Bài tập về nguyên phân giảm phân violet năm 2024

Bằng cơ chế nào mà bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội (2n) của loài sinh sản hữu tính được duy trình nguyên vẹn từ thế hệ này sang thế hệ khác?

BÀI 14: GIẢM PHÂN

NỘI DUNG BÀI HỌC

Quá trình giảm phân và thụ tinh

Một số nhân tố ảnh hưởng đến quá trình giảm phân

QUÁ TRÌNH GIẢM PHÂN VÀ THỤ TINH

  1. Cơ chế nhân đôi và phân li của nhiễm sắc thể trong giảm phân

CH1. Giảm phân là gì?

CH2. Quan sát hình 14.1 và trả lời các câu hỏi:

  1. a) Để tạo ra 4 tế bào con, cần mấy lần phân chia từ một tế bào ban đầu?
  2. b) Hãy so sánh bộ nhiễm sắc thể ban đầu và bộ nhiễm sắc thể của các tế bào là sản phẩm của các lần phân chia đó.

Trả lời

CH1. Giảm phân là hình thức phân chia tế bào sinh dục chính thành giao tử có bộ nhiễm sắc thể giảm đi một nửa so với tế bào mẹ ban đầu.

CH2.

- Tạo 4 tế bào con cần 2 lần phân chia liên tiếp (giảm phân I, giảm phân II) từ một tế bào ban đầu.

- So sánh : Sau khi kết thúc 2 lần phân chia, bộ NST của các tế bào con số lượng giảm đi một nửa so với số lượng NST trong tế bào ban đầu.

  1. Cơ chế nhân đôi và phân li của nhiễm sắc thể trong giảm phân

CH3. Quan sát hình 14.2 và cho biết trước khi bắt đầu giảm phần I, nhiễm sắc thể trong nhân tế bào ở trạng thái đơn hay kép. Đặc điểm này có ý nghĩa gì?

Trả lời

CH3.

- Trước khi bắt đầu giảm phân I, tế bào ở trạng thái kép (hai chromatid)

- Ý nghĩa của sự nhân đôi nhiễm sắc thể: đảm bảo mỗi tế bào con có bộ nhiễm sắc thể giảm đi một nửa so với tế bào mẹ ban đầu.

  1. Cơ chế nhân đôi và phân li của nhiễm sắc thể trong giảm phân

CH4. Quan sát hình 14.3, cho biết

  1. a) Giảm phân I có các kì nào? Nhiễm sắc thể biến đổi như thế nào ở kì đầu I?
  2. b) Nhận xét về sự sắp xếp của nhiễm sắc thể ở kì giữa I và sự di chuyển của nhiễm sắc thể ở kì sau I.

CH4. Quan sát hình 14.3, cho biết

  1. c) Kết quả giảm phân I là gì? Hãy so sánh số lượng nhiễm sắc thể của tế bào lúc bắt đầu giảm phân và lúc kết thúc giảm phân I.

CH4. Quan sát hình 14.3, cho biết

  1. d) Kết quả của giảm phân II là gì? So sánh bộ nhiễm sắc thể của tế bào được tạo ra sau giảm phân I và giảm phân II.

Trả lời

CH4.

  1. a) - Giảm phân I gồm 4 kì: kì đầu I, kì giữa I, kì sau I, kì cuối I.

- Sự biến đổi nhiễm sắc thể tại kì đầu I: nhiễm sắc thể kép bắt đôi → cặp tương đồng (tiếp hợp) → trao đổi chéo choromatid (có thể) → co xoắn.

Trả lời

CH4.

  1. b) - Nhận xét về sắp xếp nhiễm sắc thể ở kì giữa I: nhiễm sắc thể kép xếp thành 2 hàng trên xích đạo của thoi phân bào.

- Nhận xét về di chuyển nhiễm sắc thể ở kì sau I: nhiễm sắc thể kép → di chuyển về một cực của tế bào.

  1. c) - Kết quả của giảm phân I: 1 tế bào (2n) → 2 tế bào con (n kép).

