Ăn khoai lang vào thời điểm nào là tốt nhất

Ăn một củ khoai lang mỗi ngày vừa giúp bạn giảm cân, vừa tốt cho hệ tiêu hóa và phòng chống táo bón hiệu quả.

Ăn khoai lang giảm cân hay tăng cân?

Ăn khoai lang vào thời điểm nào là tốt nhất

Theo Tiến sĩ, bác sĩ Phạm Việt Hoàng, nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Tuệ Tĩnh, Hà Nội, khoai lang được coi là thực phẩm vàng giúp bạn giảm cân. 100 gram khoai lang có chứa 86 calo. Một củ khoai lang trung bình chứa khoảng 180-200 calo.

Khoai lang là một trong những thực phẩm chứa carb tốt. Nó được coi là “đường tiêu hóa chậm” nên giúp cơ thể no lâu hơn. Ngoài ra, khoai lang không chứa các cholesterol, đồng thời hỗ trợ cơ thể đốt mỡ rất tốt.

Tinh bột trong khoai lang có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh gì?

Ăn khoai lang vào thời điểm nào là tốt nhất

Theo bác sĩ Hoàng, trong khoai lang có 3 loại tinh bột gồm: tinh bột tiêu hóa nhanh, tinh bột tiêu hóa chậm và tinh bột kháng. Tinh bột kháng là tinh bột không tiêu hóa ở ruột non. Nó được lên men trong ruột già, tạo ra các axit béo chuỗi ngắn, đây một nguồn năng lượng cho các tế bào ruột kết. Vì vậy, tinh bột của khoai lang giúp bạn giảm nguy cơ mắc bệnh viêm đại tràng và tiêu chảy nhiễm trùng.

Một ngày nên ăn bao nhiêu củ khoai lang?

Ăn khoai lang vào thời điểm nào là tốt nhất

Việc lựa chọn khoai lang trong thực đơn hàng ngày có thể giúp bạn giảm cân hoặc duy trì cân nặng lý tưởng nếu như sử dụng đúng cách. Do đó, bạn không nên ăn quá nhiều khoai lang. Ví dụ, một ngày bạn nên ăn 1 củ khoai lang khoảng 200-300 gram.

Nếu muốn giảm cân, bạn có thể chia làm ba bữa thay cơm trắng. Ăn quá nhiều khoai lang sẽ khiến việc giảm cân thất bại vì hàm lượng calo đưa vào cơ thể vượt quá nhu cầu. Ngoài ra, ăn nhiều khoai lang còn gây nóng ruột, ợ chua, sinh hơi trướng bụng.

Thời điểm ăn khoai lang vào lúc nào là tốt nhất?

Ăn khoai lang vào thời điểm nào là tốt nhất

Bạn nên ăn một củ khoai lang vào buổi sáng thay cơm, bún, phở, xôi. Bác sĩ Hoàng cho biết sau khi ngủ dậy, bạn nên uống một cốc nước ấm và ăn vài lát khoai lang. Thói quen này sẽ tác động tích cực đến cơ thể, đặc biệt là giúp hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru, phòng chống táo bón.

Trung bình một củ khoai lang chứa hơn 1/4 lượng chất xơ cần thiết của mỗi người trong một ngày. Chất xơ hòa tan hấp thụ nước và làm mềm chất thải ở ruột. Việc cung cấp chất xơ mỗi ngày giúp bạn tránh bị táo bón và giảm nguy cơ ung thư ruột già.

Các chuyên gia đều khuyến cáo ăn khoai lang vào buổi sáng kèm theo sữa nguyên kem hoặc sữa chua, thêm hạt ngũ cốc và rau xanh mang lại đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.

Ăn khoai lang luộc, hấp hay nướng là tốt nhất?

