Bài văn kể về lễ hội lớp 4 năm 2024

Hội làng em được tổ chức vào mùng sáu tháng Giêng âm lịch. Một trong những hoạt động được mong chờ nhất là lễ hội đua thuyền.

Con sông chảy qua làng em rất hiền hòa. Từ sáng sớm, mọi người dân trong làng đã ra bờ sông. Ai cũng háo hức chờ đợi, hồi hộp chờ đợi cuộc đua bắt đầu. Năm đội tham dự cuộc thi đại diện cho năm xóm trong làng. Mỗi đội mặc một bộ trang phục truyền thống với màu sắc khác nhau. Em cổ vũ cho đội màu đỏ, là đội của xóm em.

Trên sông, năm chiếc thuyền nằm chờ ở điểm xuất phát. Những chiếc thuyền dùng để thi đấu khá dài, nhưng không rộng lắm. Trên thuyền có mười anh thanh niên cao lớn, khỏe mạnh. Anh trai em cũng là một thành viên trong số đó. Khi tiếng còi báo hiệu cuộc đua bắt đầu vang lên, những con thuyền lao nhanh vun vút về phía trước. Chặng đường đua dài khoảng mười ki-lô-mét. Đội nào cũng gắng hết sức để về đích đầu tiên. Người dân hai bên bờ hò reo cổ vũ cho đội của mình. Những tiếng hô: “Đội đỏ cố lên! Đội xanh cố lên! Đội trắng cô lến!..” khiến cuộc đua thêm sôi nổi. Mọi người vừa hô vừa chạy theo những chiếc thuyền.

Đội trắng đang ở vị trí thứ nhất. Theo sau là đội cam, đội đỏ. Nhưng khoảng cách giữa ba đội là không xa. Hai đội vàng và đội xanh đang ở vị trí cuối cùng cũng đang cố gắng hết sức để bắt kịp. Đến khi chỉ còn khoảng vài mét nữa là tới đích thì bất ngờ đội đỏ bắt đầu tăng tốc. Thật bất ngờ, đội đỏ đã vượt lên trước. Đích đến đang ở rất gần rồi. Tiếng hò reo càng lớn hơn. Em hào hứng hô to: “Đội đổ có lên”. Cuối cùng, đội đỏ là đội về đích đầu tiên, giành được giải nhất. Theo sau là đội trắng, đội cam, đội vàng, và đội xanh. Em cảm thấy rất vui vì đội của xóm mình đã chiến thắng.

Các đội giành giải nhất, nhì và ba lên nhận giải thương. Hai đội thua cuộc không vì thế mà nản chí. Họ tự nói với nhau sẽ quyết tâm cho mùa giải năm sau. Người xem thì có người hài lòng với kết quả, có người không phục.

Cuộc đuôi thuyền năm nay vô cùng hấp dẫn. Em mong rằng năm sau có thể tiếp tục được xem lễ hội đua thuyền của quê mình.

Bức tranh dưới đây vẽ cảnh gì? Theo em, hình ảnh bồ câu trắng trong bức tranh có ý nghĩa gì. Ở khổ thơ đầu, trại hè thiếu nhi thế giới được giới thiệu bằng hình ảnh nào? Hình ảnh đó có ý nghĩa gì. Nêu những đặc điểm khác nhau của các bạn dự trại hè thiếu nhi trên thế giới. Bầu trời được miêu tả như thế nào ở khổ thơ cuối. Tìm trong bài câu thơ có sử dụng biện pháp nhân hoá và cho biết tác dụng của biện pháp nhân hoá trong câu thơ đó.

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Khởi động

Bức tranh dưới đây vẽ cảnh gì? Theo em, hình ảnh bồ câu trắng trong bức tranh có ý nghĩa gì?

Bài văn kể về lễ hội lớp 4 năm 2024

Phương pháp giải:

Em quan sát bức tranh và nêu cảnh trong tranh.

Em suy nghĩ về ý nghĩa hình ảnh chim bồ câu trắng và trả lời.

Lời giải chi tiết:

Bức tranh dưới đây vẽ cảnh các bạn nhỏ có màu da khác nhau đang vui đùa với những chú chim bồ câu trắng trên trái đất. Theo em, hình ảnh bồ câu trắng trong bức tranh có ý nghĩa tượng trưng cho sự hòa bình.

Bài đọc

NGÀY HỘI

Như trăm sông dồn biển

Bầu bạn tụ về đây

Thế giới thu nhỏ lại

Trong khu trại hè này.

Bạn từ Trung Quốc tới

Bạn từ Châu Mỹ sang

Bạn bên bờ Đa-nuýp

Tôi - Sông Hồng Việt Nam.

Tung lên, bồ câu trắng

Nào, các bạn da đen

Cùng da vàng, da đỏ

Bàn tay ơi, tung lên!

Mỗi người một câu chúc

Một lời nhắn với chim

Dẫu khác nhau tiếng nói

Chung nhau một niềm tin.

Bàn tay ơi, tung lên!

Cả một trời chim trắng

Cả một trời ánh nắng

Cả một trời cao xanh.

(Định Hải)

Từ ngữ

Trại hè: nơi sinh hoạt, vui chơi trong dịp hè của thanh thiếu niên.

Câu 1

1. Ở khổ thơ đầu, trại hè thiếu nhi thế giới được giới thiệu bằng hình ảnh nào? Hình ảnh đó có ý nghĩa gì?

