Afc cup 2011 tổ chức ở đâu

Lịch thi đấu lượt trận đầu tiên: 

Ngày Giờ Trận Bảng 
08/06 11:30  Philippines vs Yemen B
08/06 16:00 Palestine vs Mông Cổ B
08/06 16:15  Bahrain vs Bangladesh E
08/06 17:30 Tajikistan vs Myanmar F
08/06 18:30 Hồng Kông vs Afghanistan D
08/06 19:00 Thái Lan vs Maldives C
08/06 20:00 Turkmenistan vs Malaysia E
08/06 22:00 Kyrgyzstan vs Singapore F
08/06 22:00  Ấn Độ vs Campuchia D
08/06 22:30 Uzbekistan vs Sri Lanka C
08/06 23:15 Kuwait vs Indonesia A
09/06 02:15 Jordan vs Nepal A

Lịch thi đấu lượt trận thứ 2:

Ngày Giờ Trận Bảng 
11/06 11:30  Mông Cổ vs Philippines B
11/06 16:00 Yemen vs Palestine B
11/06 16:15  Bangladesh vs Turkmenistan E
11/06 17:30 Singapore vs Tajikistan F
11/06 18:30 Campuchia vs Hồng Kông D
11/06 19:00 Sri Lanka vs Thái Lan C
11/06 20:00 Malaysia vs Bahrain E
11/06 22:00 Afghanistan vs Ấn Độ F
11/06 22:00  Myanmar vs Kyrgyzstan D
11/06 22:30 Maldives vs Uzbekistan C
11/06 23:15 Nepal vs Kuwait  A
12/06 02:15 Indonesiea vs Jordan A

Lịch thi đấu lượt trận thứ 3: 

Ngày Giờ Trận Bảng 
14/06 11:30  Palestine vs Philippines B
14/06 16:00 Yemen vs Mông Cổ B
14/06 16:15  Bahrain vs Turkmenistan E
14/06 17:30 Myanmar vs Singapore F
14/06 18:30 Afghanistan vs Campuchia D
14/06 19:00 Maldives vs Sri Lanka C
14/06 20:00 Malaysia vs Bangladesh E
14/06 22:00 Kyrgyzstan vs Tajikistan F
14/06 22:00  Ấn Độ vs Hồng Kông D
14/06 22:30 Uzbekistan vs Thái Lan C
14/06 23:15 Jordan vs Kuwait A
15/06 02:15 Indonesia vs Nepal  A

Kết quả chia bảng Vòng loại Asian Cup 2023:

Bảng A: Jordan, Kuwait [chủ nhà], Indonesia và Nepal.Bảng B: Mông Cổ [chủ nhà], Philippines, Palestine và Yemen.Bảng C: Uzbekistan [chủ nhà], Thái Lan, Maldives và Sri Lanka.Bảng D: Ấn Độ [chủ nhà], Afghanistan, Campuchia và Hong Kong.Bảng E: Malaysia [chủ nhà], Bahrain, Turkmenistan và Bangladesh.

Bảng F: Kyrgyzstan [chủ nhà], Singapore, Myanmar và Tajikistan.

Các đội bóng sẽ được chia thành 6 bảng đấu, thi đấu vòng tròn một lượt tính điểm. Các đội nhất bảng và 5 đội nhì bảng có thành tích tốt nhất sẽ giành vé vào VCK Asian Cup 2023.

Bảng A có sự góp mặt của Jordan, Kuwait [chủ nhà], Indonesia và Nepal. Các trận đấu của bảng B được tổ chức tại nước chủ nhà Mông Cổ, với sự tham gia của Philippines, Palestine và Yemen.

3 đội tuyển Thái Lan, Maldives và Sri Lanka sẽ tới Uzbekistan để thi đấu bảng C. Ấn Độ là nước chủ nhà bảng D, với sự tham gia của Afghanistan, Campuchia và Hong Kong.

Malaysia sẽ tổ chức các trận đấu ở bảng E. Họ sẽ đối đầu với Bahrain, Turkmenistan và Bangladesh. Cuối cùng, Singapore, Myanmar và Tajikistan sẽ tới Kyrgyzstan để thi đấu ở bảng F.

Thiên Bình

Lịch thi đấu vòng chung kết U23 châu Á 2022 - Cung cấp lịch thi đấu vòng chung kết U23 châu Á 2022 có sự góp mặt của U23 Việt Nam được tổ chức tại Uzbekistan từ ngày 1-19/6.