Ăn khoai lang vào thời điểm nào là tốt nhất

Theo bác sĩ Hoàng, khoai nướng ngon hơn nhưng ăn nhiều lại dễ tăng cân, tốt nhất là ăn hấp hoặc luộc. Khoai lang nướng còn có mật độ GI (glycemic index) cao hơn, làm tăng đáng kể đường huyết trong máu so với khoai luộc. Nếu bạn có đường huyết cao cần lưu ý không nên lựa chọn cách chế biến này.

Ngoài ra, khoai lang nướng thường được chế biến từ loại ruột vàng, chứa chứa hàm lượng vitamin A cao, dưới dạng beta-carotene. Một củ khoai lang sẽ cung cấp cho cơ thể con người khoảng gần 1.100 mcg chất này, trong khi đó nhu cầu của cơ thể chỉ cần 700-900 mcg.

Ai không nên ăn khoai lang?

Ăn khoai lang vào thời điểm nào là tốt nhất

Theo bác sĩ Hoàng, khoai lang chứa nhiều chất xơ, kali, vitmain A, magie… nhưng nó lại không tốt cho người mắc bệnh thận. Người bệnh ăn quá nhiều khoai lang có thể gây thừa kali và dẫn tới rối loạn nhịp tim, thậm chí ngừng tim, gây nguy hiểm. Người bị tăng huyết áp nên ăn một tuần 2-3 củ khoai (kích thước khoảng bằng cổ tay).

Những người bị bệnh tiêu hóa như đầy hơi, khó tiêu, viêm dạ dày cũng nên chú ý khi ăn khoai lang. Bởi loại củ này sẽ làm tăng tiết dịch vị và gây nóng ruột, nóng rát ở thực quản, ợ chua khó chịu. Đặc biệt, việc ăn khoai lang khi đói bụng, vào buổi tối sẽ làm tăng kích thích tiết axit dạ dày, gây đau bụng, tăng nặng tình trạng viêm dạ dày.

Khoai lang là một cách ăn lành mạnh để thỏa mãn cơn thèm ăn carbohydrate. Khoai lang có các chất dinh dưỡng thiết yếu, có thể bao gồm vitamin C, canxi, beta-carotene và mức độ cao của carbohydrate giải phóng chậm. Đối với những người đang muốn ăn khoai lang giảm cân, đây là lý do tại sao nó có thể là một thực phẩm quan trọng giúp bạn đạt được mục tiêu của mình. Tuy nhiên, có nên ăn khoai lang lúc đói không là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Đọc thêm để hiểu hơn về điều này.

Khoai lang thường được nhận biết bởi vỏ màu đồng và thịt màu cam rực rỡ, mặc dù hàng trăm loại được trồng trên toàn thế giới có màu sắc như trắng, kem, vàng, tím đỏ và tím đậm. Mặc dù chúng thường được tìm thấy trên các bàn ăn ngày lễ được bao phủ bởi kẹo dẻo hoặc trộn thêm chất làm ngọt, nhưng không cần thiết! Đúng như tên gọi, khoai lang có hương vị ngọt ngào tự nhiên, được tăng cường qua các phương pháp nấu nướng như rang. Chúng cũng là một trong những nguồn cung cấp beta-carotene hàng đầu - tiền thân của vitamin A.

Không giống như khoai tây (củ ăn được thuộc họ rau muống), “khoai lang” là một loại củ lớn có thể ăn được trong họ rau muống. Chúng cũng khác với khoai mỡ, là loại củ ăn được trong họ hoa loa kèn và có nguồn gốc từ Châu Phi và Châu Á. Rất có thể "khoai lang" được tìm thấy trong siêu thị địa phương của bạn thực sự là nhiều loại khoai lang. Khoai mỡ thật có thể được phân biệt bằng màu đen / nâu, vỏ giống như vỏ cây và thịt có màu trắng hoặc tím.

