Bản sắc riêng là gì

Hiện nay, việc giữ gìn và phát huy giá trị, bản sắc văn hóa dân tộc là nhiệm vụ hàng đầu được các quốc gia quan tâm. Bởi nó là yếu tố tạo nên vị thế, những nét đặc sắc riêng cho từng đất nước. Vậy bản sắc văn hóa dân tộc là gì? Nó có biểu hiện, ý nghĩa như thế nào? Cách để phát huy những giá trị văn hóa này ra sao? Cùng JobsGO phân tích và tìm hiểu qua bài viết dưới đây bạn nhé.

  • 1. Tìm hiểu chung về bản sắc văn hóa dân tộc
    • 1.1 Bản sắc văn hóa dân tộc là gì?
    • 1.2 Biểu hiện của bản sắc văn hóa dân tộc
  • 2. Ý nghĩa & vai trò của bản sắc văn hóa dân tộc
  • 3. Đặc trưng cơ bản của bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam
  • 4. Phân biệt bản sắc văn hóa và sắc thái văn hóa
    • 4.1 Tính đặc trưng
    • 4.2 Sự thể hiện
    • 4.3 Tính chất
  • 5. Làm sao để giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam?
    • 5.1 Thực trạng văn hóa hiện nay
    • 5.2 Quan điểm, chủ trương của Đảng & Nhà nước
    • 5.3 Nhiệm vụ của người dân trong việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc

1. Tìm hiểu chung về bản sắc văn hóa dân tộc

1.1 Bản sắc văn hóa dân tộc là gì?

Bản sắc văn hóa dân tộc là gì?

Để hiểu “bản sắc văn hóa dân tộc là gì?”, trước hết bạn sẽ cần nắm rõ định nghĩa về bản sắc.

Theo tâm lý học xã hội, nhân học và xã hội học, bản sắc chính là cách nhận thức của một cá thể về cá thể khác, một nhóm xã hội hoặc thậm chí là chính mình. Nói theo cách đơn giản, bản sắc là những cá tính khác nhau của 1 hay nhiều cá thể trong 1 nhánh, nhóm xã hội đặc trưng.

Còn giáo sư tâm lý học Peter Weinreich [đại học Ulster] định nghĩa: bản sắc của 1 cá thể chính là tổng thể phân giải cá nhân. Cách mà cá thể phân giải chính mình sẽ được áp dụng từ quá khứ đến hiện tại và truyền cảm hứng để tiếp tục trong tương lai.

Từ 2 định nghĩa trên, có thể hiểu bản sắc văn hóa dân tộc chính là thuật ngữ chỉ vẻ đẹp, tính chất đặc biệt, những nét đặc trưng tạo nên dấu ấn riêng cho từng quốc gia. Bản sắc văn hóa dân tộc được xem là cái nôi tinh thần, điểm đặc trưng không thể nào lẫn được vào đâu. Nhờ có yếu tố này mà con người sẽ phân biệt được các quốc gia, dân tộc trên thế giới.

Tại Việt Nam, bản sắc văn hóa dân tộc bao gồm rất nhiều khía cạnh khác nhau như là tín ngưỡng, phong tục, ngôn ngữ, di sản văn hóa, di vật lịch sử,… Những đặc trưng này được hình thành từ kinh nghiệm sống của ông cha, được truyền qua nhiều thế hệ.

1.2 Biểu hiện của bản sắc văn hóa dân tộc

Hiện nay, biểu hiện của bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam rất phong phú với 54 dân tộc cùng những ngôn ngữ, phong tục tập quán, tôn giáo,… khác nhau. Cụ thể, nó thể hiện qua 3 tầng kết cấu là:

  • Bản chất văn hóa, nhận thức của con người về yếu tố nhân sinh quan, cảnh vật: Biểu hiện này thuộc tầng thấp nhất trong kết cấu của bản sắc văn hóa dân tộc.
  • Tư duy, lối sống, lý tưởng và tính thẩm mỹ của con người: Biểu hiện này thuộc tầng giữa trong kết cấu.
  • Phong tục tập quán, trang phục, nghi lễ, ngôn ngữ, văn học nghệ thuật,…: Đây là biểu hiện thuộc tầng cao nhất trong kết cấu bản sắc văn hóa dân tộc.
Biểu hiện của bản sắc văn hóa dân tộc

2. Ý nghĩa & vai trò của bản sắc văn hóa dân tộc

Bản sắc văn hóa dân tộc được hình thành từ nền văn hóa đặc trưng của một quốc gia, dân tộc lâu đời. Những giá trị này có vai trò, ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là yếu tố để gắn kết một nhóm xã hội. Bởi bản sắc văn hóa sẽ cho phép cá nhân phát triển ý thức thuộc về nhóm dựa trên các đặc điểm văn hóa chung.