Lịch thi đấu của U23 Việt Nam - Cung cấp lịch thi đấu của U23 Việt Nam tại VCK U23 châu Á 2022, diễn ra tại Uzbekistan, từ ngày 1-19/6/2022.

Lịch sử AFF Cup

Giải vô địch bóng đá châu Á [ tiếng Anh : AFC Asian Cup] là giải bóng đá giữa các đội tuyển bóng đá quốc gia châu Á do Liên đoàn Bóng đá châu Á [AFC] tổ chức. Giải lần đầu tiên diễn ra tại Hồng Kông năm 1956 với 4 đội tuyển và nhà vô địch đầu tiên là Hàn Quốc . Tính đến nay, Iran , Ả Rập SaudiNhật Bản là các đội tuyển nhiều lần vô địch nhất với 3 lần mỗi đội.

Giải vô địch bóng đá châu Á bắt đầu được tổ chức từ năm 1956, và diễn ra 4 năm một lần. Đến năm 2004, do chu kỳ của giải trùng với Thế vận hội mùa Hè và giải vô địch bóng đá châu Âu [vào các năm chẵn như 2004, 2008, 2012 v.v], LĐBĐ châu Á quyết định thay đổi.

Sau năm 2004, AFC Cup tiếp theo diễn ra vào năm 2007. Đó là lần đầu tiên giải có 4 quốc gia cùng đăng cai [đều ở Đông Nam Á] là Việt Nam, Indonesia, Thái Lan và Malaysia, và cũng là năm đầu tiên, Australia tham dự với tư cách là thành viên của LĐBĐ châu Á [trước đây, đội tuyển này thuộc LĐBĐ châu Đại dương]. Đội giành chức vô địch AFC Cup nghiễm nhiên giành quyền tham dự Cúp thế giới các CLB.

Cho đến nay tại châu Á Hàn Quốc là đội tham dự nhiều kỳ World Cup nhất [8 kỳ], các CLB của họ cũng thống trị Asian Champions League [9 danh hiệu].

Giải vô địch bóng đá châu Á năm 2011Giải vô địch bóng đá châu Á lần thứ 15, được Qatar đăng cai tổ chức vào tháng 1 năm 2011 . Đây là lần thứ hai Qatar là chủ nhà Cúp bóng đá châu Á, sau lần đầu tiên năm 1988 .

Những nước ứng cử xin đăng cai Cúp bóng đá châu Á 2011 gồm: Qatar , Ấn ĐộIran . Qatar chính thức nộp hồ sơ xin ứng cử cho chức chủ nhà vào ngày 19 tháng 7 năm 2007 . Tuy nhiên, do Ấn Độ rút lui và Iran nộp đơn muộn nên Qatar trở thành ứng cử viên chủ nhà duy nhất. Ngoài ra, Úc sau đó cũng xin ứng cử nhưng đã quá hạn nộp đơn. Liên đoàn bóng đá châu Á công bố chọn Qatar làm quốc gia đăng cai giải đấu vào ngày 29 tháng 7 năm 2007 trong khi trận chung kết Cúp bóng đá châu Á 2007 đang diễn ra. Vì vùng Tây Á rất nóng vào mùa hè nên vòng Chung kết Asian Cup 2011 được quyết định tổ chức vào tháng 1 năm 2011 . AFC cũng thông báo quyền đăng cai Cúp bóng đá châu Á 2015 đã trao cho quốc gia Đông Nam ÁÚc .

Năm

Chủ nhà

Vô địch

1956

Hong Kong

South Korea

1960

South Korea

South Korea

1964

Israel

Israel

1968

Iran

Iran

1972

Thailand

Iran

1976

Iran

Iran

1980

Kuwait

Kuwait

1984

Singapore

Saudi Arabia

1988

Qatar

Saudi Arabia

1992

Japan

Japan

1996

UAE

Saudi Arabia

2000

Lebanon

Japan

2004

China

Japan

2007

Indonesia Malaysia Thailand

Vietnam

Iraq

Bóng đá Việt Nam tại ASIAN Cup 2011

Giấc mơ Qatar 2011 của bóng đá Việt Nam chính thức khép lại bằng một trận thua ngay tại Mỹ Đình trước đối thủ mạnh Trung Quốc với tỷ số 1-2.

