Bị u tuyến giáp có nên uống thuốc nội tiết không

Mắc bệnh tuyến giáp ăn gì vừa khỏe vừa ngon?

Bệnh tuyến giáp thường có triệu chứng có thể rất mờ nhạt, thậm chí tiến triển âm thầm không có triệu chứng. Một số người xuất hiện cảm giác nuốt vướng không rõ ràng, đau tức nhẹ ở vùng cổ, tự thăm khám thấy khối u vùng cổ trước, hoặc chỉ phát hiện tình cờ qua khám sức khỏe định kỳ. 

Nhiều người truyền tai nhau những thông tin không chính thống về việc phải kiêng ăn đậu nành nếu bị mắc các bệnh tuyến giáp. Vậy điều này có đúng không, người bệnh tuyến giáp có cần kiêng ăn đậu nành?

Lợi ích của đậu nành đối với sức khỏe

Ngăn ngừa xơ vữa động mạch

Hai thành phần chính của đậu nành mang lại những lợi ích cho sức khỏe là protein và isoflavone đậu nành. Isoflavone là một phân lớp của flavonoid, các hợp chất từ thực vật phổ biến. Chúng thường tồn tại trong thực phẩm dưới dạng không hoạt động sinh học. 

Người ta tin rằng isoflavone có trong đậu nành là hợp chất hoạt động chính tạo ra cả tác dụng nội tiết tố và phi nội tiết tố. Thực tế, mỗi ly sữa đậu nành chứa khoảng 20mg isoflavones, giúp ức chế sự hình thành mảng bám trên thành động mạch, ngăn ngừa xơ vữa động mạch.

Tăng sức khỏe cho xương

Isoflavone trong hạt đậu nành có thể tăng cường sức mạnh của xương và giúp ngăn ngừa loãng xương. Hơn nữa, trong hạt đậu nành còn có các genistein và các isoflavone khác đã được chứng minh là làm tăng mật độ khoáng xương ở phụ nữ mãn kinh.

Cung cấp nguồn chất đạm phong phú

Đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành là thực phẩm tốt cho sức khỏe.

Đậu nành là một trong số ít các loại hạt có chứa hàm lượng protein tương đương với thịt. Tỉ lệ đạm trong đậu nành chiếm khoảng 38%. Đậu nành chứa các loại axit amin thiết yếu, thành phần cấu tạo nên chất đạm mà cơ thể con người không tự tổng hợp được. Ngoài ra, protein đậu nành không chứa cholesterol [một trong những nguyên nhân gây xơ vữa động mạch, tăng huyết áp và nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não] và chỉ có hàm lượng chất béo bão hòa thấp.

Giảm các triệu chứng mãn kinh

Giai đoạn mãn kinh, nồng độ estrogen sụt giảm đáng kể khiến phụ nữ thường cảm thấy khó chịu, đổ mồ hôi, bốc hỏa và thay đổi tâm trạng. Các nghiên cứu chỉ ra rằng isoflavone, một hợp chất thuộc nhóm estrogen thực vật có trong đậu nành có thể làm giảm bớt những triệu chứng mãn kinh.

Đậu nành có gây ảnh hưởng đến chức năng tuyến giáp?

ThS. BSNT Nguyễn Xuân Tuấn - Chuyên khoa ung thư

Nghiên cứu này là một cơ sở khoa học rõ ràng, giúp thay đổi quan niệm trước đây cho rằng người bệnh tuyến giáp không nên ăn đậu nành vì có thể làm bệnh tiến triển. Đậu nành có thể được sử dụng bình thường, người bệnh nên có chế độ ăn uống cân đối và đa dạng.

Tuy nhiên, có một số lo ngại rằng đậu nành có thể tác động tiêu cực tới chức năng và làm thay đổi nồng độ hormon tuyến giáp. Người ta cho rằng isoflavone ức chế hoạt động của peroxidase tuyến giáp, một loại enzyme liên quan đến quá trình tổng hợp triiodothyronine [T3] và thyroxine [T4].

