Bài văn về trường học có tác giả

Trước hết, từ xu hướng văn hóa giải trí lan truyền trong nhiều lĩnh vực từ ca nhạc, điện ảnh, truyền thông... đã ít nhiều tràn vào văn học. Những tác phẩm viết cho trẻ em nói chung và viết về đề tài nhà trường nói riêng đã nghiêng về cách viết nhẹ nhàng, đi vào những câu chuyện sinh hoạt đời thường, tạo nên những nhân vật học trò ngây thơ, khơi gợi một cảm hứng thiện lành trong trẻo.

Người thành công hơn cả trong xu hướng này là nhà văn Nguyễn Nhật Ánh. Từ những tác phẩm ban đầu như Bàn có năm chỗ ngồi, Thằng quỷ nhỏ... đến bộ sách lớn Kính vạn hoa [gồm 45 tập] kéo dài trong sáu năm, có thể nói rằng đó là những cuốn sách viết về nhà trường khá phù hợp với tâm lý thưởng thức của học trò, nhất là học trò thành thị. Vốn cũng là một thầy giáo, Nguyễn Nhật Ánh thật sự rất thành công trong việc thể hiện tâm lý trẻ em, cách viết của anh rất "trúng" với những cung bậc vui buồn của bạn đọc nhỏ tuổi. Tất cả các tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh đều ca ngợi tuổi thơ, đều ước mơ con người được sống trong một thế giới ngây thơ [Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ]. Các nhân vật của Nguyễn Nhật Ánh, dù là trẻ em hay là những con vật [Có hai con mèo ngồi bên cửa sổ] đều có lời nói và hành động như đang ở một thế giới mà ở đó các cô bé và cậu bé đều không bao giờ lớn! Có lẽ đây là sở trường của anh và dù có rất quý mến anh, tôi cũng phải nhận ra rằng đó cũng là điểm hạn chế. Dù trẻ em có rất thích đọc sách của Nguyễn Nhật Ánh thì bạn đọc vẫn luôn luôn nhận ra khoảng cách giữa các "nhân vật và đời sống trong sách", với con người có thực cùng đời sống phức tạp dữ dội của nhà trường hiện nay.

Trong thời gian qua, bên cạnh Nguyễn Nhật Ánh cũng có không ít các tác giả đã dấn thân vào công việc viết cho trẻ em. Bạn đọc nhớ đến nhà văn Trần Hoài Dương, vốn là một tác giả từ thời kháng chiến chống đế quốc Mỹ, ông đã vào thành phố Hồ Chí Minh sinh sống và đam mê viết cho đến lúc lìa đời vẫn còn khao khát viết cho thiếu nhi. Ông cũng đã có những truyện ngắn động chạm đến bức xúc của vấn nạn quá tải học đường như truyện "Ước gì cháu được về hưu" [trong tập truyện Nàng công chúa biển].

Với đề tài nhà trường, có những tác phẩm khá xông xáo cập nhật vấn đề gai góc như Học trò phố huyện của Nguyên Hương [TP Buôn Ma Thuột, Đác Lắc]. Trong tác phẩm này, tác giả đã thể hiện đời sống của các em ở lứa tuổi 14, 15, 16 từ các vùng quê xa lên trọ học ở thành phố, có em vượt lên được số phận, nhưng cũng có em sa vào vòng nghiện hút ma túy để rồi được tình bạn học trò nâng đỡ, những em học sinh sa ngã đã đứng dậy bước tiếp vào đời sống lành mạnh.

Trong những năm tháng đổi mới, cũng có những tác giả xuất thân là giáo viên với tấm lòng yêu nghề mến trẻ đã cầm bút viết như Lưu Thị Lương [TP Hồ Chí Minh] với Ngôi trường không nổi tiếng; tác phẩm của chị cũng đã được nhiều bạn đọc mến mộ.

Ở vùng miền núi xa xôi, tác giả Lục Mạnh Cường, một thầy giáo trẻ ở Hà Giang cũng đã liên tiếp giành được những giải thưởng cao trong các cuộc thi của Dự án hỗ trợ Văn học thiếu nhi Việt Nam- Đan Mạch... Có thể kể ra ở đây nhiều tên tuổi nữa như Cao Xuân Sơn, Trần Quốc Toàn [TP Hồ Chí Minh], Nguyễn Đức Quang, Nguyễn Thụy Anh, Thu Hằng [Hà Nội], các anh các chị đang là những nhà văn, nhà giáo, nhà báo ngày đêm bám sát thực tế phong trào văn học cho thiếu nhi, lặng lẽ làm việc cho sự tồn tại của dòng chảy văn học thiếu nhi không hề dừng lại...

