Bạch cầu nào không có khả năng thực bào năm 2024

Bạch cầu, hay bạch huyết cầu [nghĩa là "tế bào máu trắng", còn được gọi là tế bào miễn dịch], là một thành phần của máu. Chúng giúp cho cơ thể chống lại các bệnh truyền nhiễm và các vật thể lạ trong máu. Chúng là một phần của hệ miễn dịch, số lượng bạch cầu các loại trong một lít máu người lớn khỏe mạnh dao động từ 4x109 tới 11x109.

Bạch cầu trong suốt, kích thước khá lớn, có nhân. Ngoại trừ máu, chúng được tìm thấy với số lượng lớn trong các hạch, mạch bạch huyết, lách và các mô khác trong cơ thể.

Trong tổng số bạch cầu cơ thể các loài động vật có vú thì Bạch cầu hạt trung tính là loại chiếm số lượng nhiều nhất [40% đến 70%].

Phân loại[sửa | sửa mã nguồn]

Có năm loại tế bào bạch cầu: Bạch cầu ưa kiềm, bạch cầu ưa axit, bạch cầu trung tính, bạch cầu mônô và bạch cầu limphô.

Bạch cầu được phân thành ba loại chính.

Bạch cầu hạt[sửa | sửa mã nguồn]

Bạch cầu hạt [granulocyte] được đặc trưng bởi các hạt nhuộm màu khác nhau trong tế bào chất dưới kính hiển vi quang học. Có ba loại bạch cầu hạt: bạch cầu trung tính [neutrophil], bạch cầu ái kiềm [basophil] và bạch cầu ái toan [eosinophil] [được đặt tên theo các thuộc tính nhuộm màu của chúng]. Trước đây, bạch cầu hạt còn được gọi [không chính xác] là "bạch cầu đa nhân" do đặc điểm phân thùy [múi] của nhân tế bào, tác giả Trần Phương Hạnh từng đề nghị thuật ngữ "bạch cầu nhân múi" thay cho "bạch cầu đa nhân". Ngoài ra chúng ta cũng có thể gọi những bạch cầu có hạt là bạch cầu có nhân đa hình [vì nhân của nó thường được phân thành nhiều múi khác nhau và thường có từ 1 - 5 múi]. Người ta sử dụng yếu tố phân múi này để định công thức bạch cầu Arneth!

Tế bào lympho[sửa | sửa mã nguồn]

Là các tế bào chuyên biệt của hệ miễn dịch, các tế bào lympho [lymphocyte] rất phổ biến trong hệ bạch huyết. Trong máu có ba loại lymphocyte: tế bào B, tế bào T và các tế bào giết tự nhiên [natural killer [NK] cell]. Các tế bào B sản xuất ra kháng thể liên kết với tác nhân gây bệnh nhằm tạo điều kiện để có thể phá hủy chúng. Các tế bào T CD4+ [T bổ trợ] phối hợp các phản ứng của hệ miễn dịch [loại tế bào này bị suy giảm khi cơ thể bị nhiễm virus HIV hoặc mắc các hội chứng suy giảm miễn dịch bẩm sinh]. Các tế bào T CD8+ [T gây độc] và tế bào giết tự nhiên có khả năng giết các tế bào của cơ thể bị nhiễm các tác nhân gây bệnh nội bào.

Bạch cầu đơn nhân[sửa | sửa mã nguồn]

Bạch cầu đơn nhân [monocyte] chia sẻ chức năng 'dọn dẹp chân không' của bạch cầu trung tính, nhưng chúng có đời sống dài hơn bởi chúng còn có vai trò bổ sung khác. Bạch cầu đơn nhân trong máu cũng như các bản sao của chúng ở các mô - thực bào rồi đưa các kháng nguyên của tác nhân gây bệnh tới trình diện cho tế bào T. Bạch cầu đơn nhân trưởng thành có thể biệt hóa thành đại thực bào tại các mô khác nhau của cơ thể.

Bệnh lý học[sửa | sửa mã nguồn]

Một dạng của ung thư mà các tế bào bạch cầu sinh trưởng không kiểm soát nổi gọi là ung thư máu. Trong các bệnh lý nhiễm trùng thì số lượng bạch cầu cũng tăng lên đáng kể. Từ trên 11x10^9

