Bài viết về công tác cải cách hành chính

Theo đó, đối tượng tuyên truyền là đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; người dân, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Lai Châu.

Các nội dung trọng tâm cần tập trung tuyên truyền là: Tuyên truyền, phổ biến, quán triệt các quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, của tỉnh về cải cách hành chính. Tuyên truyền định hướng chương trình cải cách hành chính giai đoạn 2021-2030 của Chính phủ, Kế hoạch cải cách hành chính nhà nước tỉnh Lai Châu giai đoạn 2021-2030 và kết quả triển khai thực hiện. Phổ biến nội dung kế hoạch, nhiệm vụ cụ thể trong triển khai, thực hiện CCHC nhà nước như: Cải cách thể chế, cải cách thủ tục hành chính, cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước, Cải cách chế độ công vụ, Cải cách tài chính công, xây dựng và phát triển Chính quyền điện tử, Chính quyền số, công tác chỉ đạo, điều hành cải cách hành chính…. Tình hình triển khai, kết quả, hiệu quả việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính tại Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh, Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả cấp huyện, cấp xã. Tuyên truyền về xây dựng và phát triển Chính quyền điện tử, Chính quyền số, việc ứng dụng công nghệ thông tin, cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4. Tuyên truyền các mô hình thí điểm trong quá trình CCHC; các điển hình tiên tiến trong thực hiện CCHC tại sở, ngành, đơn vị, địa phương các cấp và cả những vấn đề còn tồn tại, hạn chế của công tác cải cách hành chính. Tuyên truyền, giới thiệu công khai các địa chỉ, điện thoại đường dây nóng tiếp nhận phản ánh, kiến nghị về thủ tục hành chính, quy định hành chính, tinh thần trách nhiệm, thái độ giao tiếp, ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức với công dân. Tuyên truyền các nội dung, quy định của pháp luật về mối quan hệ giữa Nhà nước và Nhân dân, nhiệm vụ của cán bộ, công chức, viên chức trong giải quyết các công việc của công dân; quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của cá nhân, tổ chức trong việc tham gia và giám sát quá trình cải cách hành chính.

Hình thức tuyên truyền sẽ lồng ghép nội dung cải cách hành chính trong các hội nghị tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, các lớp đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng về quản lý nhà nước, lý luận chính trị,...Tuyên truyền qua các hội nghị, hội thảo, các cuộc họp định kỳ của các cơ quan, đơn vị. Đăng tải tin bài về các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, việc tổ chức thực hiện công tác cải cách hành chính trên Cổng thông tin điện tử tỉnh, Trang thông tin cải cách hành chính, Trang thông tin điện tử của các đơn vị, địa phương. Xây dựng các chuyên trang, chuyên mục cải cách hành chính trên kênh thông tin đại chúng: Báo Lai Châu, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh. Tuyên truyền thông qua hình thức trực quan: pano, áp phích, khẩu hiệu, băng rôn...

Xem chi tiết Kế hoạch tại đây.

Cùng với đó, nhằm đảm bảo tính công khai, minh bạch, nhanh chóng và kịp thời, huyện cung cấp thông tin, dịch vụ công trực tuyến cho người dân và doanh nghiệp thông qua việc áp dụng phần mềm dịch vụ công trực tuyến, phần mềm một cửa điện tử trong giải quyết công việc tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả cấp huyện, bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tại các xã, thị trấn.

Đồng thời, thông qua Trang thông tin điện tử của huyện [//thanuyen.laichau.gov.vn] đã tích hợp trang của phần mềm một cửa điện tử để tạo môi trường giao tiếp công khai minh bạch giữa hoạt động của các cơ quan nhà nước với người dân và doanh nghiệp; thường xuyên cập nhật và cung cấp đầy đủ các thông tin về kinh tế - xã hội; các thông tin chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo huyện, về chế độ, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước phục vụ người dân và doanh nghiệp...

