Bệnh võng mạc đái tháo đường là gì năm 2024

Đái tháo đư­ờng [ĐTĐ] là một bệnh đang ngày càng phổ biến và có tốc độ phát triển nhanh cả ở Việt Nam và trên thế giới. Kèm theo sự phổ biến của bệnh là các biến chứng, trong đó có các biến chứng về mắt như đục thủy tinh thể, glôcôm, tật khúc xạ… nhưng biến chứng chính và nghiêm trọng nhất là bệnh võng mạc ĐTĐ. Trong số 415 triệu người đang sống chung với bệnh ĐTĐ trên thế giới năm 2015, khoảng hơn một phần ba có thể mắc biến chứng võng mạc đái tháo đường.

Bệnh Võng mạc đái tháo đường là gì?

Bệnh Võng mạc ĐTĐ là hệ quả của việc các mạch máu rất nhỏ trong võng mạc bị tổn thương do bệnh ĐTĐ. Bệnh chia theo nhiều giai đoạn từ nhẹ tới nặng như chưa tăng sinh [nhẹ/vừa/nặng], và tăng sinh. Khi tăng sinh có thể gây xuất huyết dịch kính, màng xơ trước võng mạc hoặc bong võng mạc co kéo dẫn tới giảm hoặc mất thị lực.

Tại sao phải quản lý bệnh Võng mạc đái tháo đường

Bệnh võng mạc ĐTĐ có thể gây mù, tuy nhiên phần lớn trường hợp có thể phòng tránh được. Bệnh thường không có triệu chứng gì trong thời kỳ đầu, do đó khám mắt định kỳ là cách duy nhất để xác định tổn thương trên võng mạc. Để giữ thị lực tốt cần kiểm soát chặt chẽ các yếu tố: đường huyết, huyết áp, kiểm soát lượng mỡ trong máu cũng như khám mắt định kỳ và chuyển tuyến chữa trị kịp thời.

Phát hiện và sàng lọc

Bệnh nhân võng mạc ĐTĐ phải được khám mắt toàn diện bao gồm: đo và kiểm tra thị lực; khám bằng sinh hiển vi; đo nhãn áp; soi góc tiền phòng và kiểm tra đáy mắt để đánh giá mức độ của bệnh võng mạc ĐTĐ. Ngoài ra, có thể sử dụng chụp mạch huỳnh quang để điều tra rõ nguyên nhân giảm thị lực, xác định mao mạch rò rỉ và sử dụng làm hướng dẫn để điều trị phù hoàng điểm.

Điều trị và theo dõi

Khi phát hiện bệnh võng mạc ĐTD, cần chuyển bệnh nhân đến cơ sở chuyên khoa để được điều trị kịp thời nhằm ngăn ngừa giảm thị lực và ổn định thị lực. Nhiều trường hợp bệnh võng mạc ĐTĐ kèm xuất huyết dịch kính hoặc nặng hơn có thể cần chỉ định phẫu thuật cắt dịch kính. Sau khi điều trị, để đảm bảo bệnh nhân và người nhà của họ hiểu được sự cần thiết của việc liên tục theo dõi tình trạng của mắt, cần trao đổi về các dấu hiệu lâm sàng và các tác động; thông báo kết quả khám mắt của bệnh nhân cho các nhân viên y tế chuyên ngành khác có tham gia vào việc chăm sóc sức khỏe của người bệnh; tiếp tục cung cấp hỗ trợ và tư vấn về kiểm soát đường huyết, huyết áp và mức lipid; nhấn mạnh hiệu quả của việc khám định kỳ và giới thiệu cho bệnh nhân đơn vị cung cấp tư vấn, phục hồi chức năng và dịch vụ xã hội nếu có.

Khám lại

Đối với bệnh nhân đái tháo đường típ 1, cần khám mắt lần đầu trong vòng năm năm kể từ khi chẩn đoán có bệnh ĐTĐ và khám lại định kỳ hàng năm hoặc ít nhất hai năm một lần nếu không phát hiện dấu hiệu bất thường. Khi phát hiện tổn thương võng mạc, tần suất khám có thể tăng tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tổn thương võng mạc và mức độ kiểm soát các yếu tố nguy cơ khác.

Đối với bệnh ĐTĐ típ 2, cần khám mắt càng sớm càng tốt, ngay sau khi chẩn đoán có bệnh ĐTĐ. Tần suất khám lại tương tự như bệnh nhân ĐTĐ típ 1

Bệnh võng mạc đái tháo đường [VMĐTĐ] là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây mất thị lực trên thế giới. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây ra những tổn thương nặng nề ở đáy mắt như phù hoàng điểm, xuất huyết dịch kính, xuất huyết võng mạc…dẫn đến mù lòa.

  • Bệnh lý Võng mạc Đái Tháo Đường

Bệnh Đái tháo đường [ĐTĐ] gây nhiều biến chứng tại mắt, tim mạch, thận, thần kinh. Trong đó biến chứng tại mắt rất hay gặp.

Võng mạc là các lớp sợi thần kinh của mắt, có vai trò tiếp nhận ánh sáng, hình ảnh mắt thu nhận được đến não, và ngược lại truyền hình ảnh mà não phân tích được đến mắt, trong đó hoàng điểm là quan trọng nhất cho hình ảnh tinh tế nhất.

