Bài tập tình huống về Luật doanh nghiệp 2022

Mục lục bài viết

  • 1. Giới thiệu tác giả
  • 2. Giới thiệu hình ảnh sách
  • 3. Tổng quan nội dung sách
  • 4. Đánh giá bạn đọc
  • 5. Kết luận

1. Giới thiệu tác giả

Cuốn sách "Luật doanh nghiệp Việt Nam - tình huống - dẫn giải - Bình luận" do TS. Phạm Hoài Huấn làm chủ biên cùng sự tha gia biên soạn của ThS. LS Trần Thanh Tùng và ThS. Lê Nhật Bảo.

2. Giới thiệu hình ảnh sách

Bài tập tình huống về Luật doanh nghiệp 2022

Luật doanh nghiệp Việt Nam - tình huống - dẫn giải - Bình luận

Tác giả: TS. Phạm Hoài Huấn - ThS. LS Trần Thanh Tùng - ThS. Lê Nhật Bảo

Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia sự thật

3. Tổng quan nội dung sách

Luật doanh nghiệp năm 2014 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa VIII kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 26-11-2014 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01-7-2015. Luật doanh nghiệp năm 2014 thay thế Luật doanh nghiệp năm 2005 đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản vào năm 2009 và Luật sửa đổi, bổ sung Điều 170 của Luật doanh nghiệp vào năm 2013. Luật doanh nghiệp năm 2014 là luật chung về doanh nghiệp khi quy định về việc thành lập, tổ chức quản lý, tổ chức lại, giải thể và hoạt động có liên quan của doanh nghiệp, bao gồm công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh và quy định về doanh nghiệp tư nhân; quy định về nhóm công ty.

>> Xem thêm: Nghị định 12/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về thuế

Mục tiêu cao nhất trong các quy định của Luật doanh nghiệp là làm cho doanh nghiệp trở thành một công cụ kinh doanh rẻ hơn, an toàn hơn và hấp dẫn hơn cho các nhà đầu tư; qua đó tăng cường thu hút và huy động các nguồn lực đầu tư vào sản xuất, kinh doanh, như tạo thuận lợi hơn cho việc thành lập doanh nghiệp; đối xử bình đẳng về thủ tục thành lập doanh nghiệp, gia nhập thị trường giữa các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài; tạo thuận lợi hơn, giảm chi phí cho tổ chức quản trị doanh nghiệp, cơ cấu lại doanh nghiệp; bảo vệ tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp của các nhà đầu tư, cổ đông, thành viên của doanh nghiệp; tạo thuận lợi hơn và ít tốn kém hơn cho doanh nghiệp, nhà đầu tư khi rút khỏi thị trường; nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp.

Để các quy định của Luật doanh nghiệp năm 2014 phát huy hiệu lực trong thực tế đời sống, đạt được các mục tiêu nói trên thì việc tuyên truyền, phổ biến, giải thích và áp dụng luật là một yêu cầu quan trọng. Cuốn sáchLuật doanh nghiệp Việt Nam: Tình huống – Dẫn giải – Bình luậndo tác giả Phạm Hoài Huấn làm chủ biên được Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản năm 2015 và tái bản có sửa chữa, bổ sung năm 2016, 2017, 2019và lần này là lần xuất bản thứ năm đã đem đến cho bạn đọc một tài liệu tham khảo hữu ích về Luật doanh nghiệp năm 2014, giúp các doanh nghiệp, các cơ quan quản lý và người dân có thể áp dụng và thi hành Luật một cách hiệu quả. Các quy định trong Luật được giải thích, bình luận từ nhiều chiều, có so sánh, đối chiếu với các quy định của pháp luật về doanh nghiệp hoặc có liên quan đến doanh nghiệp ở trong nước cũng như nước ngoài để thấy được những điểm kế thừa, điểm mới và hoàn thiện của các quy định này; việc áp dụng và thực thi các quy định của Luật như thế nào cho hiệu quả nhất. Những giải thích, bình luận điều luật trở nên sáng rõ hơn thông qua các tình huống, các bản án mà Tòa án Việt Nam các cấp đã xét xử trong thực tế.

