Âm đoạn là gì

Loading Preview

Sorry, preview is currently unavailable. You can download the paper by clicking the button above.

Âm vị là phân đoạn nhỏ nhất của âm thanh dùng để cấu tạo nên sự phân biệt giữa các cách phát âm.[1] Do đó, âm vị là một nhóm các âm thanh với sự khác biệt tương đối nhỏ cùng đảm nhận một chức năng ý nghĩa tùy theo người nói và phương ngữ. Ví dụ, mặc dù hầu hết người bản ngữ không nhận ra, trong đa số các ngôn ngữ, k trong mỗi từ được phát âm thực sự khác biệt nhau. Ví dụ k trong kit được ký âm [kʰ] và k trong skill được ký âm /k/. Trong một số ngôn ngữ, một ký tự đại diện cho một âm vị, nhưng trong một số ngôn ngữ khác như tiếng Anh, sự tương ứng này ít khi chính xác. Ví dụ trong tiếng Anh ký tự sh đại diện cho /ʃ/, trong khi k và c đều đại diện cho âm /k/ [trong kit và cat].

Trong ngôn ngữ học, các âm vị [thường được thiết lập bằng cách sử dụng các cặp tối thiểu, chẳng hạn như kill vs Kiss hoặc pat vs bat] được viết giữa các dấu gạch chéo, ví dụ: /p/. Để hiển thị phát âm chính xác hơn, các nhà ngôn ngữ học sử dụng dấu ngoặc vuông, ví dụ [pʰ] [biểu thị một p bật hơi].

Trong ngôn ngữ học, có nhiều quan điểm khác nhau về chính xác âm vị là gì và cách phân tích một ngôn ngữ nhất định theo thuật ngữ âm vị [hoặc ngữ âm]. Tuy nhiên, một âm vị thường được coi là sự trừu tượng của một tập hợp [hoặc lớp tương đương] của âm thanh giọng nói [điện thoại] được coi là tương đương với nhau trong một ngôn ngữ nhất định. Ví dụ, trong tiếng Anh, âm k trong bộ từ và kỹ năng không giống nhau [như được mô tả bên dưới], nhưng chúng là các biến thể phân phối của một âm vị / k /. Những âm thanh lời nói khác nhau là sự hiện thực hóa của cùng một âm vị được gọi là allophones. Sự biến đổi allophonic có thể được điều hòa, trong trường hợp một âm vị nhất định được nhận ra là một âm sắc nhất định trong môi trường âm vị học cụ thể, hoặc nó có thể tự do trong trường hợp nó có thể thay đổi ngẫu nhiên. Theo cách này, âm vị thường được coi là tạo thành một biểu diễn cơ bản trừu tượng cho các phân đoạn của từ, trong khi âm thanh lời nói tạo ra nhận thức ngữ âm tương ứng, hoặc hình thức bề mặt.

  1. ^ International Phonetic Association [1999], “Phonetic description and the IPA chart”, Handbook of the International Phonetic Association: a guide to the use of the international phonetic alphabet, Cambridge University Press, ISBN 9780521637510, Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 7 năm 2010, truy cập ngày 2 tháng 10 năm 2010

Bài viết này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.

  • x
  • t
  • s

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Âm_vị&oldid=67984843”

Dưới đây là những mẫu câu có chứa từ "âm đoạn", trong bộ từ điển Từ điển Tiếng Việt. Chúng ta có thể tham khảo những mẫu câu này để đặt câu trong tình huống cần đặt câu với từ âm đoạn, hoặc tham khảo ngữ cảnh sử dụng từ âm đoạn trong bộ từ điển Từ điển Tiếng Việt

1. Phát âm đoạn văn đã chọn hiện tại trong lịch sử

2. Các bài hát dần thay đổi, các âm, đoạn được thêm, thay đổi hoặc bỏ đi.

3. Chúng tôi đã phân tích đoạn ghi âm đoạn nói chuyện của 34 người những người có nguy cơ mắc chứng tâm thần phân liệt cao.