Thực hiện cải cách thủ tục hành chính trên dịch vụ công trực tuyến và tích hợp lên Cổng Dịch vụ công Quốc gia; trên địa bàn hiện đang triển khai thực hiện hệ thống một cửa điện tử trên trang web //laichau.vnptigate.vn. Chỉ đạo, đôn đốc các cơ quan chuyên môn của huyện, UBND các xã, thị trấn thực hiện nhiệm vụ kiểm soát thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của mình và củng cố, kiện toàn đội ngũ cán bộ, công chức của cơ quan, đơn vị làm nhiệm vụ kiểm soát thủ tục hành chính nhằm kịp thời triển khai các thủ tục hành chính và phát hiện những quy định thủ tục hành chính không đáp ứng các tiêu chí về sự cần thiết, phù hợp, tính hợp pháp. Phát hiện những thủ tục còn rườm rà, phức tạp, chồng chéo, gây khó khăn trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính cho cá nhân, tổ chức để có phương án khắc phục, điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế địa phương.

Huyện đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền về CCHC, các văn bản quy phạm pháp luật, về tiếp nhận và chứng thực các loại văn bản của bộ phận “Một cửa” các xã, thị trấn; nhất là tuyên truyền cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “Một cửa”, “Một cửa liên thông” từ huyện đến xã để các cơ quan, doanh nghiệp, công dân trên địa bàn và mọi hoạt động được công khai. Qua đó, nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và tạo điều kiện cho Nhân dân tham gia, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước và cán bộ, công chức, viên chức. Đồng thời, đẩy mạnh hiện đại hóa nền hành chính, huyện đã số hóa hàng nghìn văn bản đến, đi để lưu trữ, chuyển tải qua môi trường mạng; triển khai thực hiện chữ ký số, “Phòng họp không giấy”…

Cán bộ đoàn xã Mường Mít, huyện Than Uyên đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, internet trong giải quyết công việc nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công việc, cải cách hành chính.

Huyện tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước; quan tâm đầu tư hệ thống máy tính có kết nối Internet để thực hiện nhận, gửi văn bản, họp thông qua hệ thống phần mềm, phục vụ công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành của cơ quan, đơn vị trên địa bàn huyện và trong giải quyết thủ tục hành chính.

Đặc biệt, hiện nay đang ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19, để đảm bảo công tác phòng, chống dịch bệnh, huyện tăng cường họp trực tuyến thông qua các phần mềm liên thông với tỉnh, huyện và các xã, thị trấn; các văn bản tài liệu, công tác chỉ đạo điều hành được thực hiện thông qua máy tính, qua mạng thay cho văn bản bằng giấy và gửi thủ công. Tại 4 chốt kiểm dịch trên địa bàn, huyện đã cấp 4 máy tính cấu hình cao, lắp đặt hệ thống mạng internet để thực hiện báo cáo, tổng hợp qua mạng.

“Việc ứng dụng công nghệ thông tin và thực hiện CCHC trong phòng, chống dịch đã giúp huyện rút ngắn thời gian khai báo của người dân, tránh tụ tập đông người, giảm bớt các thủ tục, tiết kiệm chi phí. Việc tổng hợp, gửi báo cáo được nhanh chóng, giúp cho lãnh đạo huyện chỉ đạo kịp thời các giải pháp, định hướng về công tác phòng, chống dịch Covid-19 tốt hơn” – Phó Chủ tịch UBND huyện cho biết thêm.

Năm 2020, đã có tổng số 379 thủ tục hành chính được thực hiện qua dịch vụ công trực tuyến theo hệ thống một cửa điện tử của huyện tại //laichau.vnptigate.vn. Dịch vụ công trực tuyến từ mức độ 2 lên mức độ 3 là 30 thủ tục, từ mức độ 2 lên mức độ 4 là 127 thủ tục; từ mức độ 3 lên mức độ 4 là 7 thủ tục.

