Bác chảy ở nhiệt độ bao nhiêu?

Nếu như các bạn vẫn chưa biết nhệt độ nóng chảy của kim loại sắt, đồng, nhôm, vàng, bạc, thép, chì, inox… và các kim loại phổ biến khác là bao nhiều thì hôm nay chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn như thế nào là sự nóng chảy của các kim loại và chi tiết nhiệt độ nóng chảy của các kim loại phổ biến hiện nay.

Nhiệt độ nóng chảy của kim loại là gì?

Nhiệt độ nóng chảy của kim loại là nhiệt độ mà ở đó quá trình nóng chảy chuyển từ thể rắn thành thể lỏng của một chất sẽ diễn ra và ngược lại. Nhiệt độ nóng chảy của một kim loại sẽ được tính dựa trên các đơn vị là độ C, độ K và độ F.

Nhiệt độ nóng chảy là gì

Vậy các kim loại nóng chảy ở nhiệt độ bao nhiều thì hãy cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn nhé!

Nhiệt độ nóng chảy của Sắt thép

  • Ký hiệu của sắt trong bảng tuần hoàn là: Fe, có số nguyên tử là 26 và thuộc nhóm VIII B chu kỳ 4.
  • Với những đặc tính về độ cứng; độ dẻo; độ chịu lực tốt. Sắt là kim loại được sử dụng nhiều nhất, chiếm khoảng 95% tổng khối lượng kim loại sản xuất trên toàn thế giới.
  • Sắt nguyên chất có tính mềm, nhưng không thể thu được bằng cách nung chảy. Với tỷ lệ carbon nhất định [từ 0,002% đến 2,1%] sẽ tạo ra thép, có độ cứng gấp 1000 lần so với sắt nguyên chất.
  • Nhiệt độ nóng chảy của sắt là: 1811 K [1538 độ C; 2800 độ F].
  • Sắt thép được ứng dụng nhiều trong công trình xây dựng, thủy điện, ô tô, gò hàn…

Nhiệt độ nóng chảy của sắt

Nhiệt độ nóng chảy của Đồng

  • Trong bảng tuần hoàn Đồng có kí hiệu là Cu, có số nguyên tử là 29
  • Đồng nguyên chất thì mềm và dễ uốn, có màu cam đỏ. Đồng là kim loại dẻo, có độ dẫn điện – dẫn nhiệt cao.
  • Nhiệt độ nóng chảy của đồng là: 1357.77 k [1084.62 độ C; 1984.32 độ F].
  • Nhiệt độ nong chảy của đồng thau là: 900 – 940 độ C; 1.650 – 1.720 độ F; thùy thuộc vào thành phần bên trong của nó.
  • Đồng thường được sử dụng để làm chất dẫn điện dẫn nhiệt trong xây dựng và đặc biệt là làm dây điện như hiện nay.

Đồng nguyên chất

Nhiệt độ nóng chảy của Nhôm

  • Trong bảng tuần hoàn nhôm có khí hiệu là Al, số nguyên tử 13.
  • Al là nguyên tố phổ biến thứ 3 [sau ôxy và silic], và là kim loại phổ biến nhất trong vỏ Trái Đất. Nhôm chiếm khoảng 8% khối lớp rắn của Trái Đất.
  • Nhiệt độ nóng chảy của nhôm là 933,47 K ​[660,32 độ C; ​1220,58 độ F].
  • Nhôm và hợp kim của nhôm đóng vai trò rất quan trọng cho ngành công nghiệp hàng không vũ trụ, giao thông vận tải và vật liệu cấu trúc. Các hợp chất hữu ích nhất của nhôm là các oxit và sunfat.

Nhôm nguyên chất

Nhiệt độ nóng chảy của Vàng

  • Trong bảng tuần hoàn vàng có ký hiệu là Au, số nguyên tử là 79.
  • Au có tính dẫn điện tốt, không bị tác động bởi không khí và phần lớn hóa chất. Au chỉ đứng sau Bạc và Đồng về tính dẫn điện.
  • Nhiệt độ nóng chảy của vàng là 1337,33 K ​[1064,18 độ C; ​1947,52 độ F].
  • Vàng mềm, dễ uốn, dễ dát mỏng, màu vàng và chiếu sáng nên nó thường được sử dụng để làm đồ trang sức, nha khoa và các ngành điện tử.