Lê Đình Tư
______________________________

V. Thanh điệu

1. Khái quát

Thanh điệu là một loại âm vị siêu đoạn tính, có tác dụng làm thay đổi ý nghĩa của các đơn vị ngôn ngữ. Thanh điệu được thể hiện cùng với toàn bộ âm tiết, hay đúng hơn là toàn bộ phần thanh tính của âm tiết. Tiếng Việt là một thứ tiếng có khá nhiều thanh điệu: 6 thanh điệu, trong khi có một số ngôn ngữ chỉ có 3 hoặc 4 thanh điệu.

2. Phân loại thanh điệu

Có thể có 4 cách phân loại thanh điệu: xét về cao độ, xét về đường nét âm điệu, xét về sự biến thiên của thanh điệu và xét về động tác nghẽn thanh hầu.
Tuy nhiên, đối với việc phân biệt ý nghĩa của các đơn vị ngôn ngữ, ta chỉ cần ghi nhớ hai tiêu chí đầu. Đó là:

– Tiêu chí cao độ:

Thanh điệu tiếng Việt đối lập nhau ở hai cao độ cơ bản: cao độ cao và cao độ thấp. Đó là sự đối lập về âm vực. Theo tiêu chí này ta phân biệt:

+ thanh điệu cao, tức là những thanh điệu được phát âm ở âm vực cao. Loại này bao gồm các thanh: thanh ngang, thanh sắc, thanh ngã.

+ thanh điệu thấp, tức là những thanh điệu được phát âm ở âm vực thấp. Đó là các thanh: thanh huyền, thanh hỏi, thanh nặng.

– Tiêu chí âm điệu:

Trên mỗi âm vực, các thanh điệu còn khác nhau về quá trình diễn biến của cao độ theo thời gian. Đó là sự khác nhau về đường nét âm điệu. Theo tiêu chí này, ta phân biệt:

+ thanh điệu bằng phẳng [còn gọi là thanh bằng]. Đây là những thanh điệu mà khi thể hiện, đường nét âm điệu diễn biến bằng phẳng, đồng đều từ đầu đến cuối, không có sự lên xuống bất thường. Đó là các thanh: thanh huyền và thanh ngang.

+ thanh điệu không bằng phẳng [cũng còn gọi là thanh trắc]. Đây là những thanh điệu có âm điệu diễn biến phức tạp, khi lên khi xuống, thể hiện ra bằng một đường nét không bằng phẳng: thanh sắc, thanh ngã, thanh hỏi, thanh nặng.

3. Sự thể hiện và sự phân bố của thanh điệu

– Thanh 1: thanh ngang [không được ghi trên chữ viết nên cũng gọi là thanh không dấu], xuất hiện trong tất cả các âm tiết, trừ âm tiết khép. Ví dụ: cây cam, mưa xuân, công ti. Nhưng không thể có các âm tiết như: lach, bat, lac…

– Thanh 2: thanh huyền [ghi bằng dấu huyền [ ]], thấp hơn thanh ngang một bậc. Giống như thanh 1, thanh này có thể xuất hiện trong các âm tiết không phải là âm tiết khép, ví dụ: cà, sàn, bằng, đàm.

– Thanh 3: thanh ngã [ghi bằng dấu ngã [ ]] là thanh điệu thuộc âm vực cao [bắt đầu thấp hơn và kết thúc cao hơn], có thêm động tác nghẽn thanh hầu.
Thanh ngã cũng không thể xuất hiện trong các âm tiết khép. Ví dụ: xã, mãn nhãn, sững sờ.

– Thanh 4: thanh hỏi [ghi bằng dấu hỏi [ ]] là thanh điệu thuộc âm vực thấp. Khi phát âm, điểm bắt đầu và kết thúc thanh điệu đều ở âm vực thấp.
Thanh này xuất hiện trong tất cả các âm tiết không phải là âm tiết khép. Ví dụ: vả lại, hỏi han, cảm cúm, cảng biển, cảnh đẹp.

– Thanh 5: thanh sắc [ghi bằng dấu sắc [ ]] là thanh điệu thuộc âm vực cao. Khi phát âm, điểm xuất phát thấp hơn thanh ngang một chút và điểm kết thúc ở âm vực cao. Ngoài ra, khi kết thúc còn phải có thêm động tác nghẽn thanh hầu.
Thanh này có thể xuất hiện trong tất cả các kiểu âm tiết. Ví dụ: khá lớn, bí quyết, chính thức, sáng sớm.