Tuy nhiên khi nhìn vào bức tranh tổng thể của các nền văn học viết về nhà trường những năm tháng vừa qua, những người theo dõi văn học Việt Nam vẫn có một cách đánh giá chung chung là không có tác phẩm hay! Phải chăng chúng ta đang rất thiếu những nhà nghiên cứu phê bình văn học bám sát thực tế thị trường sách để đọc và biểu dương những tác phẩm hay viết cho thiếu nhi? Một khi phải đi trong "khu rừng im lặng" [chữ của nhà văn Võ Quảng], sẽ không ít các tác giả nản lòng. Dù có yêu trẻ và yêu văn học, dù có kiên trì lặng lẽ sáng tác để cho ra đời hết cuốn sách này đến cuốn sách khác, họ cũng không được xã hội chú ý xứng đáng, điều ấy có phải chỉ thiệt thòi riêng cho người viết? Có lẽ đã có một sự thiệt thòi lớn hơn cho người đọc và cho cả sự phát triển của nền văn học hiện nay của chúng ta. Ngay cả trong giới văn chương chính thống như Hội Nhà văn Việt Nam, bộ phận Văn học thiếu nhi cũng chưa được đánh giá đúng đắn. Trong Đại hội Nhà văn lần thứ VIII, Ban Văn học thiếu nhi của Hội Nhà văn đã bị giải thể và sáp nhập vào là một thành viên của Ban Văn học chuyên đề [bao gồm văn học công nhân, nông dân, dân tộc thiểu số, công an, quốc phòng và thiếu nhi]. Việc quan niệm "Văn học thiếu nhi" như một "đề tài", một "chuyên đề" có lẽ là một quan niệm chưa đúng về lý luận. Văn học thiếu nhi có đặc điểm cơ bản khác với các đề tài hay chuyên đề văn học khác chính là đối tượng hưởng thụ văn học [trẻ em - người chưa trưởng thành-vị thành niên].

Nhà văn viết cho thiếu nhi không chỉ là người viết văn hay mà còn phải hiểu tâm lý trẻ em, phải là người yêu trẻ.

Nhà nghiên cứu văn học thiếu nhi không chỉ có lý luận văn học nói chung mà còn cần hiểu biết về tâm lý học trẻ em nữa. Sự yếu kém của Văn học thiếu nhi Việt Nam hiện nay [trong đó có bộ phận quan trọng là văn học viết về nhà trường] có phần nguyên nhân từ sự lúng túng ở đội ngũ các tác giả, nhưng cũng có phần ở sự chỉ đạo của các cơ quan chức năng, chưa quan tâm và đánh giá đúng vai trò ý nghĩa của văn học thiếu nhi. Trong một hội thảo khoa học quốc tế, tôi được biết có một học giả nước ngoài đã nói "Văn học cho trẻ em là tương lai của văn học thế giới", tôi thiết nghĩ nói như vậy cũng không có gì là quá.

Đứng trước thực tế sôi động hiện nay, hơn bao giờ hết trẻ em cần có những tác phẩm viết về nhà trường của chính các em, động chạm đến những câu hỏi, những vấn đề bức xúc của thế hệ trẻ hôm nay. Trong văn học thiếu nhi, mảng văn học về nhà trường, cập nhật trực diện đời sống lớp người vị thành niên, đang đòi hỏi những tác giả mới dám dấn thân vào một hiện thực mới, để sáng tạo ra những tác phẩm mới thức tỉnh một thế hệ bạn đọc vươn dậy tự hoàn thiện nhân cách của mình nhằm tạo ra một sức sống mới cho văn hóa dân tộc Việt Nam. Chính vì sự cần thiết cấp bách này, người cầm bút hiện nay mong muốn sự quan tâm, chú ý của các cơ quan chức năng và của toàn xã hội.

Nhà văn LÊ PHƯƠNG LIÊN

Đối với mỗi người học sinh, trường học không chỉ đơn thuần là nơi dạy và học mà còn là mái nhà thứ hai, nơi có sự gắn bó vô cùng đặc biệt. Bằng những quan sát và tình cảm chân thành nhất của mình, em hãy viết bài thuyết minh về ngôi trường em đang học để giới thiệu về mái trường mến yêu của mình.