Vàng nguyên chất

Nhiệt độ nóng chảy của Chì

  • Trong bảng tuần hoàn chì có ký hiệu là Pb. Số nguyên tử 82.
  • Chì là một kim loại mềm, nặng, độc hại và có thể tạo hình. Chì có màu trắng xanh khi mới cắt nhưng bắt đầu xỉn màu thành xám khi tiếp xúc với không khí.
  • Nhiệt độ nóng chảy của chì là 600.61 K ​[327.46 độ C; ​621.43 độ F].
  • Pb được ứng dụng nhiều trong xây dựng, ắc quy chì, đạn, và là một phần của nhiều hợp kim. Chì có số nguyên tố cao nhất trong các nguyên tố bền.
  • Tuy nhiên chì cũng rất độc khi tiếp xúc đối với con người. Nó có thể gây tổn thương hệ thần kinh não bộ.

Nhiệt độ nóng chảy của inox

  • Inox hay còn gọi là thép không rỉ, nó có rất nhiều loại sử dụng với các mục đích khác nhau.
  • Inox có khả năng chịu mài mòn cao, không rỉ, chống oxy hóa, dẻo dai ở nhiệt độ thấp tốt hơn.
  • Nhiệt độ nóng chảy của inox 201 là: 1400-1450 độ C [ 2552-2642 độ F ]
  • Nhiệt độ nóng chảy inox 304 là: 1400-1450 độ C [ 2552-2642 độ F ]
  • Nhiệt độ nóng chảy của inox 316 là: 1375-1400 độ C [ 2507-2552 độ F ]
  • Nhiệt độ nóng chảy của inox 430 là: 1425-1510 độ C [ 2597-2750 độ F ]
  • Nhiệt độ nóng chảy của inox 434 là: 1426-1510 độ C [ 2600-2750 độ F ]
  • Nhiệt độ nóng chảy của inox 420 là: 1450-1510 độ C [ 2642-2750 độ F ]
  • Nhiệt độ nóng chảy của inox 410 là: 1480-1530 độ C [ 2696-2786 độ F ]

Nhiệt độ nóng chảy của Bạc

  • Trong bảng tuần hoàn bạc có ký hiệu là Ag, số nguyên tử 47.
  • Ag là một kim loại chuyển tiếp màu trắng, mềm. Có tính dẫn điện cao nhất trong bất kỳ nguyên tố nào và có độ dẫn nhiệt cao nhất trong tất cả kim loại.
  • Nhiệt độ nóng chảy của bạc là 1234.93 K ​[961.78 độ C; ​1763.2 độ F].
  • Trong công nghiệp Ag được làm chát dẫn và tiếp xúc. AgNO3 pha loãng được dùng làm chất tẩy khuẩn.
  • Bạc là kiem loại quý có giá trị nên được sử dụng làm đồ trang sức, tiền xu…

Nhiệt độ nóng chảy của Thiếc

  • Trong bảng tuần hoàn thiếc có ký hiệu là Sn, số nguyên tử 50.
  • Sn có màu ánh bạc, nhiệt độ nóng chảy thấp [232 °C], rất khó bị ôxy hóa, ở nhiệt độ môi trường thiếc chống được sự ăn mòn.
  • Nhiệt độ nóng chảy của thiếc là 505.08 K ​[231.93 độ C; ​449.47 độ F].
  • Nhờ đặc tính chống ăn mòn nên kẽm thường được sử dụng để tráng hay mạ lên các kim loại dễ bị ôxy hoá nhằm bảo vệ chúng như một lớp sơn phủ bề mặt.

Lưu ý:

  • Kim loại có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất là Thủy ngân [Hg]: 233.32K [- 38,83 độ C, – 37,89 độ F].
  • Kim loại có nhiệt độ nóng chảy cao nhất là Wolfram [W]: 3695 K [3422 độ C, ​6192 độ F].

Vietchem hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp các bạn nắm được nhiệt độ nóng chảy của các kim loại phổ biến hiện nay một cách chi tiết hơn. Mọi thắc mắc xin liên hệ 19002820 hoặc để lại bình luận phía dưới bài viết để được giải đáp mọi thắc mắc.

Chủ Đề