BẠCH CẦU

1. HÌNH DÁNG VÀ SỐ LƯỢNG. Bạch cầu là các tế bào có nhân, hình dáng và kích thước rất khác nhau tuỳ từng loại. Bạch cầu không phải chỉ lưu thông trong máu, mà nó còn có mặt ở nhiều nơi trong cơ thể: bạch huyết, dịch não tuỷ, hạch bạch huyết, các tổ chức liên kết... Thành phần bạch cầu rất phức tạp, gồm nhiều chất hữu cơ và vô cơ. Bào tương của bạch cầu chứa nhiều sắt, calci, lipid [cholesterol, triglycerid và acid béo]. Các lipid này liên quan tới vai trò chống nhiễm trùng của bạch cầu. Bạch cầu chứa nhiều lipid được xem như tiên lượng tốt chống nhiễm trùng [Boyd,1973]. trong bạch cầu còn có nhiều acid ascorbic, hạt glycogen. Hạt glycogen nhiều lên trong quá trình tiêu hoá và mắc bệnh đái tháo đường. Bạch cầu có một hệ thống enzym rất phong phú [oxydase, peroxydase, catalase, lipase, amylase] và một số chất diệt khuẩn. Trên màng tế bào bạch cầu có rất nhiều thụ thể liên quan tới chức năng của bạch cầu. Dựa vào các thụ thể này, nhờ các kỹ thuật hiện đại, ta có thể phân loại được bạch cầu và theo dõi các giai đoạn phát triển của bạch cầu. Trên bề mặt lympho bào có hệ thống kháng nguyên phù hợp tổ chức. Mặc dù một số kháng nguyên có mặt trên tế bào của nhiều mô, nhưng chúng lại bị phát hiện dễ dàng trên lympho bào. Do đó tất cả kháng nguyên phù hợp tổ chức chủ yếu của người được ký hiệu là HLA [humanlymphocyt antigen]. Tất cả HLA hợp thành hệ thống kháng nguyên phù hợp tổ chức của người, còn gọi là hệ thống HLA, chia thành 5 nhóm. Nhóm HLA-A, nhóm HLA-B, nhóm HLA-C, nhóm HLA-D và nhóm HLA-DR. Dưới các nhóm này có rất nhiều phân nhóm đã được đặt tên. Hệ thống kháng nguyên HLA di truyền và rất có ý nghĩa trong đáp ứng miễn dịch thải ghép. Trong 1lít máu ngoại vi có 7,0 x 109 bạch cầu [đối với nam] 6,2 x109 bạch cầu [đối với nữ], nhìn chung vào khoảng 5,0 x 109 đến 9,0 x 109 bạch cầu [đối với người trưởng thành]. Trẻ sơ sinh có số lượng bạch cầu rất cao: 20,0 x109 bạch cầu/1lít máu ngoại vi. Lúc một tuổi còn 10,0 x 109bạch cầu/1lit máu. Từ 12 tuổi trở đi số lượng bạch cầu trở về ổn định bằng người trưởng thành. Số lượng bạch cầu tăng lên khi ăn uống, khi lao động thể lực, tháng cuối của thời kỳ mang thai, sau khi đẻ. Đặc biệt số lượng bạch cầu tăng lên khi nhiễm khuẩn, bệnh bạch cầu. Một số hormon và một số tinh chất mô cũng làm tăng số lượng bạch cầu như: hormon tuyến giáp, adrenalin, estrogen, tinh chất gan, tinh chất lách, tuỷ xương. Số lượng bạch cầu giảm khi bị lạnh, khi bị đói, khi già yếu, suy nhược tuỷ, nhiễm virus, nhiễm độc, nhiễm trùng quá nặng, hoặc điều trị bằng các hormon corticoid, insulin kéo dài... 2. PHÂN LOẠI BẠCH CẦU. Về mặt đại thể, với kỹ thuật kinh điển, dựa vào hình dáng, kích thước tế bào, hình dáng nhân, sự bắt màu của hạt trong bào tương. Ngày nay nhờ kỹ thuật hiện đại còn phát hiện được các thụ thể bề mặt tế bào bạch cầu v.v...; người ta có thể phân loại bạch cầu thành bạch cầu hạt [bạch cầu đa nhân] và bạch cầu không hạt [bạch cầu đơn nhân]. Bạch cầu đa nhân được chia làm 3 loại: trung tính, ưa acid và base. Bạch cầu đơn nhân được chia làm 2 loại: monocyt và lymphocyt. Ở người bình thường, tỷ lệ các bạch cầu trong máu ngoại vi như sau: Bạch cầu hạt ưa acid [E]: 2,3% Bạch cầu hạt ưa base [B]: 0,4% Bạch cầu monocyt [M] : 5,3% Bạch cầu hạt trung tính [N]: 62,0% Bạch cầu lymphocyt [L]: 30,0% Các nhà lâm sàng thường gọi tỷ lệ % các loại bạch cầu ở máu ngoại vi là công thức bạch cầu phổ thông. Công thức thay đổi khi ăn uống, khi lao động, khi có kinh nguyệt, khi có thai trên 4 tháng, khi đẻ. Trẻ sơ sinh có tới 70% là bạch cầu đa nhân, từ tháng thứ 3 trở đi chỉ còn 35% là các bạch cầu đa nhân [lúc này chủ yếu là lympho bào]. Công thức bạch cầu dần ổn định đến sau tuổi dậy thì mới bằng người trưởng thành. Ngày nay nhờ kỹ thuật cao chúng ta có thể phân loại bạch cầu một cách chi tiết hơn với mục đích tìm hiểu chức năng của từng loại bạch cầu phục vụ cho nghiên cứu khoa học, chẩn đoán và điều trị. Tuy vậy việc xác định công thức bạch cầu phổ thông và số lượng bạch cầu vẫn được coi là xét nghiệm thường quy của bệnh viện vì nó vẫn còn giá trị thực tiễn. Đồng thời với xác định giá trị tương đối [là tỷ lệ % của từng bạch cầu], các nhà lâm sàng còn xác định giá trị tuyệt đối [số lượng từng loại bạch cầu có trong 1lít máu]. Chỉ số này rất cần cho sự tiên lượng bệnh. Bạch cầu đa nhân trung tính [N] tăng >70% trong các trường hợp nhiễm khuẩn cấp, quá trình làm mủ, viêm tĩnh mạch, nghẽn mạch, nhồi máu cơ tim, nhồi máu phổi. Nó còn tăng trong co giật động kinh, đưa protein vào trong cơ thể, chảy máu phúc mạc nhẹ. Đồng thời với N tăng còn có bạch cầu đũa [stab] tăng. - Bạch cầu đa nhân trung tính giảm

Chủ Đề