Aufenthaltserlaubnis là gì

Một số bạn chọn Đức là khu vực du học, xuất khẩu lao động và thao tác với mong ước có thời cơ định cư vĩnh viễn tại đây. Bạn vẫn hoàn toàn có thể định cư tại Đức mà vẫn giữ nguyên quốc tịch Nước Ta khi cung ứng đủ điều kiện kèm theo của những hình thức dưới đây :

>> 4 lợi thế khi trở thành công dân Đức bạn chưa biết

Bạn đang đọc: 3 hình thức định cư tại Đức phổ biến cho người nước ngoài

Thẻ cư trú [Aufenthaltserlaubnis]

Khác với thị thực du lịch chỉ có thời hạn từ 3 – 6 tháng do đại sứ quán xét duyệt, thị thực dài hạn Aufenthaltserlaubnis sẽ do sở ngoại kiều cấp. Sau khi nhập cư vào Đức với thị thực dài hạn và đăng kí hộ khẩu thường trú [ Anmeldung ], sở ngoại kiều nơi bạn đăng kí hộ khẩu sẽ xét duyệt đơn xin gia hạn thị thực của bạn. Tuỳ thuộc vào nguyên do học tiếng, học ĐH, sum vầy cùng người thân trong gia đình hoặc hợp tác lao động mà giấy phép cư trú Aufenthaltserlaubnis sẽ có thời hạn từ 6 tháng đến 3 năm . Đối với những trường hợp sang đoàn viên với người thân trong gia đình hay vợ chồng thì bạn vẫn cần phải có bằng tiếng Đức trình độ B1 thay vì A1 như trước đây thì mới đủ điều kiện kèm theo xin cấp thẻ cư trú dài hạn. Trong trường hợp mẹ sinh con với người đã nhập tịch thì chỉ được ở Đức đến năm con 18 tuổi. Sau đó việc người mẹ có được liên tục ở Đức không vẫn phải bảo vệ những điều kiện kèm theo đơn cử . Sau mỗi lần thẻ cư trú hết hạn, bạn phải update lại hồ sơ như bảng lương, hợp đồng thao tác hoặc khoản chứng tỏ kinh tế tài chính tương ứng để liên tục xin gia hạn. Hiện nay Berlin là thành phố được cho phép thời hạn thị thực cho sinh viên dài nhất là 3 năm, tương tự với khoảng chừng thời hạn tối thiểu để triển khai xong chương trình ĐH. Do sự quá tải của dân nhập cư quốc tế và xuất khẩu lao động, thời hạn gia hạn thị thực của sinh viên được lê dài để giảm thiểu áp lực đè nén giải quyết và xử lý sách vở cho những sở ngoại kiều .

Đọc thêm : Những trường hợp phải chứng tỏ kinh tế tài chính khi đi Đức

Kể từ ngày 10/04/2020, Đức cho phép các công dân nước ngoài đang sinh sống tại Đức có visa Schengen sắp hết hạn hoặc đã hết hạn mà chưa kịp gia hạn do ảnh hưởng của dịch COVID-19 được phép tiếp tục cư trú hợp pháp tại Đứcđến hết ngày 30.06.2020. Là áp dụng đối với những người có Visum Schengen không áp dụng với những người đang có Aufenthaltserlaubnis trên nước Đức.

Visum và Aufenthaltserlaubnis là khác nhau.

Visum:

Khi bạn từ một nước khác không thuộc EU. Bạn đặt đơn xin vào EU. Thì Đại Sứ Quán của một trong những nước trong khối EU sẽ duyệt hồ sơ. Nếu họ đồng ý thì sẽ cấp Visum cho bạn vào trong Châu Âu.

Aufenthaltserlaubnis:

là giấy phép cư trú hợp pháp trên nước Đức. Được cấp cho người nước ngoài đang sống,học tập hoặc làm việc…trên nước Đức. Luật quy định có nhiều loại giấy phép cư trú khác nhau.Khi bạn có Visum vào trong Châu Âu rồi. Thì tùy theo đơn bạn đặt tại ĐSQ nước đó tại Việt Nam.Bạn mang giấy tờ tương ứng đến SNK nơi bạn đăng ký hộ khẩu để họ cấp Aufenthaltserlaubnis tương ứng cho bạn.

