Bài tập tình huống GDCD 9 Bài 14

Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân

Trắc nghiệm GDCD 9 Bài 14 là tài liệu vô cùng hữu ích, tổng hợp một số câu hỏi trắc nghiệm có đáp án kèm theo về bài Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân.

Trắc nghiệm Công dân 9 Bài 14 tổng hợp 20 câu hỏi trắc nghiệm lý thuyết và các bài tập tình huống về Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân có đáp án kèm theo xoay quanh kiến thức trong sách giáo khoa. Qua đó giúp các em học sinh lớp 9 có thêm nhiều tư liệu tham khảo, trau dồi kiến thức để đạt kết quả cao trong kì thi học kì 2 sắp tới. Vậy sau đây là nội dung chi tiết tài liệu, mời các bạn cùng theo dõi và tải tại đây.

Câu hỏi trắc nghiệm GDCD 9 Bài 14 có đáp án

Câu 1. Trong các quyền dưới đây, quyền nào là quyền lao động?

A. Quyền tự do kinh doanh.B. Quyền sở hữu tài sản.C. Quyền được tuyển dụng lao động.

D. Quyền bóc lột sức lao động.

Câu 2: Người lao động là người

A. Từ đủ 15 tuổi trở lênB. Từ đủ 16 tuổi trở lên.C. Từ đủ 17 tuổi trở lên

D. Từ đủ 18 tuổi trở lên,

Câu 3. Hoạt động lao động tạo ra thu nhập mà không bị pháp luật cắm được gọi là

A. Học nghề B. Việc làm C. Cải tạo

D. Hướng nghiệp.

Câu 4: Những hành vi nào dưới đây là không đúng với luật lao động

A. Bắt trẻ dưới 15 tuổi vào làm việc.B. Công dân đủ 16 tuổi được nhận vào các công ty để làm việc.C. Được nghỉ tất cả các ngày lễ tết theo quy định của nhà nước.

D. Được thăm hỏi những lúc ốm đau, bệnh tật.

Câu 5: Một trong những nội dung về bình đẳng trong thực hiện quyền lao động là mọi người đều có quyền lựa chọn?

A. Việc làm theo sở thích của mình.B. Việc làm phù hợp với khả năng của mình mà không bị phân biệt đối xử.C. Điều kiện làm việc theo nhu cầu của mình.

D. Thời gian làm việc theo ý muốn chủ quan của mình.

Câu 6: Theo quy định của pháp luật, thời gian làm việc của lao động từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi là không quá

A. 5 giờ/ngày và 25 giờ/tuầnB. 6 giờ/ngày và 30 giờ/tuần.C. 7 giờ/ngày và 35 giờ/tuần

D. 8 giờ/ngày và 40 giờ/tuần.

Câu 7: Ý nào dưới đây không đúng khi nói về ý nghĩa của lao động?

A. Lao động làm ta khuây khỏa, tiết kiệm được thời gian, chữa được bệnh lười biếng.B. Không có nghề nào thấp kém, chỉ những kẻ lười biếng, ỷ lại mới đáng xấu hổ.C. Người hạnh phúc là người không cần lao động mà vẫn có cuộc sống đầy đủ.

D. Người lao động là người hạnh phúc; còn người nhàn rỗi là người khốn khổ.

Câu 8: Ý nào dưới đây không phải quyền của người lao động?

A. Hưởng lương phù hợp với trình độ.B. Tự do làm những việc mình thích.C. Làm việc trong điều kiện bảo đảm về an toàn lao động.

D. Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật.

Câu 9: Hoạt động có mục đích của con người nhằm tạo ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần cho xã hội là hoạt động

A. Lao động B. Dịch vụ C. Trải nghiệm

D. Hướng nghiệp

Câu 10: Để tìm việc làm phù hợp, anh H có thể căn cứ vào quyền bình đẳng nào?

A. Trong tuyển dụng lao động.B. Trong giao kết hợp đồng lao động.C. Thay đổi nội dung hợp đồng lao động.

D. Tự do lựa chọn việc làm.

Câu 11: Người lao động có nghĩa vụ

A. Chấp hành kỷ luật lao động, nội quy lao động.B. Tuân theo mọi sự phân công, điều động của cấp trên.C. Không được nghỉ chế độ khi cơ sở lao động đang nhiều việc.

D. Làm việc trong điều kiện không bảo đảm an toàn do đặc thù công việc.

Câu 12: Ý nào dưới đây không đúng khi nói về quyền làm việc của người lao động?

A. Tìm việc làm theo nguyện vọng, khả năng của mình.B. Tìm việc làm theo trình độ nghề nghiệp của bản thân.C. Tìm việc làm phù hợp với tình hình sức khoẻ của mình.