Đề bài: Thuyết minh về ngôi trường em đang học

Mục Lục bài viết:
I. Dàn ý chi tiết
2. Bài mẫu số 1
2. Bài mẫu số 2
3. Bài mẫu số 3

Thuyết minh về ngôi trường em đang học

Mẹo Cách làm bài văn thuyết minh đạt điểm cao


I. Dàn ý Thuyết minh về ngôi trường em đang học

1. Mở bài

Ngôi trường em đang theo học là trường Trung học cơ sở Nguyễn Lương Bằng, ngôi trường như ngôi nhà thứ hai của em vậy, thật thân thương và đẹp đẽ.

2. Thân bài

- Trường em được thành lập vào năm 2013, tại đường Nguyễn Lương Bằng, phường Hoà Khánh Bắc, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng.
- Trường có diện tích khá lớn, bố trí hợp lí các khu học tập, khu vui chơi, khu thể dục thể thao, khu vệ sinh, nhà để xe và hệ thống thoát nước
- Sân trường rộng với nhiều loại cây xanh tỏa bóng mát, nhiều loại hoa rực rỡ mang lại không gian xanh...[Còn tiếp]

>> Xem Dàn ýThuyết minh về ngôi trường em đang học đầy đủ tại đây.

II. Bài văn mẫu Thuyết minh về ngôi trường em đang học

1. Thuyết minh về ngôi trường em đang học, mẫu số 1 [Chuẩn]

"Mỗi ngày đến trường là một ngày vui"- đối với em, ngôi trường chính là nơi lưu giữ những kí ức tốt đẹp của tuổi học sinh. Bởi thế mà ngôi trường luôn là một điều có ý nghĩa đặc biệt, em yêu trường em lắm. Trường của em mang tên trường trung học cơ sở Bùi Thị Xuân.

Ngôi trường trung học cơ sở Bùi Thị Xuân được thành lập vào năm 1996 theo quyết định của ủy ban tỉnh nhà. Lúc mới thành lập, trường chỉ có 20 lớp với số lượng học sinh khá ít là 600, quá quá trình phát triển và nâng cao về chất lượng, trường càng thu hút nhiều học sinh trên địa bàn thành phố với hơn 1200 học sinh chia đều cho 40 lớp học.

Trường trung học cơ sở Bùi Thị Xuân trước đây nằm trên đường Mai Thúc Loan, sau này được chuyển về địa điểm 37, Lê Huân, phường Thuận Thành, thành phố Thừa Thiên Huế. Đây là điểm nằm ở bờ bắc của thành phố, nơi có những hàng cây rợp mắt, cách đại nội kinh thành Huế khoảng 2km đi về phía Tây Nam. Quanh khu vực của trường đều được thắt chặt an ninh, người dân nơi đây cũng đều quan tâm đến việc học tập của con em và có nhiều đóng góp, hỗ trợ vào sự phát triển của nhà trường. Xung quanh địa điểm trường cũng có nhiều cơ sở giáo dục khác đang hoạt động như trường tiểu học Bùi Thị Xuân, trường mầm non Hoa Hồng,.....Tổng diện tích của trường hiện nay khoảng hơn 1000 mét vuông, bao gồm hệ thống phòng học, khu sân chơi bãi tập, thư viện trường, phòng thí nghiệm, bãi giữ xe và khu vực vệ sinh.

Top 3 bàiThuyết minh về ngôi trường em đang học hay nhất

Trường em được thiết kế thành ba dãy nhà chính hình chữ U, mỗi dãy có hai tầng với hơn 30 phòng học, 2 phòng công nghệ thông tin, 2 phòng thí nghiệm, khu hiệu bộ và 2 phòng tin học. Hệ thống phòng học đều được trang bị đầy đủ ti vi, bảng viết, bàn giáo viên và bàn ghế phù hợp với vóc dáng học sinh chúng em. Phòng công nghệ thông tin được trang bị máy chiếu hiện đại phục vụ cho các giờ thao giảng của thầy cô cũng như trong các tiết học khi cần thiết. Phòng thí nghiệm là nơi hoạt động trong các giờ thực hành hoá học, vật lý, ...đây là nơi em cảm thấy thú vị nhất mỗi khi bước tới vì được trải nghiệm nhiều điều mới mẻ ở đây. Hai phòng tin học với hơn 60 máy tính phục vụ thực hành được sắp xếp đầy hợp lí, đủ để mỗi học sinh được sử dụng một máy, hệ thống máy tính đều được kết nối internet phục vụ học tập, tìm kiếm thông tin.