Cuốn sách được biên soạn với cấu trúc chương mục như sau:

Chương I. Khái quát chung về doanh nghiệp

I. Khái niệm doanh nghiệp

II. Thành lập, quản lý và góp vốn vào doanh nghiệp

III. Chi nhánh, văn phòng đại diện và con dấu riêng của doanh nghiệp

IV. Ngành, nghề đầu tư kinh doanh

V. Quyền, nghĩa vụ của doanh nghiệp

VI. Khuôn khổ cho hoạt động của doanh nghiệp

>> Xem thêm: Thông tư số 78/2014/TT-BTC hướng dẫn thi hành Nghị định số 218/2013/NĐ-CP về luật thuế thu nhập doanh nghiệp

VII. Doanh nghiệp xã hội

Chương II. Công ty trách nhiệm hữu hạn

A. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên

I. Bản chất công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên

II. Quy chế pháp lý về thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên

III. Cơ cấu tổ chức quản lý

IV. Tài chính trong công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên

B. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

I. Khái niệm và đặc điểm công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

II. Quy chế pháp lý về thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

>> Xem thêm: Thông tư 96/2015/TT-BTC Hướng dẫn thuế thu nhập doanh nghiệp

III. Các vấn đề tài chính của công ty

IV. Cơ cấu tổ chức quản lý

Chương III. Doanh nghiệp nhà nước

I. Khái niệm, đặc điểm doanh nghiệp nhà nước

II. Cơ cấu tổ chức trong doanh nghiệp nhà nước

III. Công bố thông tin

Chương IV. Công ty cổ phần

I. Khái niệm chung về công ty cổ phần

II. Cổ phần

III. Tổ chức quản lý trong công ty cổ phần

>> Xem thêm: Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là gì ? Cách thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài

IV. Tài chính trong công ty cổ phần

Chương V. Công ty hợp danh

I. Khái quát về lịch sử hình thành và phát triển công ty hợp danh

II. Khái niệm và đặc điểm của công ty hợp danh

III. Quy chế pháp lý về thành viên công ty hợp danh

IV. Các vấn đề về tài chính của công ty hợp danh

V. Cơ cấu tổ chức công ty hợp danh

Chương VI. Doanh nghiệp tư nhân

I. Khái niệm và đặc điểm của doanh nghiệp tư nhân

II. Tổ chức quản lý doanh nghiệp tư nhân

>> Xem thêm: Nghị định 78/2015/NĐ-CP đăng ký doanh nghiệp

III. Quyền và nghĩa vụ của chủ doanh nghiệp tư nhân

Chương VII. Tổ chức lại và giải thể doanh nghiệp

I. Tổ chức lại doanh nghiệp

II. Giải thể doanh nghiệp

Đến nay, Luật doanh nghiệp năm 2014 đã được thay thế bởi Luật Doanh nghiệp năm 2020. Cũng đã có rất nhiều quy định được sửa đổi, bổ sung và thay thế. Nhiều điểm mới nổi bật và được đánh giá cao.

Luật Minh Khuê trích dẫn dưới đây một số quy định về giải thể doanh nghiệp theo quy định tại Luật doanh nghiệp năm 2020 để bạn đọc tham khảo:

Điều 207. Các trường hợp vàđiềukiện giải thể doanh nghiệp

1. Doanh nghiệp bị giải thể trong trường hợp sau đây:

a) Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn;

b) Theo nghị quyết, quyết định của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân, của Hội đồng thành viên đối với công ty hợp danh, của Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần;

c) Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của Luật này trong thời hạn 06 tháng liên tục mà không làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp;

d) Bị thu hồi Giấy chứng nhậnđăng kýdoanh nghiệp, trừ trường hợp Luật Quản lý thuế có quy định khác.

2. Doanh nghiệp chỉ được giải thể khi bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ, nghĩa vụ tài sản khác và không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc Trọng tài. Người quản lý có liên quan và doanh nghiệp quy định tại điểm d khoản 1 Điều này cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ của doanh nghiệp.

Điều 208. Trình tự, thủ tục giải thể doanh nghiệp

Việc giải thể doanh nghiệp trong trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 207 của Luật này được thực hiện theo quy định sau đây:

1. Thông qua nghị quyết, quyết định giải thể doanh nghiệp. Nghị quyết, quyết định giải thể doanh nghiệp phải bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:

a) Tên, địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp;

b) Lý do giải thể;

c) Thời hạn, thủ tục thanh lý hợp đồng và thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp;

d) Phương án xử lý các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng lao động;

đ) Họ, tên, chữ ký của chủ doanh nghiệp tư nhân, chủ sở hữu công ty, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng quản trị;

2. Chủ doanh nghiệp tư nhân, Hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu công ty, Hội đồng quản trị trực tiếp tổ chức thanh lý tài sản doanh nghiệp, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định thành lập tổ chức thanh lý riêng;

3. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày thông qua, nghị quyết, quyết định giải thể và biên bản họp phải được gửi đến Cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế, người lao động trong doanh nghiệp. Nghị quyết, quyết định giải thể phải được đăng trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và được niêm yết công khai tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp.