Ngoài ra, bản sắc văn hóa dân tộc cũng sẽ trường tồn mãi mãi theo thời gian. Nó đại diện cho cả một dân tộc, tạo nên nét đặc trưng không thể lẫn vào đâu như tín ngưỡng, phong tục tập quán, tính cách…. Và đây chính là một tài sản vô giá mà các dân tộc cần gìn giữ, phát huy.

3. Đặc trưng cơ bản của bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam

Ngoài hiểu “bản sắc văn hóa dân tộc là gì?”, các bạn cũng cần phải nắm rõ những đặc trưng cơ bản của nó. Cụ thể, các đặc trưng đó bao gồm:

  • Bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam là gốc rễ hình thành từ lâu đời và ngày càng phát triển, tạo nên những nét riêng biệt hiện nay.
  • Bản sắc văn hóa dân tộc mang tính bền vững, luôn được giữ gìn, dù cho mãi về sau, những giá trị này cũng không có sự khác biệt so với ban đầu.
  • Sự tôn kính, thờ cúng tổ tiên, tôn trọng các giá trị cộng đồng, ngành nghề thủ công mỹ nghệ, gia đình, người lao động,… là nét đặc trưng cơ bản của bản sắc văn hóa dân tộc.
  • Hiện nay, tại Việt Nam luôn có một nền văn hóa dân tộc vô cùng phong phú. Với 54 dân tộc, rất nhiều tín ngưỡng, tư tưởng, tôn giáo khác nhau được hình thành, phát triển.
  • Bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam hình thành, phát triển phụ thuộc vào những đặc điểm của từng dân tộc, điều kiện lịch sự, yếu tố tự nhiên, nơi cư trú, chế độ chính trị,…
  • Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam vẫn luôn được giữ gìn nhờ vào tinh thần đoàn kết, sự cố gắng của mỗi người dân.

4. Phân biệt bản sắc văn hóa và sắc thái văn hóa

Phân biệt giữa bản sắc văn hóa và sắc thái văn hóa

Không ít người nhầm lẫn giữ bản sắc văn hóa dân tộc và sắc thái văn hóa. Tuy nhiên bản chất của chúng là hoàn toàn khác nhau. Hãy cùng JobsGO phân tích chi tiết về những điểm khác biệt này bạn nhé.

4.1 Tính đặc trưng

  • Bản sắc văn hóa mang tính bản chất, thể hiện những đặc trưng cụ thể của văn hóa. Nó là cái gốc hình thành từ lâu, phát triển và tạo nên giá trị riêng của một dân tộc, quốc gia nào đó.
  • Sắc thái văn hóa thì mang đặc trưng hiện tượng, nó biểu hiện ra bên ngoài, là những gì hiện hữu mà chúng ta có thể nhìn thấy, cảm nhận và tham gia nhưng lại không rõ được bản chất của nó.

4.2 Sự thể hiện

  • Bản sắc văn hóa thể hiện những nội dung về văn hóa, mỗi nghi lễ, hiện tượng nào đó đều sẽ mang nội dung, ý nghĩa hình thành riêng biệt.
  • Sắc thái văn hóa thì thể hiện hình thức của văn hóa. Đó là những cái ở bên ngoài mà con người không thể hiểu được bản chất bên trong.

4.3 Tính chất

  • Bản sắc văn hóa mang tính bền vững, tồn tại mãi theo thời gian. Bên cạnh đó, nó còn mang tính tuyệt đối mà chỉ riêng dân tộc, quốc gia nào đó mới có.
  • Sắc thái văn hóa thì linh hoạt, có thể biến đổi theo quá trình phát triển của xã hội. Nó chỉ mang tính tương đối và dễ bị ảnh hưởng bởi các nền văn hóa khác trên thế giới.

5. Làm sao để giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam?

Có thể nói, bản sắc văn hóa dân tộc rất quan trọng, mang ý nghĩa đặc biệt đối với các quốc gia trên thế giới cũng như Việt Nam. Vậy nên, việc giữ gìn, phát huy những giá trị này là rất cần thiết. Nhưng làm sao để thực hiện được điều đó?

5.1 Thực trạng văn hóa hiện nay

Trước hết, chúng ta sẽ cần biết về thực trạng của văn hóa nước ta hiện nay như thế nào?

