Ăn tỏi phi có tốt không

Thành phần công hiệu chính trong tỏi là hợp chất hữu cơ sulfur và glycosides. Ngoài ra, trong tỏi còn có hàm lượng cao germanium và selen. Đặc biệt, hàm lượng germanium trong tỏi cao hơn so với các dược liệu như nhân sâm, trà xanh, trà đỏ,... Ăn tỏi mỗi ngày sẽ giúp nâng cao sức khỏe và phòng tránh bệnh tật.

Sau khi tiến hành nghiên cứu, thử nghiệm, các nhà khoa học đã chứng minh được rằng, thói quen ăn tỏi sống mang lại nhiều lợi ích đối với nam giới. Cụ thể:

  • Ăn tỏi giúp tăng khả năng tình dục ở nam giới, đặc biệt là những quý ông mắc chứng nhược dương hay liệt dương, yếu sinh lý. Theo các nhà khoa học, sự cương cứng cần đến một loại enzymes gọi là nitric oxide synthase. Những hợp chất có trong tỏi giúp sản sinh ra loại men này.
  • Ăn tỏi chỉ cần 1 – 2 nhánh mỗi ngày liên tục trong khoảng 2 tháng sẽ giúp tăng số lượng tinh trùng trong tinh dịch.
  • Chất Creatinine và Allithiamine được tạo bởi vitamin B1 và Allicin là thành phần chính tham gia vào hoạt động cơ bắp, giúp loại bỏ tình trạng mệt mỏi và nâng cao thể lực cho nam giới. Do đó, hãy ăn tỏi mỗi ngày.

Các “quý ông” có thể ăn tỏi sống hoặc tỏi đã nấu chín, tuy nhiên, nếu ăn tỏi sống thì nên băm nhuyễn tỏi, để trong không khí khoảng 10 - 15 phút mới ăn. Nguyên nhân là vì trong tỏi không có allicin tự do. Chỉ sau khi băm nhuyễn, dưới tác dụng của enzyme thì tỏi mới phóng thích ra allicin. Ngoài ra, có thể ăn tỏi ngâm dấm vì cách sơ chế này vẫn giữ lại được các hoạt chất tốt trong tỏi. Sau khi ăn tỏi có thể súc miệng bằng cà phê không đường, uống sữa bò, nước trà xanh hoặc nhai kẹo cao su để loại bỏ mùi hôi.

Đặc biệt, không nên ăn tỏi lúc đói vì tỏi có tính phân hủy và tính kích thích mạnh với niêm mạc dạ dày - ruột. Nếu ăn quá nhiều tỏi một lần hoặc ăn tỏi lúc bụng đói thì sẽ không tốt cho hệ tiêu hóa, nhất là với người bị viêm loét dạ dày, tá tràng. Không nên ăn tỏi sống khi bị tiêu chảy vì allicin trong tỏi sẽ kích thích thành ruột, dẫn tới phù nề, nghẽn mạch máu, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Người đang sử dụng một số loại thuốc điều trị HIV/AIDS, thuốc chống đông máu,... không nên ăn tỏi vì sẽ gây ra các tác dụng phụ không tốt cho sức khỏe.

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Phan Đình Thủy Tiên - Bác sĩ Nội Tổng Quát - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang.

Thông thường, các loại củ, quả mọc mầm đều có chứa độc tố, đặc biệt là khoai tây. Tuy nhiên, tỏi mọc mầm lại không độc mà có nhiều tác dụng đối với sức khỏe con người.

1. Tỏi mọc mầm ăn được không?

Trong các loại rau, củ sử dụng làm thực phẩm, gần như chỉ có khoai tây mọc mầm là độc. Còn tỏi - loại gia vị được sử dụng làm gia vị trong các bữa ăn hằng ngày đã được khoa học chứng minh là không gây độc tố.

Tỏi mọc mầm có nhiều lợi ích cho sức khỏe hơn tỏi bình thường: giàu chất chống oxy hóa, giúp chống lại tổn thương do gốc tự do, hạn chế sự lây lan của một số loại ung thư nhất định, làm chậm quá trình lão hóa và ngăn ngừa sự hình thành của mảng bám mạch máu, bảo vệ tim hiệu quả.

Tỏi mọc mầm là dấu hiệu chứng tỏ nó đang bị già đi chứ không hỏng. Người dùng vẫn có thể dùng tỏi mọc mầm để nấu ăn. Chỉ loại bỏ tỏi nếu có những đốm đen trên củ tỏi vì đó là dấu hiệu cho thấy tỏi bị hỏng. Có thể cắt, loại bỏ phần xanh của tỏi mọc mầm khi nấu vì phần này có mùi khá mạnh.

2. Lợi ích khi ăn tỏi mọc mầm

2.1 Chống ung thư

Tỏi mọc mầm là vị thuốc tự nhiên với công dụng phòng ngừa ung thư hiệu quả. Cụ thể, quá trình nảy mầm trong tỏi kích thích sản sinh chất phytochemical – một chất có khả năng ngăn chặn sự lây lan của các tế bào ung thư và ức chế hoạt động của các chất gây ung thư trong cơ thể. Không chỉ vậy, tỏi còn sản xuất ra một lượng lớn các chất chống gốc tự do, góp phần kiểm soát nguy cơ ung thư từ đầu nguồn.

2.2 Bảo vệ tim mạch, ngăn ngừa đột quỵ

121K

Dịch vụ từ Vinmec

Thông tin Bác sĩ

Chủ đề: Tỏi Gia vị Thực phẩm ngừa ung thư Tỏi mọc mầm Khoai tây mọc mầm Tim mạch Tác dụng của tỏi Tỏi đen

Bài viết liên quan

  • Đọc thêm

  • Chớ vứt tỏi mọc mầm - tốt hơn nhiều lần tỏi trắng

    Nhiều người băn khoăn không biết có nên ăn tỏi mọc mầm hay không. Để có câu trả lời chính xác, bạn có thể theo dõi video sau đây.

    Đọc thêm

  • Tỏi đen có tác dụng gì? Ăn thế nào để khỏe?

    Theo Bác sĩ Phan Đình Thủy Tiên - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang cho biết, tỏi rất giàu dinh dưỡng và có tác dụng giảm cholesterol xấu và tăng ...

Chủ Đề