải chi tiết:

Câu 8

Tìm \[x\] :

Phương pháp giải:

Áp dụng các quy tắc:

- Muốn tìm thừa số chưa biết ta lấy tích chia cho thừa số đã biết.

- Muốn tìm số bị chia ta lấy thương nhân với số chia.

- Muốn tìm số chia ta lấy số bị chia chia cho thương.

Lời giải chi tiết:

Câu 9

Trong ba ngày một cửa hàng bán được 2400kg đường. Ngày thứ nhất bán được 35% số đường đó, ngày thứ hai bán được 40% số đường ban đầu. Hỏi ngày thứ ba bán được bao nhiêu ki-lô-gam đường ?

Phương pháp giải:

- Tìm số đường bán ngày thứ nhất, ngày thứ hai theo quy tắc:

Muốn tìm a% của B ta có thể lấy B chia cho 100 rồi nhân với a hoặc lấy B nhân với a rồi chia cho 100.

-Số đường bán ngày thứ ba = số đường bán trong ba ngày \[-\] số đường bán ngày thứ nhất \[-\] số đường bán ngày thứ hai.

Lời giải chi tiết:

Cách 1:

Cả hai ngày bán được số đường là :

35% + 40% = 75 % [số đường]

Trong hai ngày đầu cửa hàng bán được số ki-lô-gam đường là :

2400 : 100 × 75 = 1800 [kg]

Ngày thứ ba cửa hàng bán được số ki-lô-gam đường là :

2400 1800 = 600 [kg]

Đáp số: 600kg.

Cách 2:

Ngày thứ nhất cửa hàng bán được số ki-lô-gam đường là :

2400 : 100 × 35 = 840 [kg]

Ngày thứ hai cửa hàng bán được số ki-lô-gam đường là :

2400 : 100 × 40 = 960 [kg]

Ngày thứ ba cửa hàng bán được số ki-lô-gam đường là :

2400 [960 + 840] = 600 [kg]

Đáp số: 600kg.

Câu 10

Một cửa hàng bán hoa quả thu được 1 800 000 đồng. Tính ra số tiền lãi bằng 20% tiền vốn. Hỏi tiền vốn để mua số hoa quả đó là bao nhiêu đồng ?

Phương pháp giải:

Áp dụng công thức: tiền bán = tiến vốn + tiền lãi.

Lời giải chi tiết:

Coi số tiền vốn để mua số hoa quả đó là 100%.

Tiền bán hoa quả chiếm số phần trăm so với tiền vốn là :

100% + 20% = 120% tiền vốn

Số tiền vốn để mua số hoa quả đó là :

1 800 000 : 120 × 100 = 1 500 000 [đồng]

Đáp số: 1 500 000 đồng.

Video liên quan

Chủ Đề