Chị Lù Thị Diên, bản Nà Phái, xã Phúc Than cho biết: Đến bộ phận “Một cửa” của xã để chứng thực giấy tờ vay vốn, tôi được cán bộ hướng dẫn nhiệt tình, chu đáo các trình tự thủ tục cần thực hiện. Các thủ tục được giải quyết nhanh, không phải chờ lâu như trước, đây là một trong những thuận lợi giúp người dân không phải vất vả đi lại nhiều, không tốn thời gian. Tôi thấy rất hài lòng.

Từ việc đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, năm 2020, tỷ lệ giải quyết công việc và trả kết quả trên địa bàn huyện bảo đảm quy định về quy trình, thời gian đạt gần 98%. Việc đẩy mạnh thực hiện CCHC đã góp phần giúp huyện Than Uyên từng bước nâng cao tỷ lệ giải quyết công việc và trả kết quả bảo đảm quy định về quy trình, thời gian.

Để tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính hướng tới xây dựng Chính phủ điện tử, thời gian tới huyện Than Uyên tiếp tục tăng cường đẩy mạnh các hoạt động kiểm soát việc thực hiện CCHC, tập trung thực hiện công khai và giải quyết thủ tục hành chính tại các cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn huyện; xây dựng và hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật, các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động quản lý, điều hành để trao đổi, gửi, nhận thông tin bằng thư điện tử. Đồng thời, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông triển khai việc cung cấp, quản lý và sử dụng dịch vụ chứng thực chữ ký số; thực hiện có hiệu quả hệ thống phần mềm quản lý văn bản điều hành VNPTioffice trong các cơ quan trên địa bàn huyện; đẩy mạnh dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 và tổ chức thực hiện có hiệu quả việc tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích. Xây dựng, áp dụng, duy trì, cải tiến Hệ thống quản lý chất lượng theo TCVN ISO 9001:2015 vào hoạt động của các cơ quan thuộc hệ thống hành chính nhà nước cấp huyện, cấp xã trên địa bàn huyện. Từ đó, nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác quản lý và cung cấp dịch vụ hành chính công, góp phần đẩy mạnh CCHC của các cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn huyện.

Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ, chủ trì Phiên họp lần thứ nhất của Ban Chỉ đạo - Ảnh: VGP

Sáng 9/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ, chủ trì Phiên họp lần thứ nhất của Ban Chỉ đạo.

Cùng tham dự cuộc họp có đồng chí Phạm Thị Thanh Trà, Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo; đồng chí Trần Văn Sơn, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo; đại diện lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương là thành viên Ban Chỉ đạo.

Công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế, pháp luật được đặc biệt quan tâm

Báo cáo tại Phiên họp cho biết, năm 2021, với sự quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, hiệu lực, hiệu quả của Ban Chỉ đạo và các thành viên, công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế, pháp luật được đặc biệt quan tâm, có nhiều đổi mới.

Trong năm, hai Hội nghị toàn quốc về xây dựng, hoàn thiện thể chế và đẩy mạnh phân cấp, phân quyền đã được tổ chức. Chính phủ họp 3 phiên chuyên đề về xây dựng pháp luật. Chính phủ đã trình Quốc hội thông qua 02 luật và xem xét, cho ý kiến 06 dự án Luật. Chính phủ xem xét, cho ý kiến, thông qua đối với 23 đề nghị xây dựng luật; ban hành 200 nghị quyết, 139 nghị định. Thủ tướng Chính phủ ban hành 41 quyết định quy phạm pháp luật; 36 chỉ thị.

Cải cách thủ tục hành chính được thúc đẩy mạnh mẽ dù trong bối cảnh dịch bệnh phức tạp. Trong năm, cả nước đã cắt giảm, đơn giản hóa 1.101 quy định kinh doanh; đã phê duyệt phương án cắt giảm, đơn giản hóa 924 quy định và sửa đổi, bổ sung 166 văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi quản lý nhà nước của 07 bộ.