Khu vực sân chơi khá rộng rãi và thoáng mát, nhiều cây xanh bóng mát và hoa, cây cảnh. Những hàng ghế đá đặt dưới gốc cây là nơi chúng em ra chơi tụ tập trong những giờ giải lao. Phía sau sân chơi là nơi học thể dục, được bố trí sẵn các bãi cát, xà đơn, sân bóng chuyền, cầu lông để chúng em học tập. Khu vực hiệu bộ có phòng hiệu trưởng, phòng họp tổ chuyên môn, các văn phòng của chi bộ, đội, đoàn trong trường. Thư viện trường có hàng ngàn đầu sách với đầy đủ mọi lĩnh vực như vật lý, toán học, ngữ văn, du lịch, sức khỏe, tự nhiên xã hội và con người.

Khu vực vệ sinh được bố trí riêng cho nam nữ, sạch sẽ, được dọn dẹp thường xuyên chu đáo. Bãi giữ xe gọn gàng, an toàn và khá đảm bảo vệ sinh.

Trường em hiện nay có gần 100 giáo viên, cán bộ nhân viên trong nhà trường. Trong đó hơn 70 giáo viên giảng dạy các bộ môn Văn, Toán, Lý, Anh,.....1 thầy hiệu trưởng, 2 cô phó hiệu trưởng, tất cả các giáo viên đều đạt trình độ chuẩn hoặc trên chuẩn.

Hoạt động của nhà trường luôn diễn ra sôi nổi, các kỷ cương, nề nếp được siết chặt. Những tiêu cực trong học tập, thi cử luôn được hạn chế đến mức tối đa. Chất lượng giáo dục ngày càng được nâng cao. Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, trường đã đạt nhiều thành tích rất nổi bật. Năm nào trường cũng đạt danh hiệu tập thể lao động xuất sắc, các giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh đạt giải cao. Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh được tặng bằng khen, giấy khen trong công tác. Đặc biệt, chất lượng học tập của học sinh ngày càng được cải thiện. Có 2 học sinh đạt điểm cao trong kỳ thi học sinh giỏi văn quốc gia, 1 em đạt giải nhất cuộc thi toán qua mạng, ...và nhiều giải thưởng thể dục thể thao khác. Số lượng học sinh đạt thành tích khá lớn chiếm tỉ lệ khá cao, số học sinh phải thi lại hoặc ở lại lớp là rất ít. Có được nhiều thành tích tốt như vậy là nhờ sự nỗ lực của nhà trường và toàn xã hội. Em luôn tự hào khi được học trong ngôi trường có bề dày lịch sử với nhiều thành tích tốt như vậy.

" Em yêu trường em
Với bao bạn thân
Và cô giáo hiền
Trong muôn vàn yêu thương"

Ngôi trường thân yêu luôn mãi là niềm tin, là nơi chắp cánh bao ước mơ, hy vọng trong em. Mai này, nếu có xa nơi đây, chắc em sẽ nhớ nhiều lắm, nhưng đó là chuyện của tương lai, giờ đây, em chỉ có thể biết cố gắng từng ngày để góp sức nhỏ bé của mình vào sự phát triển nhà trường.

2. Bài văn Thuyết minh về ngôi trường em đang học ngắn gọn, mẫu số 2 [Chuẩn]:

Nếu chỉ dùng một tính từ để nói về ngôi trường bạn đang học thì bạn sẽ chọn tính từ nào? Với tôi, tôi sẽ chọn tính từ “thân thương” bởi ngôi trường tôi đang học không chỉ đơn thuần là một ngôi trường học tập mà ở nơi đó tôi có cảm giác thân quen, thân thuộc, được sẻ chia, quan tâm và hồn nhiên vô tư như chính ở ngôi nhà của mình, tôi đã và đang được lớn lên, trưởng thành và khám phá chính bản thân mình dưới mái trường này.