Một số nghiên cứu trước đây cho thấy sử dụng đậu nành có liên quan đến các rối loạn tuyến giáp như suy giáp, bướu cổ và bệnh tuyến giáp tự miễn dịch. Cơ quan an toàn thực phẩm châu Âu đã liệt kê đậu nành là thực phẩm có ảnh hưởng tới chức năng tuyến giáp. Tuy nhiên, đến năm 2015, sau khi có thêm các bằng chứng khoa học lớn hơn, cơ quan này đã kết luận lại rằng đậu nành không có liên quan tới ảnh hưởng chức năng tuyến giáp.

Để đánh giá chính xác và khách quan hơn mối liên quan giữa việc tiêu thụ đậu nành hoặc các chế phẩm từ đậu nành với sự thay đổi chức năng tuyến giáp. Năm 2019, một nghiên cứu tổng quan và phân tích gộp đã được thực hiện dựa trên các thử nghiệm ngẫu nhiên, có đối chứng, coi đậu nành như một biện pháp can thiệp, trong đó hormon FT3, FT4 và TSH [ hormone kích thích tuyến giáp] được đo.

Các biện pháp can thiệp được sử dụng trong các nghiên cứu chủ yếu là bổ sung thực phẩm có chứa isoflavone đậu nành, chiết xuất đậu nành, protein đậu nành, isoflavone giàu daidzein và genistein đơn độc. Liều được sử dụng trong các nghiên cứu dao động từ 40 - 200mg/ngày. Kết quả của nghiên cứu cho thấy, bổ sung đậu nành không ảnh hưởng tới sự thay đổi nồng độ hormon tuyến giáp, nó chỉ làm tăng TSH ở mức rất khiêm tốn và không thực sự rõ ràng.

Lưu ý 8 cách sử dụng đậu nành tốt cho sức khỏe người bệnh tuyến giáp

Người bệnh tuyến giáp cần xây dựng thực đơn khoa học và có sự tư vấn của bác sĩ.

1. Thực phẩm từ đậu nành làm tăng liều hormone cần thiết trên bệnh nhân suy giáp. Chính vì vậy, khẩu phần ăn chứa một hàm lượng đậu thông thường được coi là an toàn. Người bệnh bị suy giáp không cần thiết phải kiêng đậu nành, điều quan trọng là phải đảm bảo cơ thể không bị thiếu iốt.

Để có một cơ thể khỏe mạnh và sử dụng đậu nành như một món ăn lành mạnh cho sức khỏe người bệnh, cần có một chế độ dinh dưỡng khoa học và có sự tư vấn của bác sĩ.

2. Khi sử dụng đậu nành, chỉ nên sử dụng khi sức khỏe tốt và ổn định, không nên sử dụng vào thời điểm bệnh tuyến giáp đang phát triển mạnh hoặc đang điều trị. Liều lượng sử dụng cũng chỉ nên ở lượng nhỏ, không quá nhiều và không quá thường xuyên.

3. Không sử dụng các sản phẩm đậu nành biến đổi gen cho đến khi chúng đã được kiểm chứng là an toàn cho người bệnh.

4. Tránh sử dụng các sản phẩm đậu nành đã qua chế biến như bột đậu nành, bột protein tăng cơ. Không lạm dụng những sản phẩm đậu nành và thay thế cho những món ăn khác. Chỉ sử dụng những chế phẩm chưa qua chế biến quá nhiều như sữa đậu nành, đậu phụ tươi, miso…

5. Không nên ăn quá nhiều và thường xuyên. Lượng đậu nành cho phép với người bệnh tuyến giáp là 30mg/ngày.

6. Với người bệnh tuyến giáp, cơ thể không tự tổng hợp được hormone tuyến giáp nữa nên isoflavone trong đậu nành cũng không làm ảnh hưởng đến việc tổng hợp hormone tuyến giáp của cơ thể.