Trường hợp doanh nghiệp còn nghĩa vụ tài chính chưa thanh toán thì phải gửi kèm theo nghị quyết, quyết định giải thể và phương án giải quyết nợ đến các chủ nợ, người có quyền, nghĩa vụ và lợi ích có liên quan. Phương án giải quyết nợ phải có tên, địa chỉ của chủ nợ; số nợ, thời hạn, địa điểm và phương thức thanh toán số nợ đó; cách thức và thời hạn giải quyết khiếu nại của chủ nợ;

4. Cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo tình trạng doanh nghiệp đang làm thủ tục giải thể trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp ngay sau khi nhận được nghị quyết, quyết định giải thể của doanh nghiệp. Kèm theo thông báo phải đăng tải nghị quyết, quyết định giải thể và phương án giải quyết nợ (nếu có);

5. Các khoản nợ của doanh nghiệp được thanh toán theo thứ tự ưu tiên sau đây:

a) Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật và các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã kýkết;

b) Nợ thuế;

c) Các khoản nợ khác;

6. Sau khi đã thanh toán chi phí giải thể doanh nghiệp và các khoản nợ, phần còn lại chia cho chủ doanh nghiệp tư nhân, các thành viên, cổ đông hoặc chủ sở hữu công ty theo tỷ lệ sở hữu phần vốn góp, cổ phần;

7. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp gửi hồ sơ giải thể doanh nghiệp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày thanh toán hết các khoản nợ của doanh nghiệp;

8. Sau thời hạn 180 ngày kể từ ngày nhận được nghị quyết, quyết định giải thể theo quy định tại khoản 3 Điều này mà không nhận được ý kiếnvềviệc giải thể từ doanh nghiệp hoặc phản đối của bên có liên quan bằng văn bản hoặc trong 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ giải thể, Cơ quan đăng ký kinh doanh cập nhật tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp;

9. Chính phủ quy định chi tiết về trình tự, thủ tục giải thể doanh nghiệp.

4. Đánh giá bạn đọc

Cuốn sách "Luật doanh nghiệp Việt Nam - tình huống - dẫn giải - Bình luận" đãđưa ra các luận giải về pháp luật doanh nghiệp. Các quy định trong Luật Doanh nghiệp được giải thích, bình luận từ nhiều chiều, có so sánh, đối chiếu với các quy định của pháp luật về doanh nghiệp hoặc có liên quan đến doanh nghiệp ở trong nước cũng như nước ngoài để thấy được những điểm kế thừa, điểm mới và hoàn thiện của các quy định này, từ đó thấy được cần áp dụng và thực thi các quy định của Luật Doanh nghiệp như thế nào cho hiệu quả nhất. Những giải thích, bình luận điều luật trong cuốn sách trở nên sáng rõ hơn thông qua các tình huống, các bản án mà tòa án Việt Nam các cấp đã xét xử trong thực tế, đồng thời cung cấp cho bạn đọc những hiểu biết thực tiễn về hoạt động của doanh nghiệp tại Việt Nam thông qua các tranh chấp mang tính điển hình.

Từ khi xuất bản đến nay, cuốn sách đã được độc giả nhiệt tình đón nhận. Để phục vụ nhu cầu của độc giả, Nhà xuất bản tái bản lần thứ tư, có sửa chữa, bổ sung cuốn sách này.

>> Xem thêm: Luật thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi, bổ sung năm 2013 số 32/2013/QH13 mới nhất

Tuy rằng Luật doanh nghiệp 2014 đã bị thay thế bởi Luật doanh nghiệp 2020, có những quy định đã thay đổi, cũng đã có nhiều văn bản hướng dẫn thi hành Luật doanh nghiệp năm 2020 được ban hành, thay thế các văn bản pháp luật hướng dẫn thi hành Luật doanh nghiệp 2014 trước đó,song cuốn sách với lối bình giải chuyên sâu, từ pháp lý đến thực tiễn vẫn còn nguyên giá trị tham khảo đối với bạn đọc.

5. Kết luận

Hy vọng những chia sẻ trên đây của chúng tôi sẽ là một nguồn tư liệu đánh giá chất lượng sách hiệu quả tin cậy của bạn đọc.Nếu thấy chia sẻ của chúng tôi hữu ích, bạn hãy lan tỏa nó đến với nhiều người hơn nhé!Chúc các bạn đọc sách hiệu quả và thu được nhiều thông tin hữu ích từ cuốn sáchLuật doanh nghiệp Việt Nam - tình huống - dẫn giải - Bình luận".

Nếu bạn có khó khăn trong việc tra cứu hiệu lực văn bản hay quy định pháp luật trong lĩnh vực nào đó, hãy liên hệ tổng đài 1900.6162 của Luật Minh Khuê, chúng tôi sẽ hỗ trợ giải đáp chính xác và nhanh chóng nhất giúp bạn!