Khoai lang có thịt màu cam giàu beta-carotene nhất. Khoai lang có ruột màu tím giàu anthocyanins hơn. Beta-carotene và anthocyanins là những hóa chất thực vật “phyto” có trong tự nhiên giúp rau có màu sắc tươi sáng. Các chất phytochemical này được nghiên cứu về vai trò tiềm năng của chúng đối với sức khỏe con người và phòng chống bệnh tật

Nếu đổi khoai lang lấy khoai tây trắng, bạn vẫn muốn thực hiện dễ dàng: Mặc dù khoai lang là một nguồn giàu beta carotene, nhưng chúng có chỉ số đường huyết và tải trọng đường huyết cao — cao bằng khoai tây trắng . Hầu hết mọi người không ăn khoai lang với số lượng quá lớn như họ ăn khoai tây trắng, đó có lẽ là lý do tại sao các nghiên cứu không tìm thấy khoai lang là thủ phạm chính gây tăng cân và tiểu đường.

Khoai lang giàu vitamin B6, vitamin C, vitamin A ở dạng beta-caroten, kali, Chất xơ. Khoai lang còn có nhiều công dụng hữu dụng khác, giúp duy trì vóc dáng, đẹp da, đặc biệt khoai lang còn ngăn ngừa các bệnh nguy hiểm như ung thư, đột quỵ, tim mạch...Ngoài củ, khoai lang có thể ăn được lá và chồi, Luộc khoai lang giữ lại nhiều beta-carotene hơn và làm cho chất dinh dưỡng dễ hấp thụ hơn so với các phương pháp nấu ăn khác như nướng hoặc chiên. Có thể giữ lại tới 92% chất dinh dưỡng bằng cách giới hạn thời gian nấu, chẳng hạn như đun sôi trong nồi có nắp đậy kín trong 20 phút. Nấu cả vỏ còn giúp giảm thiểu việc rửa trôi các chất dinh dưỡng bao gồm beta-carotene và vitamin C.

Tuy nhiên, nếu ăn khoai lang sai cách, đặc biệt là ăn lúc đói có thể gây ra các vấn đề sức khỏe.

Ăn khoai lang vào thời điểm nào là tốt nhất

Ăn khoai lang lúc đói có thể gây ra nhiều vấn đề bất lợi cho sức khỏe

2. Có nên ăn khoai lang lúc đói và ăn khoai lang như nào để không gây hại cho sức khỏe?

2.1. Có nên ăn khoai lang khi đói

Khoai lang không hề tốt nếu bạn ăn khi đói. Điều này do khoai lang có thể tăng sản sinh axit trong dạ dày. Nếu bạn bị các vấn đề về dạ dày không nên ăn khoai khi đói, nếu muốn tránh làm bệnh của mình thêm trầm trọng.

Trong khoai lang chứa rất nhiều đường, nếu bạn ăn nhiều, đặc biệt là khi đói bụng sẽ gây tăng tiết dịch vị, việc này dẫn đến nóng ruột, sinh hơi chướng bụng, ợ chua. Để giảm bớt tình trạng này, bạn nên luộc khoai và nước khoai thật kỹ hoặc cho thêm ít rượu vào nấu để phá hủy chất men có trong khoai. Uống nước gừng sẽ giúp bạn giảm bớt triệu chứng chướng bụng. Ngoài ra, khi bạn đói, đường huyết của bạn thấp, nếu ăn khoai lang sẽ lại làm hạ huyết áp gây mệt mỏi.

2.2. Có nên ăn khoai lang vào buổi tối

Không nên ăn khoai vào buổi tối vì dễ bị trào ngược axit, đặc biệt là những người dạ dày yếu hoặc có hệ tiêu hóa kém, điều này sẽ gây ra hiện tượng chướng bụng, Hơn nữa, vào ban đêm, sự trao đổi chất diễn ra chậm nên sẽ càng khó tiêu hóa và dẫn đến chứng mất ngủ.

