Bảng xếp hạng bida pool thế giới 2023

TTO - Cựu vô địch số một thế giới và hiện xếp hạng tư Efren Reyes [Philippines, 49 tuổi] đến Việt Nam dự giải billiards pool 9 bi châu Á vòng đấu thứ hai với tư cách là đương kim vô địch vòng đấu thứ nhất vừa diễn ra vào cuối tháng 2 tại Singapore. Không hổ danh là "huyền thoại", Reyes đã xuất sắc bảo vệ thành công danh hiệu tại nhà thi đấu Nguyễn Du [TPHCM].

Reyes không có đối thủ xứng tầm trên đường vào chung kết khi anh lần lượt loại Mana Upraphai [Thái Lan] 9/1 vòng 1/16, Kuo Po chen [Đài Loan] 9/6 vòng 1/8, Satatoshi Kawabata [Nhật Bản] 9/3 vòng tứ kết  và Alok Kumar [Ấn Độ] 11/1 vòng bán kết. Thế nhưng Reyes đã gặp đối thủ cân tài cân sức cũng từng là cựu số một thế giới Chao Fong Pang [Đài Loan, 37 tuổi] trong trận chung kết.

Quả là "kỳ phùng địch thủ", và Reyes cùng Pang cống hiến cho người hâm mộ một trận chung kết thật đẹp, và thật gay cấn. Pang khởi đầu thuận lợi dẫn trước 4-1, nhưng Reyes bình tĩnh gỡ 5-5. Pang lại dẫn xa 9-5, nhưng Reyes lại gỡ 8-9, và may mắn đã mỉm cười với Reyes ở cú đánh khai cuộc trong bàn thứ 18. Sau hai lần bi "đá", bi số 9 lăn luôn vào lỗ [theo luật, người thắng là người đưa được bi 9 xuống lỗ]. Phấn chấn, Reyes không bỏ lỡ cơ hội kết thúc trận đấu với tỉ số 11-9, bảo vệ thành công danh hiệu vô địch cùng 70 điểm thưởng trong bảng xếp hạng và 10.000 USD.

Vòng đấu thứ ba của giải sẽ diễn ra ở Hồng Kông từ 17 đến 18-4.

Chủ nhà lực bất tòng tâm

Cả bốn cơ thủ của Việt Nam tuy chưa có thứ hạng trên thế giới, nhưng đã làm cho khán giả nhà hài lòng khi mỗi người đều thể hiện hết khả năng của mình, và có thể ngẩng cao đầu rời cuộc chơi.

Đáng nói nhất là Nguyễn Phương Thảo khi anh thắng được hạt giống số 6 và là cơ thủ hạng chín thế giới Jeong Young Hwa [Hàn Quốc]. Tuy bị dẫn 2-5, nhưng Thảo đã tạo bất ngờ lớn khi thắng ngược với kết quả chung cuộc là 9-7. Đây là thành tích rất đáng được ghi nhận dù vào vòng hai Thảo thua 6/9 trước Kumar [Ấn Độ, hạng 552 thế giới].

Trong khi đó Vũ Trọng Khải cũng có một trận thắng trước Pang Chian Zian [Singapore] với tỉ số 9/6 ở vòng một, sau đó  thua Park Shin Young [Hàn Quốc, hạng 34 thế giới] 4-9 ở vòng hai.

Trước đó Nguyễn Phúc Long và Nguyễn Thành Nam cùng thua khít khao 8/9 trước hai đối thủ Đài Loan.

Với kết quả này, Thảo và Khải mỗi người được 20 điểm cùng 1.250 USD. Còn Nam và Long mỗi người được 10 điểm cùng 750 USD.

Việt Nam cần một hệ thống thi đấu diễn ra thường xuyên, lịch thi đấu đều đặn, đồng thời cần có hệ thống bảng xếp hạng toàn quốc tin cậy để các cơ thủ có lộ trình phấn đấu và đánh giá đúng thực lực của mình.

Tại SEA Games 31 tới đây, môn Billiard cũng được đưa vào chương trình thi đấu chính thức và Nhà thi đấu Hà Đông, nơi diễn ra các cuộc tranh tài, được dự đoán sẽ là một trong những “thỏi nam châm” của đại hội nhờ việc quy tụ các cơ thủ hàng đầu khu vực và thế giới.

Ở giải carom 3 băng đồng đội tổ chức mới đây, cơ thủ Trần Quyết Chiến của Việt Nam thậm chí đã đánh bại cả cơ thủ số một thế giới Dick Jaspers, làm nức lòng người hâm mộ nước nhà.