Dân tộc Việt Nam đã trải qua 4000 năm văn hiến, gắn liền với quá trình hình thành, phát triển đất nước. Trong xu thế hội nhập diễn ra mạnh mẽ, Việt Nam cũng đứng trước khá nhiều tác động bao gồm cả tích cực và tiêu cực. Trong đó, những mặt trái có thể sẽ làm khắc chế và nghèo đi bản sắc văn hóa dân tộc đang hiện hữu, dù chúng ta có muốn hay không. Trước thực trạng này, dân tộc ta sẽ cần phải tỉnh táo, sáng suốt, có thể hòa nhập nhưng không hòa tan.

5.2 Quan điểm, chủ trương của Đảng & Nhà nước

Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam

Hiện nay, vấn đề về bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam đang được đưa ra phân tích rất nhiều. Các quan niệm về quy chuẩn về xã hội, phát triển con người, tự do văn hóa,… đều được truyền thông rộng rãi nhằm đánh thức tư duy của người dân về sứ mệnh văn hóa, khắc phục sự phiến diện.

Đảng và Nhà nước cũng xác định và đưa ra nhiều chủ trương quan trọng, cần thiết trong giai đoạn này. Bản sắc văn hóa luôn được xác định là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu cũng như động lực để phát triển kinh tế và xã hội.

Bên cạnh đó, Nhà nước cũng đẩy mạnh các hoạt động cải cách trên nhiều phương diện. Đặc biệt trong đó chính là nâng cao sự nhận thức, giáo dục con người. Điều này góp phần bảo tồn, phát huy những di sản, giá trị văn hóa của dân tộc.

5.3 Nhiệm vụ của người dân trong việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc

Bản sắc văn hóa dân tộc đã được Đảng và Nhà nước xác định là một trong những đặc trưng của Chủ nghĩa Xã hội tại Việt Nam. Chính vì vậy, người dân, đặc biệt là thanh niên sẽ cần phát huy vai trò của mình trong nhiệm vụ giữ gìn, phát huy những giá trị đó. Cụ thể, chúng ta sẽ cần:

  • Biết, giữ gìn những di sản văn hóa, lịch sử, không phá hoại những gì mà ông cha ta đã cố gắng dựng nên.
  • Tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa văn hóa nhân loại, làm sao để vẫn giữ được bản sắc dân tộc Việt Nam.
  • Phát huy hết năng lực để phê phán cũng như loại bỏ những sản phẩm văn hóa tiêu cực [mê tín dị đoan, sùng bái thần tượng mù quáng, đầu xanh tóc đỏ,…].
  • Ngoài ra, chúng ta còn phải thật sáng suốt nhận ra những âm mưu chống phá của thù địch, không được quay lưng với lịch sử dân tộc, nghe theo lời xúi giục phản động,…

“Bản sắc văn hóa dân tộc là gì?” – chắc hẳn các bạn đã có câu trả lời rồi phải không? Là một công dân Việt Nam, các bạn hãy luôn cố gắng, nỗ lực hết mình trong việc giữ gìn, phát huy những giá trị, nét đẹp của văn hóa dân tộc nhé.

Bản sắc con người là gì?

Bản sắc [hay nhân thân, căn cước, tiếng Anh: identity] từ góc độ tâm lý học xã hội, xã hội học và nhân học khái niệm và nhận thức của một cá thể về ba đối tượng: chính cá thể đó [nhận đồng cá nhân], cá thể khác hoặc một nhóm xã hội [ví dụ như nhận đồng quốc gia, nhận đồng văn hóa và thường được gọi màu cờ sắc áo] ...

Bản sắc văn hóa có nghĩa là gì?

Bản sắc văn hóa là nói về những nét đẹp trong văn hóa, những nét tinh hoa mà chỉ vùng, địa điểm hay dân tộc đó mới dó, và nét văn hóa đặc sắc nhất trong nền văn hóa chung để khi nhắc đến nhớ ngay đến địa điểm cụ thể nào đó, hoặc dân tộc nào đó.

Bản sắc dân tộc là gì?

Bản sắc văn hóa dân tộc là những giá trị vật chất, tinh thần tinh túy nhất, cô đọng nhất, bền vững nhất, là sắc thái cội nguồn, riêng biệt của mỗi dân tộc, làm cho dân tộc này không thể lẫn với dân tộc khác.

Theo em bản sắc nghĩa là gì?

Bản sắc là gì? Bản sắc là nói đến một vấn đề nào đó, một sự vật, hiện tượng có tính chất đặc biệt và tạo thành đặc điểm riêng có sự vật, hiện tượng đó mà các sự vật, hiện tượng khác không có. Bản sắc là thể hiện các riêng, cái độc đáo và độc lập của nó trước các sự vật, hiện tượng khác.

Chủ Đề