Qua 6 trận đấu của vòng loại, rõ ràng chúng ta còn quá nhiều điều phải học hỏi và rút kinh nghiệm nếu như muốn giấc mơ vươn tầm châu lục không còn mãi xa vời.5 điểm sau 6 vòng đấu, một lần duy nhất giành chiến thắng [trước Lebanon], hai kết quả hòa và ba trận thua. Mỗi một kết quả dù mang nhiều những cảm xúc khác nhau nhưng lần nào cũng khiến chúng ta nhận ra nhiều điều bổ ích.

Một cảm nhận chung của những người quan tâm tới bóng đá nước nhà sau khi kết thúc vòng loại Asian Cup 2011 là có chút gì đó tiếc nuối, bởi dường như trình độ của chúng ta vào thời điểm hiện tại có thể không cho phép giành ngay được tấm vé tiến vào VCK nhưng ít ra cũng thu được một vài kết quả khả quan hơn.

Bước vào vòng đấu loại với tâm lý hưng phấn sau khi giành chức vô địch Đông Nam Á, chúng ta đè bẹp Lebanon trên sân Mỹ Đình để mở ra rất nhiều giấc mơ tươi đẹp. Nhưng rồi thái độ tiếp cận trận đấu thứ hai khi đến làm khách ở Hàng Châu khiến cơ hội đi tiếp của chúng ta hẹp đi quá nhiều bằng một thất bại tới 1-6 đầy bạc nhược. Đối thủ rõ ràng là mạnh nhưng cách chúng ta nhận thua và chịu thua là điều khó có thể chấp nhận.

Rồi cánh cửa đi tiếp khép thêm một chút nữa ở phút 90 2 đầy định mệnh trên sân Mỹ Đình trong trận gặp Syria . Trận thua ấy khiến cho đoàn quân của ông Calisto gần như đánh mất hoàn toàn mọi khả năng giành vé của mình. Cách biệt mong manh 0-1 ngày hôm ấy có thể đã khác nếu như chúng ta có được sự tập trung đến tận những giây phút cuối cùng. Chỉ một kết quả hòa thôi thì cục diện của cuộc đua đã đổi khác.

Sau đó ít ngày, thêm một lần nữa cơ hội để tận hưởng cảm giác chiến thắng và vớt vát chút hy vọng lại vụt bay theo cú sút vọt xà ngay trước khung thành trống của Quang Hải khi đội tuyển Việt Nam đến làm khách của Syria. So với trận đấu lượt đi, Việt Nam đã chơi hay hơn, nhiệt hơn và quyết tâm hơn nhờ một loạt các nhân tố trẻ. Nhưng cơ hội và may mắn đã không được tận dụng triệt để. Một kết quả hòa chắc hẳn là điều khiến những ai theo dõi trận đấu ấy cảm thấy tiếc nuối cho đoàn quân của ông Calisto. Nhưng dù sao, hòa với Syria trên sân khách, xét trên thực tế đã là một kết quả thành công.

Đến trận đấu với Lebanon , cũng trên sân khách. Đội tuyển Việt Nam nắm thế chủ động trong tấn công và tạo ra vô số các tình huống ăn bàn. Nhưng khi hàng công chưa kịp tìm thấy niềm vui thì hàng thủ lại mang tới nỗi buồn trong tình huống thiếu tập trung. Những cố gắng sau đó chỉ mang lại bàn gỡ hòa chứ không thể giúp đội tuyển Việt Nam mang 3 điểm trong hành trang trở về quê nhà.

Trận đấu cuối cùng, đọ sức với Trung Quốc chưa bao giờ điều dễ dàng. Đội tuyển Việt Nam thua do trình độ chênh lệch thực sự và không có gì phải hối tiếc nhiều với một kết quả như vậy.

Không thể có mặt tại vòng chung kết Asian Cup 2011 là một phản ánh rõ nét về trình độ của bóng đá Việt Nam tại thời điểm hiện tại. Du đã có nhiều tiến bộ, nhưng bóng đá Việt Nam vẫn trong một đẳng cấp thấp của vùng trũng bóng đá châu Á.

Bóng đá Đông Nam Á tại Asian Cup 2011

Không có đại diện nào tại vòng chung kết Asian Cup 2011, bóng đá Đông Nam Á vẫn chưa thể cải thiện được vị thế của mình trên đấu trường châu lục.