Võng mạc Đái tháo đường là bệnh lý tại võng mạc gây ra do bệnh lý ĐTĐ. Bệnh VMĐTĐ xảy ra hầu hết ở các trường hợp ĐTĐ tiến triển sau 10-15 năm. Người ta thống kê, nhìn chung sau 15 năm bị ĐTĐ, 2% bệnh nhân sẽ mù, 10% bệnh nhân thị lực kém. Tần suất bệnh VMĐTĐ trong IDD [40%] cao hơn trong NIDD [20%]. Bệnh VMĐTĐ là nguyên nhân gây mù thường gặp nhất từ 20-65 tuổi.

  • Cơ chế phát sinh bệnh

Bệnh sinh của bệnh VMĐTĐ là một bệnh lý vi mạch máu ảnh hưởng đến các tiểu động mạch võng mạc trước mao mạch, mao mạch, và các tiểu tĩnh mạch. Có cả 2 nguyên nhân là sự tắc nghẽn vi mạch máu và sự rò rỉ.

– Tổn thương thành mạch võng mạc biểu hiện bằng mất tế bào nội mạch, màng đáy dày lên, các vi phình mạch, thành mạch bị xơ hóa, rối loạn chức năng, tắc mạch gây giảm khả năng tưới máu, thiếu oxy tổ chức, thành mạch có thể vỡ gây xuất huyết, tính thấm thành mạch tăng gây xuất tiết.

– Những tắc mạch gây thiếu máu, kích thích tăng sinh các mạch máu mới còn gọi là tân mạch. Các mạch máu mới này rất yếu, dễ dàng vỡ bất cứ lúc nào, gây xuất huyết võng mạc giảm thị lực.

  • Phân loại bệnh võng mạc đái tháo đường, điều trị

– Bệnh lý VMĐTĐ giai đoạn nền [BDR]: vi phình mạch có thể quan sát trên lâm sàng đầu tiên, xuất huyết trong võng mạc, xuất tiết cứng, phù võng mạc. BDR không cần điều trị laser, tái khám hằng năm và điều chỉnh các yếu tố nguy cơ như cao huyết áp, thiếu máu, suy thận

– Bệnh lý hoàng điểm [HĐ] ĐTĐ: phù, xuất tiết cứng hố trung tâm, nguyên nhân thường gặp nhất của giảm thị lực ở bệnh nhân tiểu đường

+ Bệnh lý HĐ khu trú: vùng rò rỉ giới hạn rõ kèm xuất tiết cứng

+ Bệnh lý HĐ lan tỏa: phù HĐ dạng nang

+ Bệnh lý HĐ thiếu máu cục bộ giảm thị lực kèm biểu hiện tương đối bình thường của HĐ mặc dù có xuất huyết, xuất tiết nơi khác. Xác định trên chụp mạch huỳnh quang

+ Bệnh lý HĐ hỗn hợp phù HĐ lan tỏa, thiếu máu cục bộ

– Bệnh VMĐTĐ tiền tăng sinh [PPDR]: tất cả các sang thương gây thiếu máu cục bộ võng mạc, biến đổi tiểu tĩnh mạch dưới dạng chuỗi hạt, các tiểu động mạch thu hẹp và tắc nghẽn, nốt dạng bông, xuất huyết dạng vết, những bất thường vi mạch

– Bệnh VMĐTĐ tăng sinh [PDR]: tân mạch đĩa thị [NVD], tân mạch nơi khác [NVE], đánh giá tân mạch dựa trên độ trầm trọng [so sánh với đường kính gai thị, đáp ứng điều trị], vị trí [NVE ít xuất huyết hơn NVD], xơ hóa nguy cơ bong võng mạc do co rút

  • Triệu chứng của bệnh võng mạc đái tháo đường

Hầu như bệnh nhân không có triệu chứng gì trước đó, đến khi thị lực giảm [mắt mờ] là mắt đã bị tổn thương võng mạc.

  • Chẩn đoán bệnh võng mạc đái tháo đường

– Bác sĩ nhãn khoa soi đáy mắt

– Chụp mạch không hình quang

– Chụp mạch huỳnh quang

– Chụp OCT

  • Ngăn ngừa bệnh VMĐTĐ

Bệnh nhân ĐTĐ có thể kéo dài thời gian không mắc bệnh, hoặc làm chậm diễn tiến bệnh VMĐTĐ bằng cách giữ mức độ đường máu và huyết áp ổn định. Các chỉ số này luôn nằm trong giới hạn an toàn mà bác sĩ điều trị ĐTĐ đặt ra. Phải loại bỏ các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến võng mạc như thuốc lá, béo phì…Tất cả các điều này sẽ giúp bảo vệ thị lực của bạn lâu hơn. Ngoài ra, bệnh nhân ĐTĐ phải đi khám mắt định kỳ 3 tháng, 6 tháng hoặc 1 năm 1 lần, để bác sĩ tại bệnh viện mắt phát hiện sớm tổn thương võng mạc, điều trị sớm sẽ giữ được thị lực, ngăn ngừa tình trạng giảm thị lực hoặc mù

  • Chẩn đoán bệnh bằng máy chụp võng mạc

Bác sĩ Nguyễn văn Trí – khoa mắt – đang chụp võng mạc không huỳnh quang cho bệnh nhân

Ngày 10/5/2018, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa vừa đưa vào sử dụng máy chụp võng mạc.

Máy có khả năng chẩn đoán ở giai đoạn sớm và theo dõi diễn tiến bệnh glôcom; bệnh lý võng mạc trung tâm: lỗ hoàng điểm, bệnh lý võng mạc trung tâm thanh dịch, thoái hóa hoàng điểm ở người già, tiểu đường…

Ưu điểm của máy là cho kết quả chính xác, mô tả được hình ảnh cấu trúc tổn thương, không tiếp xúc và không gây hại cho mắt.

Chủ Đề