Autism spectrum disorder là gì

Phổ tự kỷ, còn được gọi là rối loạn phổ tự kỷ [ASD], là một loạt các rối loạn tâm thần thuộc loại rối loạn thần kinh. Nó bao gồm tự kỷ và hội chứng Asperger. Các cá nhân mắc chứng này thường gặp vấn đề với giao tiếp và tương tác xã hội; và các hành vi, sở thích hoặc hoạt động hạn chế và lặp đi lặp lại. Các triệu chứng thường được nhận ra từ một đến hai tuổi.[1] Các vấn đề trong dài hạn có thể bao gồm những khó khăn trong việc thực hiện các nhiệm vụ hàng ngày, tạo và giữ mối quan hệ và duy trì công việc.[2]

Nguyên nhân của phổ tự kỷ là không chắc chắn. Các yếu tố rủi ro bao gồm có cha mẹ lớn tuổi, tiền sử gia đình mắc chứng tự kỷ và một số điều kiện di truyền nhất định. Ước tính có từ 64% đến 91% rủi ro là do tiền sử gia đình.[3] Chẩn đoán dựa trên các triệu chứng. DSM-5 xác định lại các rối loạn phổ tự kỷ để bao gồm các chẩn đoán tự kỷ trước đó, hội chứng Asperger, rối loạn phát triển lan tỏa không được chỉ định khác [PDD-NOS] và rối loạn phân rã ở trẻ em.[4]

Các nỗ lực điều trị thường được cá nhân hóa cho từng bệnh nhân, và có thể bao gồm trị liệu hành vi và giảng dạy các kỹ năng đối phó. Thuốc có thể được sử dụng để cố gắng giúp cải thiện triệu chứng. Bằng chứng là không mạnh lắm.để hỗ trợ việc sử dụng thuốc.

Phổ tự kỷ được ước tính sẽ ảnh hưởng đến khoảng 1% số người [62,2 triệu trên toàn cầu tính đến 2015].[1] Nam giới được chẩn đoán mắc bệnh này nhiều hơn nữ giới.[2] Thuật ngữ "phổ" có thể chỉ phạm vi của các triệu chứng hoặc mức độ nghiêm trọng của bệnh, điều này khiến một số người ủng hộ sự phân biệt giữa những người tự kỷ bị khuyết tật nghiêm trọng, những người không thể nói hoặc tự chăm sóc bản thân, và tự kỷ chức năng cao hơn, như Temple Grandin, người phát ngôn tự kỷ.[5]

Tham khảoSửa đổi

  1. ^ a b American Psychiatric Association [2013]. “Autism Spectrum Disorder. 299.00 [F84.0]”. Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders, Fifth Edition [DSM-5]. Arlington, VA: American Psychiatric Publishing. tr.50–59. doi:10.1176/appi.books.9780890425596. ISBN978-0-89042-559-6.
  2. ^ a b Comer RJ [2016]. Fundamentals of Abnormal Psychology. New York: Worth /Macmillan Learning. tr.457.
  3. ^ Tick B, Bolton P, Happé F, Rutter M, Rijsdijk F [tháng 5 năm 2016]. “Heritability of autism spectrum disorders: a meta-analysis of twin studies”. Journal of Child Psychology and Psychiatry, and Allied Disciplines. 57 [5]: 585–95. doi:10.1111/jcpp.12499. PMC4996332. PMID26709141.
  4. ^ “Autism spectrum disorder fact sheet” [PDF]. DSM5.org. American Psychiatric Publishing. 2013. Bản gốc [PDF] lưu trữ ngày 6 tháng 10 năm 2013. Truy cập ngày 13 tháng 10 năm 2013.
  5. ^ Hauser, Marc [29 tháng 4 năm 2010]. “The 2010 Time 100. In our annual TIME 100 issue, we name the people who most affect our world: Temple Grandin”. Time. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 12 năm 2010. Truy cập ngày 29 tháng 12 năm 2010.

Rối loạn phổ tự kỷ [Autism Spectrum Disorder- ASD] là một rối loạn phát triển thần kinh- tâm thần, kéo dài suốt cuộc đời, ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp và tương tác xã hội. Ở hầu hết trường hợp mắc rối loạn phổ tự kỷ, các triệu chứng bất thường xuất hi

Bác sĩ. Nguyễn Thúy Anh

Rối loạn phổ tự kỷ [Autism Spectrum Disorder- ASD] là một rối loạn phát triển thần kinh- tâm thần, kéo dài suốt cuộc đời, ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp và tương tác xã hội. Ở hầu hết trường hợp mắc rối loạn phổ tự kỷ, các triệu chứng bất thường xuất hiện sớm trước 3 tuổi, một số trường hợp có thể muộn hơn.