Billiard du nhập vào Việt Nam từ thời Pháp thuộc, nhưng đến năm 1997 mới bắt đầu trở thành môn thể thao chính thống tại Việt Nam nhờ nỗ lực của cố Tổng cục trưởng Tổng cục Thể dục Thể thao Hoàng Vĩnh Giang.

Trải qua gần 25 năm phát triển, billiard Việt Nam đã có những thành công nhất định tại đấu trường khu vực và thế giới. Tuy nhiên để phát triển mạnh mẽ hơn nữa, vẫn rất cần sự chung tay góp sức của toàn bộ những người yêu bộ môn này.

Việc Liên đoàn billiard & snooker Việt Nam [VBSF] đã chính thức thành lập vào tháng 3/2022 được coi là bước đột phá, giúp các cơ thủ có điều kiện tốt hơn phát triển.

[64 cơ thủ tranh tài ở Giải Billiards Carom 3 băng quốc tế Bình Dương]

Cụ thể, billiard & snooker Việt Nam cần một hệ thống thi đấu diễn ra thường xuyên, lịch thi đấu đều đặn, đồng thời cần có hệ thống bảng xếp hạng toàn quốc tin cậy để các cơ thủ có lộ trình phấn đấu và đánh giá đúng thực lực của mình.

Ông Duy Tuấn - sáng lập kênh Lão Mõ sports LIVE - chia sẻ: “Thế giới và những nước có billiard phát triển đều có hệ thống thi đấu chuyên nghiệp đều đặn, cơ thủ luyện tập và thi đấu trong hệ thống này có thể mang về các giải thưởng với thu nhập đủ cuộc sống và những cơ thủ đứng đầu có thể có cuộc sống sung túc.

Việt Nam hiện nay mới chỉ có hệ thống giải quốc gia diễn ra đều đặn hàng năm, còn lại là các giải đấu cấp câu lạc bộ diễn ra thưa thớt, hoặc tùy thuộc vào nhu cầu quảng cáo của câu lạc bộ.”

“Với tư duy phát triển lâu dài và tiệm cận thế giới, chúng tôi trong hai năm qua đã tổ chức và phối hợp các đơn vị lớn uy tín trong bộ môn billiard tổ chức nhiều giải đấu với tần suất đều đặn, từ cuối 2020, Lão Mõ phối hợp chiến lược cùng KF Pool, Tkon và sắp tới là các đơn vị lớn khác tạo nên hệ thống giải đấu xuyên xuốt, đều đặn hàng tháng, lịch thi đấu cố định. Điều này sẽ tạo nên không gian phát triển cho các cơ thủ từ chuyên nghiệp cho đến nghiệp dư, môi trường cọ sát cũng như nguồn tiền giải thưởng đủ cho các cơ thủ thi đấu tốt có thể đảm bảo cuộc sống, chuyên tâm tập luyện và thi đấu.”

Bên cạnh hệ thống thi đấu, hệ thống xếp hạng cơ thủ cũng là yếu tố quan trọng trong tiến trình phát triển của bộ môn billiard, giúp cơ thủ định vị được mình, các cơ thủ nghiệp dư có mục tiêu phấn đấu, các đơn vị tài trợ có góc nhìn chính xác hơn trong quá trình hợp tác tài trợ, … tuy nhiên, để có hệ thống xếp hạng chính xác và uy tín, cần hội tụ rất nhiều yếu tốt về giải đấu đều đặn, nhân lực thống kê đánh giá, mức độ chuyên môn cao trong hiểu biết về bộ môn, trong khi việc xây dựng bảng xếp hạng lại không mang lại hiệu quả kinh tế cho đơn vị thực hiện.

Cũng trong cùng chủ đề, ông Duy Tuấn chia sẻ: "Chúng tôi đã nghĩ đến điều này nhiều năm nay, trong quá trình trao đổi cùng các lãnh đạo, các cơ thủ chuyên nghiệp và tham khảo thế giới, việc có bảng xếp hạng công khai cơ thủ là yếu tốt then chốt rất quan trọng, phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau trong quá trình phát triển bộ môn, đặc biệt là phục vụ người hâm mộ và yêu billiard, có góc nhìn lượng hóa được so với cảm tính hiện nay.

Tuy sẽ rất tốn công sức nhưng không thể không làm, từ 2022 chúng tôi sẽ thống kê chỉ số và thành tích từ các giải vô địch quốc gia, SEAGames, giải đấu thế giới trong 2 năm gần nhất, kết hợp các giải đấu diễn ra thường xuyên với bảng xếp hạng KF Pool Ranking, TKON Ranking để tạo nên hệ thống LaoMo Billiard Ranking, bảng xếp hạng cơ thủ billiard công khai đầu tiên tại Việt Nam, và lâu dài hơn hướng đến phục vụ tạo nên bảng xếp hạng chung quốc gia"./.

Chủ Đề