Những người đang có giấy phép cư trú hợp pháp trên nước Đức. Khi giấy phép cư trú hợp pháp trên nước Đức xắp hết hiệu lực hoặc đã hết hiệu lực nhưng không thể gia hạn vì Sở Ngoại Kiều nơi cư trú không mở cửa.

BẠN nên làm như sau:

1.       Bạn vào trang Web của SNK thành phố nơi mình cư trú để download mẫu đơn [Antrag] phù hợp với nội dung xin gia hạn của mình về.

2.       Khai thông tin đầy đủ và ký tên

3.       Gửi tờ đơn này cùng với những giấy tờ cần thiết tùy trường hợp:

a.       Hợp đồng làm việc

b.       Hợp đồng nhà ở

c.       Bảng lương

d.       Giấy xác nhận bảo hiểm

e.       Kontoauszug

f.        Copy hộ chiếu

g.       Copy giấy phép cư trú hiện tại cùng với giấy Zusatzblatt nếu có.

h.       Immatrikulation Bescheinigung [Nếu là sinh viên]

i.         Giấy xác nhận học tiếng Đức [Nếu đang đi học tiếng Đức]

Nói chung là một loại giấy xác nhận của nơi mình đang học tập và làm việc…chứng minh là mình vẫn đang tiếp tục với công việc mà mình đã được gia hạn trước đây

Tất cả những giấy tờ này scan gửi qua Email hoặc qua Fax đến Sở ngoại Kiều. Tốt nhất là nên làm cả hai. Vì Fax có Fax Bericht nên có thể chứng minh được là mình đã gửi đi. Nhưng nhiều khi nhân viên

làm việc tắc trách có sơ sót gì đó không chú ý được hết tất cả các nội dung Fax chuyển đến. Vì cả SNK dùng chung một số FAX

Email: nhiều khi bị chạy vào Spam nên nhân viên người ta không nhận được.

KANZLEI & ENZU BERLIN TEAM.

Viber, Whatsapp, Zalo: 0049 157 8064 9390.

Tác giả: An Thanh Lê

Có một số người cứ nhầm lẫn giữa thẻ định cư dài hạn [Niederlassungserlaubnis] cũng giống như người có quốc tịch Đức …có nghĩa là được phép đi bầu cử và không bao giờ bị trục xuất dù có phạm tội nặng .
Nếu đúng như thế thì chẳng ai vào quốc tịch làm gì , vì chỉ cần có thẻ định cư dài hạn là quyền lợi như người Đức , không phải vào quốc tịch làm gì cho rắc rối và nhất là không bị mất quốc tịch VN .

Vậy hôm nay , chúng ta sẽ tìm hiểu về các loại thẻ cư trú ở Đức , để biết có bao nhiêu loại thẻ và loại nào vẫn còn hay đã bỏ . Cũng như cái được và mất khi có thẻ định cư dài hạn , để từ đó mà quyết định cho bản thân nên vào quốc tịch Đức hay chỉ cần có thẻ định cư dài hạn là đủ

Trước đây , có nhiều loại giấy phép cư trú như ** Giấy phép lưu trú nhân đạo [Aufenthaltsbefugnis] ** Giấy phép định cư cũ [Aufenthaltsberechtigung] ** Giấy phép lưu trú có thời hạn [ befristete Aufenthaltserlaubnis ] ** Giấy phép lưu trú vô thời hạn [ Unbefristete Aufenthaltserlaubnis ]

** Giấy phép tạm trú [ Aufenthaltsgestattung]

Do về sau , có một vài thay đổi trong bộ luật nhập cư kể từ ngày 1.1.2005 để thay thế cho luật ngoại kiều [ Ausländergesetz] , nên các giấy phép về lưu trú đã được rút gọn và chỉ còn lại 4 loại loại cư trú đó là ** Giấy phép lưu trú [ Aufenthaltserlaubnis ] ** Giấy phép định cư dài hạn [ Niederlassungserlaubnis] ** Giấy phép tạm trú [ Aufenthaltsgestattung]

** Giấy tạm dung [ Duldung]

Trong 4 loại giấy phép ở trên , thì giấy phép định cư dài hạn hay còn gọi là thẻ định cư , sẽ được Sở ngoại kiều cấp cho một cái thẻ nhìn giống như bằng lái xe , rất gọn và tiện lợi , chứ không đóng thẳng vào hộ chiếu như trước đây .
Nhưng trong thời gian gần đây , lại nghe một số người nói là Sở ngoại kiều không còn cấp thẻ như trước , mà đã quay trở lại đóng thẳng vào hộ chiếu như trước đây . Thực hư thế nào thì tôi không rõ lắm vì tôi đã vào quốc tịch từ lâu , nhưng theo tôi nghĩ , dù được cấp thẻ hay đóng vào hộ chiếu , thì giá trị cũng như nhau và chẳng có gì thay đổi .