Theo nghiên cứu của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bênh CDC [Centers for Disease Control and Prevention], tỷ lệ mắc rối loạn phổ tự kỷ trên thế giới năm 2018 là 1/59, trong đó tỷ lệ nam/ nữ là 4/1. Tại Việt Nam hiện chưa có thống kê cụ thể về số trẻ mắc rối loạn này.

Nguyên nhân

Nguyên nhân gây rối loạn phổ tự kỷ đến nay còn chưa được biết rõ. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng sự kết hợp của các bất thường di truyền và yếu tố môi trường có thể là nguyên nhân gây rối loạn phát triển.

Một số yếu tố nguy cơ:

- Có anh chị em ruột bị rối loạn phát triển

- Có bố mẹ lớn tuổi

- Một số bất thường về gen: Hội chứng Down, Hội chứng nhiễm sắc thể X dễ gãy, Hội chứng Rett

- Đẻ non [dưới 35 tuần] hoặc cân nặng khi sinh thấp

- Mẹ uống rượu hoặc dùng thuốc trong thời kì mang thai [thuốc kháng động kinh: Valproat]

Dấu hiệu nhận biết

Trẻ mắc rối loạn phổ tự kỷ thường có xu hướng suy giảm giao tiếp và tương tác xã hội, đồng thời xuất hiện các vấn đề về cảm xúc, hành vi.

Một số dấu hiệu sớm hay gặp phụ thuộc vào giai đoạn phát triển của trẻ:

  1. Không đáp ứng với tên gọi lúc 12 tháng

  2. Không chỉ ngón vào đồ vật trẻ quan tâm lúc 14 tháng

  3. Không chơi giả vờ lúc 18 tháng

  4. Né tránh ánh mắt của người khác và muốn ở một mình

  5. Gặp vấn đề về hiểu cảm xúc của người khác hoặc nói với ai về cảm xúc của mình

  6. Chậm phát triển ngôn ngữ

  7. Sử dụng từ, cụm từ lặp lại

  8. Trả lời hầu như không liên quan đến câu hỏi

  9. Tỏ ra buồn chán ngay với thay đổi nhỏ

  10. Mối quan tâm thu hẹp

  11. Vỗ tay, rung lắc cơ thể, hoặc quay tròn

  12. Phản ứng bất thường với những gì nghe thấy, ngửi thấy, nếm thấy, nhìn thấy hoặc cảm nhận thấy.

[Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh CDC- Centers for Disease Control and Prevention]

Chẩn đoán

Chẩn đoán tự kỷ được thực hiện bởi các nhà chuyên môn đã được đào tạo về rối loạn phổ tự kỷ [bác sỹ tâm thần, bác sỹ nhi khoa, nhà tâm lý…]. Trẻ cần được khám loại trừ các bất thường cơ thể [thính giác], bất thường bệnh lý thần kinh khác [động kinh, chậm phát triển tâm thần…]

Chẩn đoán rối loạn phổ tự kỷ khi trẻ có suy giảm giao tiếp, tương tác xã hội kéo dài ở nhiều hoàn cảnh và hành vi,mối quan tâm thu hẹp, định hình.

Điều trị

Hiện chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu cho trẻ mắc rối loạn phổ tự kỷ.

Các biện pháp can thiệp bao gồm: can thiệp hành vi, trị liệu ngôn ngữ, trị liệu điều hòa cảm giác, trị liệu hướng nghiệp được coi là các trị liệu căn bản trong lựa chọn điều trị cho trẻ rối loạn phổ tự kỷ.

Thuốc làm giảm các hành vi tăng động, cơn cáu giận, trầm cảm… giúp tăng cường các hoạt động chức năng khác.

Nguồn tham khảo:

//www.nhsinform.scot/illnesses-and-conditions/brain-nerves-and-spinal-cord/autistic-spectrum-disorder-asd

//www.nimh.nih.gov/health/topics/autism-spectrum-disorders-asd/index.shtml

Video liên quan

Chủ Đề