D. Làm việc cho bất kì người sử dụng lao động nào.

Câu 13: Hành vi nào dưới đây của người lao động vi phạm pháp luật?

A. Tự ý nghỉ việc mà không báo trước.B. Yêu cầu được ký hợp đồng lao động.C. Thường xuyên đi làm muộn do nhà xa.

D. Nâng cao trình độ chuyên môn nghề nghiệp.

Câu 14: Ý nào dưới đây không đúng khi nói về nghĩa vụ lao động của công dân?

A. Lao động là nghĩa vụ của mỗi công dân đối với bản thân, với gia đình.B. Mọi người có nghĩa vụ lao động để góp phần duy trì và phát triển đất nước.C. Lao động là nghĩa vụ thiêng liêng, là nguồn sống, nguồn hạnh phúc của chúng ta.

D. Mọi người có nghĩa vụ lao động chỉ để kiếm tiền nhằm thoả mãn nhu cầu của bản thân.

Câu 15: Sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả lương, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động được gọi là

A. Cam kết trách nhiệm.B. Hợp đồng kinh doanh.C. Hợp đồng lao động.

D. Thoả thuận buôn bán.

Câu 16: Độ tuổi thấp nhất của người lao động là?

A. 15 tuổi.B. Từ đủ 15 tuổi.C. 18 tuổi.

D. Từ đủ 18 tuổi.

.........................

Mời các bạn tải File tài liệu để xem thêm trắc nghiệm GDCD 9 Bài 14

  • Hỏi đáp
  • Lớp 12
  • Lớp 11
  • Lớp 10
  • Lớp 9
  • Lớp 8
  • Lớp 7
  • Lớp 6
  • Lớp 5
  • Lớp 4
  • Lớp 3
  • Lớp 2
  • Lớp 1
      • Toán lớp 1
      • Tự nhiên và Xã hội lớp 1

Giải Vở Bài Tập Giáo Dục Công Dân 9 – Bài 14: Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân giúp HS giải bài tập, hiểu được những chuẩn mực đạo đức và pháp luật cơ bản, phổ thông, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi HS trong các quan hệ với bản thân, với người khác, với công việc và với môi trường sống:

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

  • Sách Giáo Khoa Giáo Dục Công Dân Lớp 9

  • Giải Giáo Dục Công Dân Lớp 9

  • Giải Giáo Dục Công Dân Lớp 9 [Ngắn Gọn]

  • Giải Sách Bài Tập Giáo Dục Công Dân Lớp 9

  • Sách Giáo Viên Giáo Dục Công Dân Lớp 9

Trả lời:

Ý nghĩa của quyền và nghĩa vụ lao động của công dân:

– Đối với người lao động: Đảm bảo sự công bằng, bảo vệ những lợi ích thiết thực của người lao động, bên cạnh đó buộc người lao động có trách nhiệm với công việc của mình

– Đối với người sử dụng lao động: Đảm bảo được lợi ích của doanh nghiệp trong việc sử dụng lao động, đảm bảo hiệu quả công việc, sử dụng lao động một cách chất lương, hiệu quả, có trách nhiệm đối với những người lao động của mình

– Đối với sự phát triển của xã hội: Góp phần làm cho xã hội phát triển ổn định hơn, tránh gây ra những tranh chấp đáng tiếc, là điều kiện giúp cho xã hội công bằng tiến bộ hơn

Trả lời:

Những nội dung cơ bản các quyền và nghĩa vụ lao động của công dân:

– Quyền lao động: Mọi công dân có quyền dùng sức lao động của mình để học nghề, tìm việc làm, lựa chọn nghề nghiệp đem lại thu nhập cho bản thân và gia đình

– Nghĩa vụ lao động: Mọi người có nghĩa vụ để tự nuôi sống bản thân nuôi sống gia đình góp phần tạo ra của cải vật chất tinh thần cho xã hội, duy trì, phát triển đất nước.

Trả lời:

Trách nhiệm của nhà nước trong việc đảm bảo quyền và nghĩa vụ lao động của công dân:

– Ban hành luật và quy định để công dân có căn cứ pháp lí thực hiện

– Công nhận, tôn trọng bảo vệ đảm bảo quyền lợi cho công dân theo Hiến pháp, pháp luật.

– Không phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội

Trả lời:

Để thể hiện ý thức chấp hành nghiêm túc Luật lao động, người sử dụng lao động cần phải:

– Thực hiện đúng theo hợp đồng lao động

– Tôn trọng danh dự, nhân phẩm của người lao động

– Đảm bảo tính dân chủ trong quá trình sử dụng lao động

– Tạo điều kiện cho nhân viên lập ra các tổ chứ của họ

– Tạo điều kiện cho nhân viên học tập nâng cao trình độ lao động

Trả lời:

Những việc làm nào dưới đây vi phạm quyền và nghĩa vụ lao động của công dân?