Việc giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại Bộ phận Một cửa các cấp ngày càng được cải thiện theo hướng chuyên nghiệp, công khai, minh bạch, dân chủ và hiện đại.

Cơ cấu tổ chức, bộ máy tại các bộ, ngành được kiện toàn, sắp xếp theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Các địa phương đã cơ bản hoàn thành việc sắp xếp tổ chức bộ máy bên trọng cơ quan chuyên môn và tương đương thuộc UBND cấp tỉnh, huyện. Giảm 07 tổ chức cấp sở; giảm 1.648 tổ chức bên trong cơ quan chuyên môn cấp sở; đơn vị sự nghiệp công lập giảm 12,35% so với năm 2015.

Chế độ công vụ có nhiều đổi mới tích cực. Theo đó, tăng cường phân cấp; cải cách thủ tục hành chính; đổi mới chính sách tuyển dụng; giảm biên chế đạt mục tiêu đề ra, đã giảm 10,01% biên chế công chức, giảm 11,67% biên chế sự nghiệp… Riêng Bộ Nội vụ có nhiều đổi mới, cải cách, như việc phân cấp tổ chức thi nâng ngạch công chức, thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức và bỏ quy định bắt buộc về các chứng chỉ.

Đáng chú ý, công tác chuyển đổi số, xây dựng Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số đạt nhiều bước tiến. Trong đó, đã hoàn thành đưa vào vận hành Hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Hệ thống sản xuất, cấp và quản lý Căn cước công dân, sử dụng thẻ căn cước công dân có gắn chíp điện tử phục vụ hiệu quả công tác quản lý xã hội nhất là phục vụ bầu cử và phòng, chống dịch COVID-19. Trục liên thông văn bản quốc gia, Cổng dịch vụ công quốc gia, Hệ thống thông tin báo cáo quốc gia và Trung tâm thông tin, chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng chính phủ đều được quan tâm, tổ chức vận hành tốt, phát huy hiệu quả tích cực.

Tại cuộc họp, các đại biểu đã thảo luận, làm rõ những thuận lợi, khó khăn, thách thức đặt ra cho công tác cải cách hành chính; đã đi sâu phân tích, đánh giá và chỉ rõ những nội dung mới, cấp bách mà các bộ, ngành, địa phương phải triển khai thực hiện trong thời gian tới và đã đề xuất nhiều ý kiến hay, thiết thực, giải pháp cần thiết để đẩy mạnh cải cách hành chính trong năm 2022 và thời gian tới… 

Các đại biểu cũng đánh giá tình hình tổ chức, hoạt động của Trung tâm Phục vụ hành chính công và Bộ phận Một cửa tại các bộ, ngành, địa phương, thảo luận, cho ý kiến về Dự thảo Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo.

Thay mặt Chính phủ, Thủ tướng biểu dương các bộ, ngành, cơ quan, địa phương đã có nhiều cố gắng với nhiều điểm sáng trong công tác cải cách hành chính năm 2021 - Ảnh: VGP

Chúng ta đã tập trung làm tốt một số việc trong cải cách hành chính

Kết luận cuộc họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá cao các báo cáo, ý kiến phát biểu tâm huyết, thẳng thắn, trách nhiệm, phản ánh khách quan tình hình thực tế; giao Bộ Nội vụ, Văn phòng Chính phủ, cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo chắt lọc, tiếp thu ý kiến, hoàn thiện các báo cáo, dự thảo.

Thủ tướng nêu rõ, trong năm 2021, trên tinh thần có kế thừa, ổn định, đổi mới và phát triển, kế thừa và phát huy kết quả của những năm trước, chúng ta đã tập trung làm tốt một số việc trong cải cách hành chính.

