Bà bầu có nên ăn nước hầm xương không

Theo thông tin từ một bệnh viện ở Hàng Châu, Trung Quốc cho biết, bệnh viện vừa tiếp nhận một bệnh nhi là bé gái 7 tuổi, nhập viện trong tình trạng các khớp xương sưng tấy và đỏ khiến bé cảm thấy đau đớn, khó chịu.

Sau khi khám và làm các kết quả xét nghiệm, các bác sĩ cho biết chỉ số axit uric của bé cao tới 700 hoặc 800 micromol/l. Trong khi, mức độ axit uric bình thường là 420 micromol/l. Với chỉ số này, các bác sĩ chẩn đoán bé mắc bệnh gout, một căn bệnh được cho là "bệnh của người già".

Bà bầu có nên ăn nước hầm xương không

Ảnh minh họa

Nhận được kết quả, bố mẹ bé thực sự rất lo lắng không hiểu vì sao, trong khi cả bố mẹ và ông bà đều không có tiền sử bệnh. Nhìn lại chế độ ăn uống và sinh hoạt của bé, bố mẹ thừa nhận do có ít thời gian chăm con nên gần như tất cả nhờ vào bà. Từ bé đến lớn tất cả các món ăn của bé gần như được chế biến từ nước canh xương hầm mà bà ninh sẵn.

Với kinh nghiệm khám bệnh thực tế, các bác sĩ cho biết trong những năm gần đây, bệnh gout ngày càng bị trẻ hóa. Trường hợp của bệnh nhân nhỏ tuổi này nguyên nhân mắc bệnh phần lớn là do chế độ ăn uống thiếu khoa học, lối sống không lành mạnh. Việc uống nước canh hầm chứa nhiều dầu, mỡ hàng ngày dẫn đến thừa dinh dưỡng, cộng với việc không tập thể dục, bé ăn uống không tiêu… rất có thể là nguyên nhân.

Các bác sĩ khuyến cáo, bên cạnh việc điều trị bằng thuốc, bệnh nhân cần có lối sống khoa học và lành mạnh để ngăn ngừa đẩy lùi bệnh tái phát.

Những thực phẩm cần hạn chế với người bệnh gout

Bà bầu có nên ăn nước hầm xương không

Ảnh minh họa

Các loại thịt đỏ

Người bệnh gout chỉ nên ăn thịt đỏ (bò, heo, dê…) ở mức độ vừa phải, tối đa 2 lần/tuần, không quá 100gr/ngày. Nguyên nhân vì thịt đỏ chứa hàm lượng chất dinh dưỡng cao gồm chất chất đạm (protein), vitamin E, B6, B12. Chính hàm lượng protein cao sẽ dẫn đến tăng nồng độ axit uric trong máu, là nguyên nhân gây ra bệnh gout. Chưa kể các món ăn chế biến từ thịt đỏ sẽ trải qua quá trình tiêu hóa dưới xúc tác của enzym, khiến các nhân purin trong thịt đỏ chuyển hóa thành axit uric.

Nội tạng động vật

Nội tạng động vật (gan, thận, tim, bao tử, óc…) chứa nhiều chất dinh dưỡng như protein, vitamin nhóm B (B2, B6, folate và B12), CoQ10, cholesterol, các chất khoáng: sắt, kẽm, selen. Mặc dù chứa nhiều chất dinh dưỡng nhưng người bị bệnh gout không nên ăn bởi nội tạng chứa nhiều purin, chính là chất gây tăng nồng độ acid uric trong máu, khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn.

Hải sản

Hải sản (như cá trích, cá ngừ, động vật có vỏ nghêu, sò, ốc,…) chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, bao gồm cả chất purin. Trong hải sản cũng chứa nhiều chất đạm nên người bệnh gout nên hạn chế ăn.

Các loại thịt chế biến sẵn

Thực phẩm đóng hộp (nem chua, thịt xông khói, xúc xích, lạp xưởng,…) hoàn tốt không tốt cho người bệnh gout. Người mắc bệnh gout chỉ nên sử dụng thực phẩm tươi, tự chế biến để đảm bảo được hàm lượng dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể.

Bà bầu có nên ăn nước hầm xương không
Loại thực phẩm nên kiêng cho người bệnh gút

Mới bạn đọc xem video đang được nhiều người quan tâm:

Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19


Bà bầu có nên ăn nước hầm xương không

Bạn cần bồi bổ sức khỏe và kích thích tuyến sữa để chuẩn bị cho bé chào đời? Bỏ túi cách nấu canh xương đúng điệu với nguyên liệu đa dạng sau đây nhé.

Cách nấu canh xương đúng điệu cho mẹ bầu có khó lắm không? Dưới đây là những bí quyết dành cho bạn!

Bà bầu có nên ăn nước hầm xương không

Canh xương hầm rau củ thơm ngon, bổ dưỡng cho mẹ bầu thay đổi khẩu vị

Mặc dù cách nấu canh xương có những nguyên tắc cơ bản nhưng không hề đơn điệu. Mẹ bầu có thể thay đổi luân phiên nhiều món canh xương hầm rau củ khác nhau, vừa tăng cường dinh dưỡng lại vừa có tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe.