– Thanh 6: thanh nặng [ghi bằng dấu nặng [ ]], là thanh điệu thuộc âm vực thấp. Khi phát âm, điểm xuất phát gần với độ cao xuất phát của thanh huyền nhưng kết thúc đột ngột ở độ cao thấp hơn.
Thanh nặng xuất hiện ở tất cả các kiểu âm tiết. Ví dụ: lạ đời, chợ xuân, lợi ích, lạm dụng, trục trặc, bẹp ruột.

____________________________________________

Bài tập cho phần Ngữ âm

Phiên âm âm vị học các âm tiết trong những từ sau đây: cưu mang, xoắn xuýt, qua quýt, thỉnh cầu, nghễnh ngãng, thi thoảng, thuần thục, phĩnh phờ, tươi tắn, khỏe khoắn, huyên thiên, đoan trang, tuềnh toàng, loằng ngoằng.

LÊ ĐÌNH TƯ

I. Cơ sở đối chiếu ngữ âm-âm vị

1. Bộ máy cấu âm

– Các âm tố do bộ máy phát âm của con người cấu tạo nên. Bộ máy phát âm của con người đều giống nhau ở tất cả những người bình thường trên thế giới. Các âm tố được phát ra nhờ vào sự hoạt động và phối hợp của các cơ quan cấu âm. Những cơ quan cấu âm chủ yếu là:
môi, răng, lợi, mũi, lưỡi, lưỡi con, ngạc cứng, ngạc mềm, họng, dây thanh [thanh quản].

– Việc cấu tạo các âm tố trong các ngôn ngữ đều do các cơ quan cấu âm nói trên thực hiện theo những cách thức giống nhau hoặc khác nhau và đó chính là cơ sở cho việc đối chiếu các âm tố trong các ngôn ngữ.

2. Âm tố, âm vị và biến thể âm vị

– Âm tố là đơn vị nhỏ nhất của âm thanh lời nói. Âm tố chỉ là một đơn vị phát âm tự nhiên của con người. Nếu được hướng dẫn và với bộ máy cấu âm bình thường, con người có thể phát âm được tất cả các âm tố có thể có trong các ngôn ngữ.

– Tuy nhiên, mỗi ngôn ngữ chỉ sử dụng một số loại âm tố nhất định để tạo ra các đơn vị ngôn ngữ lớn hơn [từ, câu..]. Đó chính là các âm vị. Âm vị là đơn vị ngữ nhỏ nhất của ngôn ngữ. Số lượng các âm vị trong các ngôn ngữ có thể giống nhau hoặc khác nhau. Ví dụ: Tiếng Việt không có âm vị [ð], tiếng Anh không có âm vị [ǎ].

– Âm vị là đơn vị trừu tượng nên luôn luôn được thể hiện ra bằng những âm tố cụ thể. Khi thể hiện âm vị bằng các âm tố, âm vị có thể được bổ sung thêm những đặc điểm của cá nhân người nói hoặc do vị trí của âm vị trong ngữ cảnh mang lại. Khi ấy, từ một âm vị ta có thể có rất nhiều âm tố với những đặc trưng không quan trọng khác. Ví dụ: khi phát âm từ ‘tô’ thì âm [t] đã được phát âm với đặc điểm tròn môi. Ta gọi những âm khác nhau nhưng thể hiện cùng một âm vị như vậy là những biến thể âm vị.

3. Âm vị đoạn tính và âm vị siêu đoạn tính

– Âm vị đoạn tính là những âm vị được thể hiện riêng rẽ hoặc kế tiếp nhau theo thời gian. Nguyên âm, phụ âm, bán nguyên âm/bán phụ âm là những âm vị đoạn tính.

– Âm vị siêu đoạn tính là những âm vị không được thể hiện riêng rẽ hoặc kế tiếp nhau theo thời gian mà luôn luôn được thể hiện đồng thời với âm tố hoặc toàn bộ âm tiết. Trọng âm và thanh điệu là những âm vị siêu đoạn tính. [còn nữa]

_________________________________________________

Video liên quan

Chủ Đề