Cụ thể, đã tập trung xây dựng, hoàn thiện thể chế, cơ sở pháp lý cho công tác cải cách hành chính; nghiên cứu, cắt giảm quy trình, thủ tục hành chính để đơn giản, gọn nhẹ, thuận lợi hơn cho người dân và doanh nghiệp; tăng cường đầu tư cho công nghệ thông tin và chuyển đổi số phục vụ cải cách hành chính thực chất, hiệu quả hơn; góp phần phòng chống tham nhũng, tiêu cực, sách nhiễu trong hệ thống các cơ quan hành chính; được nhân dân, doanh nghiệp và bạn bè quốc tế ghi nhận có tiến bộ. 

Chỉ số về cải thiện chất lượng các quy định pháp luật năm 2021 trong bộ Chỉ số đổi mới sáng tạo của Việt Nam được Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới đánh giá tăng 6 bậc.

Thay mặt Chính phủ, Thủ tướng biểu dương các bộ, ngành, cơ quan, địa phương đã có nhiều cố gắng với nhiều điểm sáng trong công tác cải cách hành chính năm 2021.

Thủ tướng yêu cầu, trước hết, phải nâng cao nhận thức, vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu trong lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác cải cách hành chính - Ảnh: VGP

Cải cách hành chính - "đã nói phải làm"

Tuy nhiên, công tác cải cách hành chính vẫn chưa đáp ứng yêu cầu phát triển trong tình hình mới và mong muốn của người dân, doanh nghiệp; vẫn còn những băn khoăn về "giấy phép con"; việc đầu tư cho lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện và bố trí nguồn lực cho cải cách hành chính có nơi, có lúc còn hạn chế, thiếu quan tâm.

Thủ tướng nêu rõ, điều này có nguyên nhân có cả chủ quan và khách quan, nhưng nguyên nhân chủ quan là chủ yếu, xuất phát từ nhận thức, sự quyết liệt, cố gắng, quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện của người đứng đầu các cấp hành chính. Đây là nguyên nhân rất cơ bản vì cải cách hành chính liên quan tới thể chế, tổ chức, bộ máy, con người và việc vận hành, nguồn lực đầu tư, quy trình, thủ tục hành chính.

Thủ tướng nêu rõ mục tiêu trong năm 2022 là phải tạo ra bước đột phá trong cải cách hành chính, nhất là thủ tục hành chính liên quan tới người dân và doanh nghiệp để khơi dậy và huy động mọi nguồn lực phát triển đất nước, nâng cao hiệu quả, hiệu lực điều hành của các bộ, ngành, địa phương.

Thủ tướng yêu cầu thống nhất quan điểm là đầu tư cho cải cách hành chính là đầu tư cho sự phát triển và việc đầu tư này phải tập trung, không dàn trải, làm việc nào dứt việc đó. Phương châm là "đã nói phải làm", thực chất, không hình thức, lấy sản phẩm, hiệu quả phục vụ người dân, doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả, hiệu lực điều hành của các cơ quan làm thước đo.

Về nhiệm vụ cụ thể, Thủ tướng yêu cầu, trước hết, phải nâng cao nhận thức, vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu trong lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác cải cách hành chính.

Với cơ quan, đơn vị, Thủ tướng nhấn mạnh yêu cầu phân cấp, phân quyền, cá thể hóa trách nhiệm đi đôi với phân bổ nguồn lực hợp lý, nâng cao năng lực cán bộ thực thi, tăng cường kiểm tra, giám sát và tổ chức thực hiện nhất quán từ Trung ương tới địa phương.

Cùng với đó, tiếp tục đẩy mạnh rà soát, hoàn thiện thể chế về cải cách hành chính, thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cấp nào, bộ, ngành, địa phương nào thì cấp đó, bộ ngành, địa phương đó chủ động giải quyết, nếu vượt quá thẩm quyền thì mạnh dạn đề xuất cấp có thẩm quyền quyết định, kiên trì vì mục tiêu chung.