Ngôi trường của tôi là trường Trung học cơ sở Phú Cát nằm ở xã Phú Cát huyện Quốc Oai, Hà Nội, ngôi trường được thành lập năm 1976 tính đến nay ngôi trường đã có hơn 40 năm xây dựng và phát triển. Trường tôi có khuôn viên rất rộng với sân trường rộng gần 1000 mét vuông, các dãy nhà học đều là nhà hai tầng khang trang sạch đẹp, đầy đủ các phòng học bộ môn và các phòng học chuyên môn như: phòng thực hành, phòng thí nghiệm, phòng tin học, phòng âm nhạc, ngoài ra còn có phòng thư viện, phòng đoàn đội, phòng hội đồng và phòng của ban giám hiệu. Trường tôi rất đông học sinh nên khu để xe của giáo viên cũng như học sinh rất rộng nằm ở phía sau dãy nhà của khối 6, 7, nơi để xe luôn có 3 bác bảo vệ quản lý giám sát rất cẩn thận. Sân trường rộng chính là điều kiện lý tưởng cho những buổi tập trung, mít tinh của trường, dưới những tán cây cổ thụ cao lớn tỏa bóng rộng chúng tôi tha hồ vui chơi, học thể dục thể thao.

Bài văn Thuyết minh về ngôi trường em đang học ngắn gọn

Mỗi gốc cây lại có những hàng ghế đá, vài khóm hoa được trồng trong gốc đa số là hoa mười giờ, có thể vừa ngồi nghỉ trò chuyện lại vừa ngắm hoa. Với mục tiêu xây dựng trường học xanh - sạch - đẹp trường tôi không chỉ trồng nhiều cây xanh, hoa mà còn đặt nhiều thùng rác khắp sân trường và cân cầu thang, sẽ không có mảnh rác nào được vứt lung tung trong lớp học cũng như trong khuôn viên trường. Trường của tôi không chỉ đẹp về hình thức bên ngoài mà còn “đẹp” về chất lượng dạy và học, minh chứng cho điều đó là danh hiệu Trường chuẩn Quốc gia được công nhận năm 2014. Với đội ngũ giáo viên hùng hậu, tài giỏi và nhiệt huyết với nghề, đa số các thầy cô đều tốt nghiệp các trường đào tạo sư phạm hàng đầu cả nước, nhiều thầy cô là giáo viên giỏi cấp huyện, cấp thành phố. Các thầy cô luôn yêu thương học sinh như chính người con, người em của mình, tận tình dạy dỗ, chỉ bảo và khuyên răn, không chỉ dạy cái chữ mà còn dạy cho cách làm người. Học sinh của trường Phú Cát luôn tự hào là thế hệ măng non chủ nhân tương lai của đất nước từ đó không ngừng phấn đấu học tập rèn luyện, hăng hái thi đua dạy tốt học tốt, luôn giành được thành tích cao trong các cuộc thi học sinh giỏi cấp huyện và cấp cụm, là một học sinh của trường tôi luôn tự hào về điều đó, tự hào khi được là học sinh của trường Phú Cát.

Có một điều tôi phải thừa nhận đó là tôi không thích học trên sách vở, không thích phải chép bài hay thi cử nhưng tôi lại yêu đi học, thích được mày mò thực hành thí nghiệm, muốn đến trường gặp bạn bè và thầy cô, muốn tham gia các hoạt động của trường, lớp có lẽ là vì tôi yêu mái trường này, yêu tất cả mọi thứ ở đây.

3.Thuyết minh về ngôi trường em đang học, mẫu số 3:

Ngôi trường em đang theo học là trường Trung học cơ sở Nguyễn Lương Bằng, ngôi trường thân yêu ấy đã gắn bó với em suốt bốn năm qua, xây đắp cho em những ước mơ tương lai, đầy hi vọng. Trong em, nơi đây nhiều ngôi nhà thứ hai của mình vậy, thật thân thương và đẹp đẽ.

Trường em được thành lập vào năm 2013, tại đường Nguyễn Lương Bằng, phường Hoà Khánh Bắc, quận Liên Chiểu , thành phố Đà Nẵng. Trường có diện tích khá lớn trên 1000 mét vuông, khuôn viên rộng rãi có khu vui chơi, khu học tập, khu thể dục thể và có hệ thống bể bơi. Trường xây dựng theo sơ đồ hình chữ U, một dãy nhà bà tầng khang trang, bố trí để học sinh các lớp theo học hai khối sáng và chiều, có phòng học thêm, phòng cán bộ công nhân viên trong trường, thư viện và phòng truyền thống riêng. Một hội trường lớn để tổ chức các hoạt động của tập thể nhà trường. Trường cũng có hệ thống cấp thoát nước, nhà giữ xe và khu vệ sinh được bố trí hợp lí, sạch sẽ và an toàn.