A. Yêu cầu người lao động làm việc trong cả giờ nghỉ trưa để tăng năng suất

B. Trả lương cho người lao động theo đúng hợp đồng

C. Yêu cầu người lao động nghỉ việc trước thời hạn kết thúc hợp đồng vì không có nguyên liệu sản xuất.

D. Không kí hợp đồng lao động với người lao động

E. Người lao động tự bỏ việc để tìm việc làm khác có lương cao hơn

Chọn đáp án: A, C, D, E

Tại vì những hành vi trên đều gây ra những ảnh hưởng xấu đến người lao động và người sử dụng lao động

Trả lời:

a. Việc làm của ông Long như thế là sai vì ông đã vi phạm nghiêm trọng quyền và nghĩa vụ lao động của công dân, không kí hợp đồng lao động, sử dụng lao động khi chưa đủ dộ tuổi

b. Nếu là ông Minh khi được ông Long chia sẻ kinh nghiệm tuyển lao động như vậy, em sẽ: Không áp dụng cách làm của ông Long vì đó là việc làm vi phạm Luật Lao động và sẽ nói cho ông Long biết. Tại vì theo em đây là cách ưng xử phù hợp nhất vừa khiến bản thân vi phạm pháp luật, vừa giúp cho ông Long nhận ra được sự sai trái trong hành vi của mình.

Trả lời:

a. Cách xử sự của chị Hoa và anh Hòa trong tình huống trên đều chưa đúng, thứ nhất, trong hợp đồng đã nói số tiền làm thêm ngoài giờ sẽ được trả theo thỏa thuận, nhưng anh Hòa không thỏa thuận mà trả cho chị Hoa một mức lương thấp, chưa có sự chấp thuận của chị Hoa. Còn chị Hoa đơn phương chấm dứt hợp đồng cũng là hành vi vi phạm Luật Lao động.

b. Để tránh xảy ra sự tranh cãi giữa người lao động và người sử dụng lao động trong tình huống trên, hai bên cần phải có sự thỏa thuận bằng giấy tờ thật chặt chẽ rõ ràng trước khi tiến hành công việc. Tại vì có như vậy mới đảm bảo được quyền lợi cho cả hai bên, tránh sự xích mích không đáng có.

Trả lời:

a. Thái độ và ý thức làm việc của những người lao động ấy đáng bị lên án, phê phán, khiển trách. Là cán bộ nhà nước nhưng làm việc không có trách nhiệm, không tuân thủ quy định về Luật Lao động cũng như hoàn thành trách nhiệm của mình

b. Hiện tượng người lao động vi phạm Luật Lao động như vậy có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển kinh tế. Tại vì, với thái độ và ý thức làm việc như vậy sẽ khiến công việc bị trì trệ, hiệu quả công việc không cao, có những hiện tượng đùn đẩy dựa dẫm, ý lại gây cản trở cho sự phát triển kinh tế.

Trả lời:

Quy định: Công dân có quyền làm việc, quyền lựa chọn nghề nghiệp, việc làm và nơi làm việc, thể hiện tính dân chủ trong lao động của công dân. Không ai có quyền ép buộc người khác phải lựa chọn nghề nghiệp, nơi làm việc theo ý mình. Mỗi công dân đều được phép lựa chọn công việc, nghề nghiệp và nơi làm việc theo ý muốn, sở thích của mình.

– Quyền của người lao động:

   + Làm việc, tự do chọn việc làm, học nghề nâng cao trình độ, không bị phân biệt đối xử.

   + Được hưởng lương phù hợp với bản thân, được bảo hộ lao động an toàn, đươc nghỉ lễ, nghỉ phép, được hưởng phúc lợi tập thể

   + Đơn phương chấm dứt hợp đồng, đình công.

– Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động:

Các quyền:

   + Tuyển dụng, điều hành lao động theo nhu cầu của sản xuất, khen thưởn, xử lí

   + Thành lập, gia nhập hoạt động trong các tổ chức

   + Yêu cầu tập thể đối ngoại, kí kết thỏa ước lao động, giải quyết tranh chấp, trao đổi công đoàn, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người lao động

Các nghĩa vụ:

   + Thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước tập thể, tôn trọng danh dự, nhân phẩm người lao động

   + Thiết lập cơ chế, thực hiện đối thoại với tập thể, thực hiện quy chế dân chủ

Video liên quan

Chủ Đề