Thủ tướng cũng nhấn mạnh, cải cách hành chính phải góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, điều hành, quản trị quốc gia nói chung và của các cấp hành chính, các bộ, các ngành các địa phương nói riêng.

Đồng chí Phạm Thị Thanh Trà, Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo phát biểu tại cuộc họp. Ảnh VGP

Người đứng đầu Chính phủ yêu cầu rà soát, xây dựng, hoàn thiện  quy trình, quy định, tiêu chuẩn, tiêu chí về thủ tục hành chính để tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp và sự phối hợp giữa các cơ quan. 

Thủ tướng lấy ví dụ và hoan nghênh việc vừa qua một số cơ quan đã rà soát, bỏ các văn bằng, chứng chỉ quy định không cần thiết, tránh hình thức, chạy vạy, tiêu cực, việc này được dư luận và xã hội ủng hộ. 

Thủ tướng nhấn mạnh tinh thần bám rất sát thực tiễn, cái gì thực sự cần thì đưa vào quy định, quy trình, tiêu chuẩn, cái gì không cần thì dứt khoát bỏ.

Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả mô hình cung cấp dịch vụ trực tuyến, nhất là 25 thủ tục hành chính thiết yếu ưu tiên tích hợp, chia sẻ dữ liệu dân cư của Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với Cổng Dịch vụ công quốc gia, kết hợp hiệu quả giữa hình thức làm việc trực tuyến và trực tiếp.

Đồng thời, tiếp tục rà soát chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, đơn vị, địa phương theo tinh thần Nghị quyết 18, 19 của Trung ương khóa XII để vừa tinh gọn tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế, vừa nâng cao năng lực hiệu quả, điều hành, xác định một việc chỉ giao một cơ quan, một người làm, chịu trách nhiệm và ai làm tốt nhất thì giao việc, tránh giao thoa, không để trùng lắp nhiệm vụ, giảm khâu trung gian, làm tốt công tác xác định vị trí việc làm, quan tâm đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực…

Thủ tướng yêu cầu đầu tư thỏa đáng, đẩy mạnh việc triển khai ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số quốc gia, xây dựng Chính phủ điện tử, hướng tới Chính phủ số, nền kinh tế số và xã hội số; hoàn thiện bộ tiêu chí đánh giá về cải cách hành chính phù hợp với điều kiện, hệ thống chính trị của Việt Nam và tham khảo kinh nghiệm quốc tế để vận dụng sáng tạo, bao đảm việc đánh giá dân chủ, chính xác, khách quan, công bằng.

Thủ tướng lưu ý cần huy động sự đóng góp của xã hội, người dân và doanh nghiệp trong việc thực hiện cải cách hành chính, lấy người dân và doanh nghiệp là trung tâm, là chủ thể, là mục tiêu và là động lực trên tinh thần "của dân, do dân, vì dân", mọi chính sách phải hướng tới người dân, doanh nghiệp và có cơ chế khuyến khích họ đóng góp, xây dựng thẳng thắn, chân thành. 

Các cơ quan cần khiêm tốn, cầu thị lắng nghe người dân và doanh nghiệp bằng nhiều hình thức, đừng "nghe xong để đấy", "nội dung nào tiếp thu được thì tiếp thu, nội dung nào không tiếp thu được thì nói rõ, giải trình".

Các cơ quan cần phối hợp chặt chẽ, hiệu quả, đúng tiến độ và bảo đảm chất lượng để giải quyết công việc của cơ quan, đơn vị, địa phương, của doanh nghiệp và người dân, giải quyết các vấn đề nổi lên, đặt ra từ thực tiễn; đẩy mạnh hợp tác quốc tế, nghiên cứu, tham khảo các bài học tốt kinh nghiệm hay, cách làm hiệu quả, huy động nguồn lực quốc tế cho công tác cải cách hành chính./.

Hà Văn


Video liên quan

Chủ Đề