Khi được cấp thẻ định cư dài hạn , thì người có thẻ định cư sẽ có một số quyền lợi như sau : ** Được phép đi làm ở bất cứ nơi nào trên nước Đức ** Được phép mua nhà ở Đức mà không gặp bất cứ trở ngại nào

** Không bị phụ thuộc vào bất cứ qui định nào khác

Tuy nhiên , vẫn còn một số hạn chế cũng như trở ngại đối với người mang thẻ định cư đó là : ** Đi đâu hay làm gì ngoài nước Đức đều phải xin Visa [ Anh , Mỹ , Đài loan , Nhật bản , Úc …]

** Ra khỏi Đức quá 6 tháng mà không báo trước cho Sở ngoại kiều thì thẻ định cư sẽ bị mất hiệu lực và không được nhập cảnh vào nước Đức dù bạn ở Đức lâu năm hay có chồng con mang quốc tịch Đức .Có thể ví dụ hai trường hợp điển hình như sau :

Một phụ nữ người Thổ sống ở Đức 40 năm , đã không được nhập cảnh vào Đức , vì bà ta đã rời khỏi Đức quá 6 tháng mà không báo trước cho Sở ngoại kiều . Và dù bà ta cố giải thích cũng như la hét ở phi trường , nhưng vẫn không được vào Đức vì luật là luật

Năm 2012 , một phụ nữ người VN không được vào Đức cũng do đi quá thời gian qui định dù có chồng con mang quốc tịch Đức

Ngoài những trở ngại đó , người mang thẻ định cư sẽ bị rút lại thẻ và trục xuất nếu phạm những điều sau : ** Đánh người bị thương và trộm cắp nhiều lần ** Tham gia khủng bố và băng đảng ** Lạm dụng tình dục trẻ em ** Giết người

** Ăn trợ cấp lâu năm

Đây là một trong những trường hợp bị tước thẻ định cư và trục xuất
** Năm 1998 , một thanh niên 18 tuổi người Thổ đã bị rút lại thẻ định cư và bị trục xuất dù người này sinh ra ở Đức , vì đã rất nhiều lần trộm cắp và đánh người bị thương.

** Năm 2014 , Ayhan Sürücü sau 9 năm ngồi tù và khi mãn hạn , đã được đưa thẳng ra phi trường Tegel về Istanbul[ Türkei] vì năm 2005 , ông ta đã bắn chết chị gái của mình do không đồng ý cách sống tự lập của người chị .

** Năm 2011 , một phụ nữ trẻ người VN [26t] đã bị trục xuất về VN cùng với đứa con với lý do : ăn trợ cấp quá lâu dù người này sang Đức năm 13 tuổi theo diện đoàn tụ gia đình .

Cho nên , nếu ai đón con sang Đức ở lứa tuổi thiếu niên , nên chú ý và hướng cho con mình về việc học nghề .Vì khi đủ 18 tuổi , Sở ngoại kiều sẽ tách hồ sơ vì đã trưởng thành , nếu không có nghề nghiệp và ăn xã hội liên tục , thì sẽ bị rút thẻ định cư và trục xuất về nước

Nói tóm lại , cho dù có thẻ định cư dài hạn nhưng không có nghĩa là sẽ không bị thu hồi lại . Vì thẻ định cư dài hạn không phải là đích đến cuối cùng trong cuộc sống trên nước Đức . Nhất là trong thời gian này hoặc về sau , có thể luật lệ sẽ được siết chặt hơn do nhiều bất ổn về an ninh vì quá đông người tị nạn , cộng thêm cách giải quyết chậm chạp của chính phủ về việc trục xuất người tị nạn phạm tội , thì sẽ đẩy người dân ủng hộ AfD càng nhiều . Và lúc đó , dù phạm tội nhẹ như : trốn thuế , làm chui ….thì cũng sẽ bị tước thẻ và trục xuất một cách nhanh chóng
[ An Thanh Le ]

Video liên quan

Chủ Đề