Sân trường rộng với nhiều loại cây xanh như cây phượng, cây bằng lăng, cây bàng,... được trồng rộng khắp, toả bóng mát vào mùa hè, tạo bầu không khí trong lành. Dưới mỗi gốc cây có đặt các ghế đá cho mọi người ngồi hóng mát và thư giãn trong giờ ra chơi sau những giờ học tập mệt mỏi, đặc biệt là những ngày thời tiết oi bức. Nhiều loại hoa được trồng và chăm sóc chu đáo góp phần xây dựng trường học xanh - sạch - đẹp.

Giới thiệu về ngôi trường em đang học

Trước đây, trường có hơn 1400 giáo viên và học sinh. Theo thời gian, số lượng cán bộ giáo viên và học sinh ngày càng tăng. Thầy cô cán bộ giáo viên trong nhà trường đều tâm huyết với nghề, có chất lượng giảng dạy và giáo dục cao, tận tụy với công việc, tất cả vì tương lai của học sinh, luôn ân cần, chỉ bảo cho chúng em từ những khó khăn trong cuộc sống đến những vướng mắc trong học tập. Luôn là tấm gương sáng cho học sinh noi theo. Học sinh trường trung học cơ sở Nguyễn Lương Bằng có truyền thống hiếu học, tương thân thương ái, đoàn kết giúp đỡ nhau trong học tập, phấn đấu vươn lên vượt qua những khó khăn của nghịch cảnh, tham gia nhiều cuộc thi và gặt hái được các kết quả tốt. Nhiều sáng kiến kinh nghiệm khoa học đầy sáng tạo được vận dụng vào thực tiễn, văn hoá ứng xử của học sinh được thực hiện nghiêm túc góp phần xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực.

Dù mới thành lập song trường đạt nhiều thành tích nổi bật, nhiều hoạt động xã hội, hoạt động ngoại khoá được tổ chức giúp chúng em có điều kiện để phát triển toàn diện, thư giãn sau những giờ học đầy căng thẳng, mệt mỏi. Nhiều hoạt động tham quan các danh lam thắng cảnh, viện bảo tàng góp phần giúp chúng em có thêm nhiều hiểu biết, thu thập được nhiều thông tin bổ ích. Nhân các ngày lễ lớn, nhiều hoạt động văn nghệ, ca hát, hội khỏe Phù Đổng giúp chúng em có điều kiện phát huy năng khiếu, thể hiện tài năng của mình. Đặc biệt, nhà trường tạo nhiều điều kiện để chúng em được tiếp xúc ngôn ngữ thứ hai trong trường học như tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nhật vô cùng hiệu quả và đầy lí thú.

Ngôi trường Nguyễn Lương Bằng đầy xinh đẹp và tự hào của chúng em đang ngày một phát triển và sẽ chất lượng hơn nữa trong thời gian sắp tới. Chúng em, những học sinh dưới mái trường xanh đang ngày ngày miệt mài, cố gắng thật nhiều để mang lại những thành tích xuất sắc cho nhà trường.

Ngôi trường yêu dấu đã cùng em lớn lên và trưởng thành, sau này, dẫu có đi xa, em vẫn luôn mãi nhớ về mái trường cùng thầy cô bè bạn, nơi lưu giữ những kí ức tuyệt vời với những năm tháng chẳng thể nào quên của tuổi học trò. Thật cảm ơn thật nhiều công lao to lớn như biển cả của thầy cô, chẳng quản gian nan trong sự nghiệp trồng người chèo lái con thuyền đưa chúng em đến những bến bờ tri thức.

------------------HẾT-------------------

//thuthuat.taimienphi.vn/thuyet-minh-ve-ngoi-truong-em-dang-hoc-45231n.aspx
Thuyết minh là nội dung quan trọng trong chương trình tập làm văn của học sinh lớp 8,9,10. Văn thuyết minh cũng có những yêu cầu riêng về nội dung và hình thức trình bày, do đó để viết được những bài văn thuyết minh đặc sắc, thuyết phục, thu hút được người đọc, người nghe, các em có thể tham khảo và luyện tập với nhiều dạng bài thuyết minh khác như:Thuyết minh một danh lam thắng cảnh, Thuyết minh về một loài hoa, Thuyết minh về một thể loại văn học , Thuyết minh về Cây ... ở quê em.

Video liên quan

Chủ Đề