1. Canh khoai tây hầm xương

Bà bầu có nên ăn nước hầm xương không

Khoai tây giàu tinh bột, là một loại nguyên liệu lý tưởng để bổ sung cảm giác “no” mà không cần phải ăn quá nhiều. Ngoài ra, khoai tây còn có tác dụng chống lão hóa, lại là loại củ dễ tiêu hóa. Mẹ bầu ăn canh khoai tây hầm xương có thể bổ tỳ ích khí, giảm đau và phòng ngừa táo bón.

2. Canh bí đao hầm xương

Bà bầu có nên ăn nước hầm xương không
Bí đao được xem là thực phẩm thanh nhiệt hàng đầu

Bí đao có tính hàn, vị hơi ngọt, có tác dụng thanh nhiệt giải cảm, nhuận âm, tráng dương, bồi bổ khí huyết. Đặc biệt, bí đao không có tính hàn quá mạnh như khổ qua, củ cải trắng, cho nên bà bầu ăn món canh bí đao hầm xương không ảnh hưởng gì.

Bà bầu có nên ăn nước hầm xương không

Rong biển có hiệu quả giải cảm và bổ sung iốt. Nguyên tố này có thể thúc đẩy tiêu hao bớt nhiệt lượng dư thừa và hỗ trợ trao đổi chất trong cơ thể. Ngoài ra, thành phần kali trong rong biển còn giúp ngăn ngừa chứng phù thủng, giảm bớt gánh nặng cho bạn trong thai kỳ. Phụ nữ vốn có khí huyết không đủ hoặc âm hư rất thích hợp dùng canh xương với rong biển.

4. Cách nấu canh xương ngon: Canh cà rốt hầm xương

Bà bầu có nên ăn nước hầm xương không

Cà rốt là loại củ giàu dinh dưỡng và quen thuộc với mọi người, còn có danh xưng là “tiểu nhân sâm”. Nghiên cứu của Mỹ cho thấy: Mỗi ngày ăn 1 củ cà rốt nhỏ có thể giảm bớt 10 – 20% cholesterol trong máu, phòng ngừa bệnh tim mạch và các khối u. Ăn canh cà rốt hầm xương còn giúp kiện tỳ, bổ phổi, tăng cường sức khỏe, chăm sóc tốt mẹ bầu trong thời gian mang thai.

5. Canh củ sen hầm xương

Bà bầu có nên ăn nước hầm xương không

Củ sen có giá trị dinh dưỡng rất cao, giàu các nguyên tố vi lượng như sắt, canxi, protein thực vật, vitamin và cả tinh bột. Mẹ bầu ăn canh củ sen hầm xương có tác dụng bồi bổ khí huyết, tăng cường hệ miễn dịch, giúp ăn ngon miệng, thúc đẩy tiêu hóa, thanh nhiệt, tiêu viêm…

Để có cách nấu canh xương hoàn hảo, đầu tiên việc xử lý nguyên liệu cũng rất quan trọng. Đặc biệt xương mua về, bạn nên rửa bằng nước ấm chứ đừng chỉ ngâm trong nước lạnh thông thường như nhiều người vẫn làm. Nếu dùng nước lạnh thì phần bụi bẩn bám lẫn trong lớp mỡ bên ngoài rất khó rửa sạch.

Bạn dùng nước ấm ngâm phần xương mua về, khi nước chuyển sang đỏ thì thay nước khác, có thể cần khoảng 2 – 3 lần thay nước như vậy, nguyên liệu mới sạch một cách tương đối.

2. Cách hầm xương heo ngon

Bà bầu có nên ăn nước hầm xương không

Khi hầm xương, bạn nên cho vào nồi cùng lượng nước phù hợp để hầm. Ngoài ra, cho thêm vài lát gừng tươi, vài hạt tiêu và 2 thìa giấm hầm chung với xương sẽ tăng hương vị và dinh dưỡng của món canh.

3. Vớt bọt

Trong quá trình nấu canh hầm xương, mẹ bầu cần chú ý vớt bọt nổi trên bề mặt để nước canh được trong. Ngoài ra, không nên lo lắng nước bị nấu cạn mà liên tục thêm nước vào, thay vào đó bạn có thể điều chỉnh lửa cho phù hợp. Nếu cần phải thêm nước, bạn nên dùng nước sôi, không nên đổ nước lạnh trực tiếp vào nồi.

4. Cho tiếp nguyên liệu rau củ

Bất kể bạn sử dụng một loại hay kết hợp cách nấu canh rau củ nhiều loại khác nhau thì cũng nên chờ phần thịt bám trên xương chín mềm rồi mới cho vào. Tiếp tục nấu cho đến khi rau củ chín, tùy theo từng loại mà bạn gia giảm thời gian hầm cho phù hợp. Cuối cùng, mẹ bầu có thể nêm gia vị vừa với khẩu vị rồi tắt bếp. Dùng nóng.

Lê Phương

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

http://www.haotefood.com/z/21706.html https://www.medicalnewstoday.com/articles/323903.php https://www.webmd.com/food-recipes/homemade-chicken-broth