Sau lượt trận cuối cùng của vòng loại Asian Cup 2011 diễn ra, 2 đại diện cuối cùng của bóng đá Đông Nam Á là Thái Lan và Singapore đã không thể giành chiến thắng. Điều đó cũng có nghĩa, ngày hội bóng đá lớn nhất châu lục 2011 tại Qatar sẽ không có sự góp mặt của các đội bóng thuộc khối ASEAN. Và, thêm một lần, điều đó cũng cho thấy bóng đá khu vực Đông Nam Á đúng là vũng trũng của châu Á chứ chưa nói đến thế giới.

Trước khi lượt trận cuối diễn ra, cục diện bảng E rất gay cấn khi Iran đã chính thức đi tiếp [10 điểm], còn cả Thái Lan [6 điểm], Singapore [6 điểm] và Jordan [5 điểm] đều có cơ hội giành tấm vé còn lại nếu có được 3 điểm ở cuộc đọ sức có tính chất quyết định.

Tuy nhiên, hai đại diện cuối cùng của bóng đá Đông Nam Á đã không thể có được điều mình cần khi phải ra về trắng tay. Trong khi đội bóng của xứ sở chùa Vàng chịu thất bại 0-1 khi hành quân đến Iran thì thầy trò HLV Avramovic cũng bị phơi áo với tỷ số 1-2 trên đất Jordan. Như vậy, chiếc vé còn lại thuộc về Jordan .

Trong khi đó, hai đội còn lại của bóng đá khu vực là Malaysia và Indonessia cũng đã sớm nói lời chia tay Asian cup 2011 khi đều xếp cuối cùng ở hai bảng C [0 điểm] và bảng B [3 điểm].

Như vậy, cả 4 đội đồng chủ nhà của Asian Cup 2007 đều lỡ hẹn với ngày hội bóng đá lớn nhất châu lục được tổ chức ở Doha 2011. Đây thật sự là một điều đáng buồn với bóng đá Đông Nam Á.

Vòng Chung kết Asian Cup 2011

Vòng chung kết Giải vô địch bóng đá châu Á 2011 [Asian Cup] diễn ra từ 7 đến 29/1/2011 tại Qatar , với sự tham dự của 16 đội bóng.

Lễ bốc thăm Asian Cup 2011, ngoài suất hạt giống thuộc về chủ nhà Qatar và ĐKVĐ Iraq, 2 suất còn lại thuộc về Á quân Saudi Arabia và Hàn Quốc đoạt HCĐ lần trước.

Bảng A: Qatar , Kuwait , Trung Quốc , Uzbekistan .

Bảng B: Saudi Arabia , Nhật Bản , Jordan , Syria .

Bảng C: Hàn Quốc, Ấn Độ, Australia , Bahrain .

Bảng D: Iraq , CHDCND Triều Tiên, UAE và Iran .

Toàn bộ các trận đấu của Asian Cup 2011 diễn ra trên 5 sân vận động với sức chứa lớn ở hai thành phố: Doha và Al Rayyan. Đáng lưu ý, sân vận động có sức chứa lớn nhất tại Asian Cup 2011 là Khalifa với 50.000 chỗ ngồi [sân vận độngcó sức chứa ít nhất là Jassim Bin Hamad với 17.000 chỗ ngồi]. Sân Khalifa cũng chính là sân vận động được BTC Asian Cup 2011 chọn làm nơi diễn ra trận khai mạc [giữa đội chủ nhà Qatar và đối thủ Uzbekistan] và trận chung kết của giải đấu.

Góp mặt ở Asian Cup 2011 là 16 đội tuyển là các đội vô địch mùa giải trước, đội chủ nhà và các đội đã lọt qua vòng đấu loại.

Tại vòng bảng, các đội thi đấu vòng tròn tính điểm chọn 2 đội đứng đầu vào thi đấu tứ kết. Từ vòng tứ kết, các đội thi đấu theo thể thức loại trực tiếp. Hai đội thắng tại Bán kết sẽ thi đấu trận chung kết.

Trải qua ba tuần thi đấu, cuối cùng 2 đội có lối chơi quyến rũ và có thực lực hùng hậu nhất đã giáp mặt nhau trong trận chung kết Asian Cup diễn ra vào 22 giờ tối thứ bảy 29/1, đó là Úc và Nhật Bản.

