Bài tập tính theo phương trình hóa học lớp 8

Tính theo phương trình hóa học là một dạng bài tập quan trọng trong chương trình hóa học 8 nói riêng và hóa học bậc phổ thông nói chung.

Vậy làm sao để tính theo phương trình hoá học? có các dạng bài tập nào liên quan tới tính theo phương trình hoá học chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

I. Cách tính theo phương trình hoá học

Bạn đang xem: Cách tính theo phương trình hoá học và bài tập vận dụng – hoá 8 bài 22

1. Tính theo phương trình hoá học là gì?

– Hiểu đơn giản tính theo phương trình hóa học là dựa vào phương trình hóa học đã được cân bằng để tính số mol của một chất đã biết, sau đó suy ra số mol của chất tham gia hoặc sản phẩm được tạo thành. Việc tính số mol sẽ được dựa trên khối lượng hoặc thể tích của các chất đã được cho trước.

2. Phương pháp tính theo phương trình hoá học.

– Để giải được các dạng bài tập tính theo phương trình hoá học lớp 8 ta cần nắm vững các nội dung sau:

  • Chuyển đổi giữa khối lượng chất hoặc thể tích chất khí thành số mol chất
  • Viết chính xác phương trình hoá học xảy ra.
  • Dựa vào phương trình hoá học để tìm số mol chất tham gia hoặc chất tạo thành.
  • Chuyển đổi số mol thành khối lượng [m = n.M] hoặc thể tích chất khí ở ĐKTC [V= n.22,4].

II. Các dạng bài tập tính theo phương trình hoá học

1. Tính khối lượng, thể tích chất tham gia hoặc sản phẩm được tạo thành

* Với dạng bài tập này, đề bài sẽ cho trước khối lượng hoặc thể tích của chất tham gia hoặc chất tạo thành, các bước thực hiện như sau:

– Tìm số mol chất đề bài cho: n = m/M hoặc n = V/22,4

– Lập phương trình hoá học

– Dựa vào tỉ lệ các chất có trong phương trình tìm ra số mol chất cần tìm

– Chuyển đổi ra số gam hoặc thể tích chất cần tìm.

* Ví dụ: Cho 2,4 gam Mg tác dụng với axit clohiđric HCl, tính:

a] Tính thể tích lượng khí thu được sau phản ứng [đktc]?

b] Tính khối lượng axit  đã tham gia vào phản ứng?

Lời giải:

– Theo bài ra ta có số mol Mg là: nMg = 2,4/24 = 0,1 [mol]

– Phương trình hoá học:

  Mg    +    2HCl  →  MgCl2  +  H2↑

1 mol       2 mol                   1 mol

0,1 mol     ? mol                  ? mol

– Dựa theo tỉ lệ số mol phản ứng giữa Mg với HCl và tỉ lệ với H2 tạo ra, ta có thể viết như ở trên và dễ dàng tính được số mol HCl tham gia phản ứng và số mol H2 tạo thành.

 nH2 = nMg = 0,1 mol; nHCl = 2.nMg = 2.0,1 = 0,2 [mol]

a] Thể tích khí H2 thu được là: VH2 = n.22,4 = 0,1.22,4 = 2,24 [lít]

b] Khối lượng HCl tham gia phản ứng là: mHCl = n.M = 0,2.36,5 = 7,3 [g].

2. Tìm chất dư trong phản ứng.

* Với dạng bài này, chúng ta sẽ biết thể tích hoặc khối lượng của cả 2 chất tham gia, các bước thực hiện như sau:

– Giả sử phương trình phản ứng là: aA  +  bB →  cC  +  dD

– Lập tỉ số: 

 và 
 trong đó, nA và nB lần lượt là số mol chất A, chất B theo bài ra.

– So sánh tỉ số:

 Nếu

 thì chất B hết , chất A dư

 Nếu 

Chủ Đề