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ khổ thơ đầu của bài đọc để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

Ở khổ thơ đầu, trại hè thiếu nhi thế giới được giới thiệu bằng hình ảnh thế giới thu nhỏ lại. Hình ảnh đó có ý nghĩa thể hiện sự đa dạng, mọi người từ khắp nơi trên thế giới đều tụ lại và bình đẳng với nhau.

Câu 2

2. Nêu những đặc điểm khác nhau của các bạn dự trại hè thiếu nhi trên thế giới.

Phương pháp giải:

Em đọc khổ thơ thứ 2 của bài đọc để tìm câu trả lời.

Lời giải chi tiết:

Những đặc điểm khác nhau của các bạn dự trại hè thiếu nhi trên thế giới là:

- Khác quốc tịch

- Khác màu da

Câu 3

3. Đoán xem các bạn thiếu nhi ở trại hè đã gửi lời nhắn, lời chúc gì với bồ câu trắng?

Phương pháp giải:

Em suy nghĩ và trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

Các bạn thiếu nhi ở trại hè đã gửi lời nhắn, lời chúc với bồ câu trắng về sự bình đẳng và hòa bình thế giới.

Câu 4

4. Bầu trời được miêu tả như thế nào ở khổ thơ cuối?

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ khổ thơ cuối để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

Bầu trời được miêu tả ở khổ thơ cuối là cả một trời chim trắng, cả một trời ánh nắng và một trời cao xanh.

Câu 5

5. Nếu em được tham gia trại hè, em sẽ nói những gì về đất nước Việt Nam với các bạn?

Phương pháp giải:

Em suy nghĩ và trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

Nếu em được tham gia trại hè, em sẽ nói về cảnh sắc tuyệt đẹp, con người thân thiện và sự hòa bình về đất nước Việt Nam với các bạn.

* Học thuộc lòng bài thơ.

Luyện tập

Câu 1:

1. Tìm các tính từ chỉ màu sắc trong bài thơ và đặt câu với 1 – 2 tính từ tìm được.

Phương pháp giải:

Em đọc khổ thơ thứ 3 và khổ thơ cuối cùng của bài đọc để tìm câu trả lời.

Lời giải chi tiết:

- Các tính từ chỉ màu sắc trong bài thơ: đen, đỏ, vàng, xanh

- Đặt câu:

+ Cô ấy có một mái tóc đen óng.

+ Lá cờ Việt Nam là lá cờ màu đỏ sao vàng

Câu 2

2. Tìm trong bài câu thơ có sử dụng biện pháp nhân hoá và cho biết tác dụng của biện pháp nhân hoá trong câu thơ đó.

Phương pháp giải:

Em đọc khổ thơ thứ nhất của bài đọc để tìm được câu thơ có sử dụng phép nhân hóa và nêu tác dụng của biện pháp nhân hoá trong câu thơ đó.

Lời giải chi tiết:

Trong bài câu thơ có sử dụng biện pháp nhân hóa là: Thế giới thu nhỏ lại

\=> Tác dụng của biện pháp nhân hóa:

- Làm cho trái đất trở nên gần gũi, cũng biết chuyển động như con người.

- Giúp thể hiện mong muốn của tác giả một cách sinh động hơn, thể hiện được hàm ý mong muốn bình đẳng, hòa bình.

  • Bài 30: Viết giấy mời trang 132 SGK Tiếng Việt lớp 4 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống Đọc giấy mời sau và tìm thông tin ứng với các mục nêu ở bên. Viết giấy mời để mời một bạn lớp bên tới dự buổi thi hùng biện tiếng Việt do lớp em tổ chức. Trao đổi giấy mời em vừa viết với các bạn để cùng soát lỗi. Nghe thầy cô nhận xét và chỉnh sửa giấy mời theo hướng dẫn.
  • Bài 30: Cuộc sống xanh trang 133 SGK Tiếng Việt lớp 4 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống Yêu cầu: Kể lại một việc em đã tham gia góp phần giữ môi trường sống xanh, sạch, đẹp. Trao đổi với người thân những việc gia đình cần làm để bảo vệ môi trường.
  • Bài 29: Viết thư trang 130 SGK Tiếng Việt lớp 4 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống Viết thư điện tử cho một người bạn ở xa mà lâu em chưa gặp. Chuẩn bị. Viết. Đọc soát và chỉnh sửa. Nghe thầy cô giáo nhận xét và chỉnh sửa bài làm theo hướng dẫn. Trao đổi với người thân về nội dung thư điện tử mà em đã viết.
  • Bài 29: Luyện tập về dấu câu trang 129 SGK Tiếng Việt lớp 4 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống Dùng dấu câu thích hợp thay cho bông hoa và nêu công dụng của dấu câu đó. Đoạn văn dưới đây đã bị lược bỏ dấu ngoặc kép và dấu ngoặc đơn. Đặt 1 – 2 câu có sử dụng một trong các dấu câu sau. Bài 29: Lễ hội ở Nhật Bản trang 127 SGK Tiếng Việt lớp 4 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống

Chia sẻ cùng bạn: Em biết gì về đất nước Nhật Bản. Ở Nhật Bản, lễ hội nào được xem là lớn nhất, lâu đời nhất. Có những hoạt động gì trong lễ hội lớn nhất, lâu đời nhất đó. Lễ hội Búp bê và tết Thiếu nhi ở Nhật Bản có những điểm gì khác nhau. Trong những lễ hội được nói đến ở bài đọc, em thích lễ hội nào nhất.