Nếu người Nhật vượt qua Hàn Quốc đầy cam go thì tuyển Úc đã có một trận bán kết dễ dàng hơn mong đợi khi đè bẹp Uzbekistan đến 6-0. Đội bóng Trung Á dù trước đó chơi rất chặt chẽ bỗng dưng lúng túng khi đối đầu với Úc. Uzbekistan đã phạm nhiều sai sót trong phòng thủ, liên tục mắc lỗi vị trí khi không áp sát đối phương và để cho các cầu thủ Úc ghi bàn như chỗ không người. Lần lượt 6 bàn thắng do Kewell, Ognenoyski, Carney, Emerton, Valeri và Kruse ghi khá dễ dàng.

Nhật Bản từng 3 lần vô địch Asian Cup vào các năm 1992, 2000 và 2004, và đặc biệt họ chưa từng thất bại trong những lần tranh chung kết. Trong khi Úc đang rất khao khát chiến thắng vì đây mới là lần thứ 2 họ gia nhập vào cộng đồng châu Á và rất muốn khẳng định trước khi trở thành chủ nhà Asian Cup 2015.

Australia với thể hình vượt trội tỏ ra chiếm ưu thế trong các tình huống tranh chấp bóng bổng, đặc biệt nguy hiểm từ các đường tạt bóng từ 2 biên vào trước cầu môn Nhật Bản. Phía bên kia, Nhật Bản cũng tỏ ra khá chắc chắn ở khâu phòng ngự, đặc biệt là thủ môn Kawashima.

Trong hiệp 1, Australia tạo ra được vài tình huống nguy hiểm về phía khung thành thủ môn Kawashima nhưng các pha dứt điểm của Tim Cahill, Harry Kewell đều không thành công.

Bước sang hiệp 2, ở phút 49, Australia suýt có được bàn mở tỷ số. Từ quả tạt bên cánh phải, thủ môn Kawashima đấm bấm hụt để Tim Cahill đệm lòng cận thành, rất may là hậu vệ Nhật Bản kịp lùi về cản phá trước vạch vôi.

Ở phút 72, Kewell có cơ hội rất tốt khi đối mặt với thủ môn Kawashima nhưng anh lại dứt điểm trúng người thủ môn này ra ngoài.

Trong khoảng thời gian còn lại, thế trận trên sân trở nên khá cân bằng khi hai đội chủ động chơi chậm và tổ chức phòng ngự rất chặt chẽ. Đến phút 86, thủ môn Kawashima lại xuất sắc ôm gọn bóng ngay trong chân tiền đạo Kewell ở tình thế đối mặt.

Hiệp 2 kết thúc với tỷ số hòa 0 - 0 và trận đấu phải bước sang thi đấu 2 hiệp phụ. Trong khoảng thời gian này, cả Australia và Nhật Bản chơi ăn miếng trả miếng, liên tục đẩy tốc độ tấn công lên khá cao. Hai đội đã tạo ra một số cơ hội rõ nét về phía cầu môn của nhau.

Đúng vào phút thứ 5 của hiệp phụ thứ 2 [phút 110 của trận đấu], Nhật Bản bất ngờ có được bàn thắng mở tỷ số 1 - 0. Từ quả tạt chính xác bên cánh trái của hậu vệ Nagamoto, tiền đạo Tadanari Lee [thay tiền đạo Meada ở phút 98] tung cú sút vô lê gần vạch 5m50 tung lưới thủ môn Schwarzer.

Chiến tích tại Qatar giúp Nhật Bản trở thành đội bóng giàu truyền thống nhất châu lục với 4 lần vô địch Asian Cup, vượt lên trên Ả rập Xê ut và Iran cùng có 3 lần đăng quang.

Trong khi đó, đây là một kết cục buồn với “thế hệ Vàng” của Australia gồm những tên tuổi như Tim Cahill, Harry Kewell, Mark Schwarzer, Lucas Neill hay Brett Emerton khi họ không thể đăng quang trong kỳ Asian Cup có thể là cuối cùng bởi các ngôi sao trên đều đã ở ngưỡng tuổi 30.

Trước đó, tối 28/1, trong trận tranh giải ba – Asian Cup 20011, Hàn Quốc đã vượt qua Uzbekistan với tỷ số 3-2 để giành tấm HCĐ.

Ngày hội lớn nhất của bóng đá châu Á 2011 đã khép lại thắng lợi với nhiều trận đấu chất lượng, kịch tính.

TH

Video liên quan

Chủ Đề