- Số lượng nhiễm sắc thể của tế bào lúc bắt đầu giảm phân và lúc kết thúc giảm phân I: nhiễm sắc thể giảm đi một nửa (2n NST kép → n NST kép).

Trả lời

CH4.

  1. d) Kết quả của giảm phân II: 4 tế bào con (n đơn).

Luyện tập 1. Nhận xét về sự phân li và tổ hợp của các cặp nhiễm sắc thể tương đồng khác nhau qua các giai đoạn của giảm phân I.

Nhận xét: nhiễm sắc thể phân li độc lập, tổ hợp tự do về 2 cực của tế bào → nhiễm sắc thể mới → nhiều giao tử.

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Bài 1. Một tế bào sinh dục đực 2n và 1 TB sinh dục cái 2n đều nguyên phân 1 số đợt bằng nhau (các TB con sinh ra đều tiếp tục nguyên phân). Giả thiết rằng các tế bào con nói trên sinh ra từ đợt nguyên phân cuối cùng đều giảm phân cho tổng số 80 giao tử bình thường. Cho biết số lượng NST đơn trong các giao tử đực nhiều hơn số lượng NST đơn trong các giao tử cái là 192.

Loài đó tên là gì? -> ĐS: 2n = 8, ruồi giấm

Bài 2: Một gà mái đẻ được 1 số trứng, nhưng khi ấp chỉ có 12 trứng nở thành gà con. Các hợp tử nở thành gà con có 936 NST đơn ở trạng thái chưa nhân đôi. Số trứng còn lại không nở thành gà con.

Số tinh trừng được sinh ra phục vị cho gà giao phối có 624000 NST đơn. Giả thiết số tinh trùng được trực tiếp thụ tinh với các trứng nói trên chiếm tỉ lệ 1/1000 so với tổng số tinh trùng được hình thành. Mỗi tinh trùng thụ tinh với 1 trứng.

  1. Tính số trứng được thụ tinh? (16)
  2. Trứng gà không nở thành gà con có bộ NST như thế nào?

– Trứng không được thụ tinh: n = 39

– Trứng được thụ tinh nhưng ấp không nở: 2n = 78

  1. Số gà trống và gà mái trong đàn gà con nói trên có tuân theo tỉ lệ 1: 1 không?

– Có thể 6 gà trống : 6 gà mái hoặc có thể không tuân theo tỉ lệ 1: 1

Bài 3. Trong tinh hoàn của 1 cá thể có 1 nhóm tế bào sinh dục sơ khai chứa 480 NST đơn, phân bào liên tiếp 1 số lần bằng số NST đơn trng bộ NST đơn bội của loài. Các tế bào con mới tạo thành đều trở thành tế bào sinh tinh và trải qua giảm phân. Hiệu suaatsthuj tinh của tinh trùng là 10%.

Khi giao phối với 1 con cái cùng loài đã hình thành số hợp tử chứa 3072 NST đơn. Cho biết hiệu suất thụ tinh của trứng là 50%.

  1. Tìm bộ NST lưỡng bội của loài?
  2. Tìm số TB sinh dục sơ khai ban đầu và số lượng TB sinh tinh?
  3. Để đảm bảo quá trình thụ tinh, ở con cái cần phải có bao nhiêu tế bào sinh dục sơ khai chưa bước vào quá trình nguyên phân ở vùng A?

ĐS: a. 2n = 8

  1. Số TB sinh dục sơ khai ban đầu: 60

Số TB sinh tinh: 960

  1. 3, 6, 12, 24, 48, 96, 192, 384

Bài 4. Ở 1 loài, mỗi NST đơn chỉ chứa 1 sợi nhiễm sắc tạo nên từ 1 phân tử ADN. Trong vùng A của 1 cá thể thuộc loài đó, 25% số tế bào sinh dục sơ khai phân bào liên tiếp với số lần bằng số TB sinh dục sơ khai ban đầu. tất cả các TB con đều trở thành TB sinh tinh và trải qua giảm phân. Mỗi TB trên trải qua giảm phân đã đòi hỏi môi trường nội bào cung cấp 32 mạch đơn của phân tử ADN.