Sẽ tốt cho cơ thể của bạn nếu ăn khoai lang vào buổi sáng, kèm sữa tươi hoặc sữa chua, chút hạt và rau xanh sẽ là bữa sáng đầy đủ chất dinh dưỡng và cung cấp nguồn năng lượng dồi dào cho cơ thể.

2.3. Khoai lang có nên ăn cả vỏ

Khoai lang là thực phẩm rất tốt với nhiều chất dinh dưỡng và tác dụng hữu ích của nó, đặc biệt là cho những người bị táo bón, tuy nhiên khoai lang ăn cả vỏ lại không tốt cho hệ tiêu hóa của bạn.

Những vết nâu, đốm đen trên vỏ khoai lang khi ăn sẽ gây mất hương vị mà lại nguy hiểm đến sức khỏe, có thể gây ngộ độc thực phẩm.

Ăn khoai lang vào thời điểm nào là tốt nhất

Bạn không nên ăn cả vỏ khoai lang bởi nó không tốt cho sức khỏe

Một số lưu ý khi ăn khoai

Để tránh những tác hại đến sức khỏe, bạn cần lưu ý đến một số vấn đề khi ăn khoai:

  • Khoai vỏ đỏ ruột vàng là một trong những loại khoai có tác dụng tốt nhất
  • Nên ăn khoai vỏ trắng ruột trắng sẽ giúp giải cảm cúm và chữa táo bón
  • Khoai lang và rau lang chứa nhiều canxi vì thế không nên ăn thường xuyên có thể gây sỏi thận
  • Để cân bằng dưỡng chất, bạn nên ăn kèm đạm động vật và thực vật
  • Khoai nên được bảo quản ở nơi sạch sẽ, thoáng mát, khô ráo, nơi không có chuột bọ, và nên dùng trong tuần.
  • Khi ăn khoai nên chú ý phần khoai bị hỏng như khoai hà, khoai đã có mầm và vỏ xanh chứa chất độc

Hãy thường xuyên theo dõi website Vinmec (www.vinmec.com) để cập nhật thông tin chăm sóc sức khỏe hữu ích và để lại thông tin khi cần bác sĩ tư vấn hỗ trợ nhé!

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số hoặc đặt lịch trực tiếp . Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Ăn khoai lang khi nào là tốt?

Mỗi sáng ăn một củ khoai lang trong thời gian dài có thể gặt hái nhiều lợi ích cho sức khỏe. Theo các chuyên gia, thời điểm ăn khoai lang tốt nhất trong ngày là vào buổi sáng. Nếu bạn duy trì thói quen mỗi sáng ăn một củ khoai lang trong thời gian dài sẽ mang lại nhiều lợi ích đối với cơ thể.

Ngày nào cũng ăn khoai lang tốt không?

Theo các chuyên gia, ăn khoai lang hằng ngày là cách tuyệt vời để có đủ vitamin A. Một củ khoai lang chứa lượng vitamin A và beta-carotene nhiều hơn nhu cầu hằng ngày của một người. Ngoài ra vitamin A trong khoai lang có thể tăng cường hệ thống miễn dịch.

Một ngày nên ăn bao nhiêu khoai lang để giảm cân?

Lượng khoai lang cần ăn để giảm cân Tuy khoai lang góp ích cho quá trình giảm cân của bạn, nhưng không thể thay thế hoàn toàn cho cơm hay các thực phẩm khác. Do đó, bạn chỉ nên ăn 1-2 củ khoai lang thay cho 1-2 bát cơm mỗi ngày, điều này sẽ giúp giảm được khoảng 20-25% lượng calo tiêu thụ.

Tại sao không nên ăn khoai lang khi đói?

Có nên ăn khoai lang khi đói. Khoai lang không hề tốt nếu bạn ăn khi đói. Điều này do khoai lang có thể tăng sản sinh axit trong dạ dày. Nếu bạn bị các vấn đề về dạ dày không nên ăn khoai khi đói, nếu muốn tránh làm bệnh của mình thêm trầm trọng.