Nếu muốn uống sữa đậu nành hoặc các sản phẩm từ đậu nành, nên sử dụng xa thời điểm uống thuốc hormone tuyến giáp khoảng 4 giờ, thì thuốc vẫn được hấp thu bình thường.

7. Nên uống sữa đậu nành không đường, bởi đường hoặc chất tạo ngọt cũng có thể gây suy giảm chức năng tuyến giáp.

8. Đậu nành là thực phẩm có thể gây dị ứng cho cơ thể với những biểu hiện như mẩn ngứa, hắt hơi… Khi có những triệu chứng này cần ngừng việc dùng đậu nành ngay cả khi bạn có bệnh lý tuyến giáp hay không.

Mời độc giả xem thêm video đang được quan tâm:

Tự phát hiện triệu chứng nặng do COVID-19 tại nhà.


Ung thư tuyến giáp chia ra các thể như sau:

Ung thư tuyến giáp thể nhú: Trong ung thư tuyến giáp thể nhú chiếm từ 70-80%. Thể này tiến triển chậm và thường hay di căn hạch cổ. Tuy nhiên, không giống như các loại ung thư khác mặc dù có di căn hạch nhưng ung thư tuyến giáp thể nhú vẫn có tiên lượng rất tốt.

Bệnh nhân ung thư tuyến giáp thể nhú không xâm lấn ra ngoài phạm vi tuyến giáp có tiên lượng tốt nhất. Thông thường, thời gian sống thêm toàn bộ của bệnh nhân trong vòng 10 năm là 100%.

Hình ảnh ung thư tuyến giáp thể nhú.

Ung thư tuyến giáp thể nang: Thể này chiếm từ 10-15% ung thư tuyến giáp. Cũng giống nhu thể nhú, thể nang có thể di căn hạch cổ nhưng tốc độ tiến triển nhanh hơn và có thể di căn xa vào xương, phổi.

Ung thư tuyến giáp thể tủy: Loại ung thư tuyến giáp này chiếm từ 5-10%, liên quan đến di truyền trong gia đình và các vấn đề nội tiết.

Ung thư tuyến giáp thể không biệt hóa: Đây là thể ác tính nhất của ung thư tuyến giáp đồng thời đáp ứng kém với điều trị, rất may là chỉ chiếm tỷ lệ dưới 2% trong các thể ung thư tuyến giáp.

Dùng hormone thay thế như thế nào?

Liều hormone phụ thuộc vào giai đoạn bệnh và các chỉ số xét nghiệm máu. Do đó bệnh nhân cần đi khám định kỳ đúng theo chỉ định để được làm các xét nghiệm. Dựa vào các chỉ số xét nghiệm mà bác sĩ sẽ kê liều thuốc hợp lý cho từng bệnh nhân. Tuy nhiên, đối với bệnh nhân thì cần tuân thủ những điều về dùng thuốc sau đây:

Uống thuốc đúng liều

Không nên tự ý tăng hoặc giảm liều lượng thuốc vì nếu tăng liều có thể gây ra tác dụng phụ như: Tim đập nhanh, loạn nhịp, thèm ăn, mất ngủ, run tay chân [do cường giáp]... Còn nếu giảm liều sẽ khiến cơ thể mệt mỏi [do suy giáp].

Bệnh nhân ung thư tuyến giáp cần được theo dõi định kỳ.

Thời gian uống thuốc

Nên uống vào lúc dạ dày rỗng để hấp thu thuốc tốt nhất. Do đó, nên uống thuốc trước khi ăn sáng ít nhất 30 phút. Cần cố định thời gian uống thuốc [ví dụ nên uống thuốc cố định vào lúc 7 giờ sáng].

Theo dõi tác dụng phụ

Khi sử dụng hormone giáp, một số người bệnh có thể xuất hiện một số triệu chứng cường giáp với các biểu hiện: Sụt cân, đánh trống ngực, dễ kích thích, tiêu chảy, vã mồ hôi, nhịp tim nhanh, đau thắt ngực, run, đau đầu, mất ngủ… Do đó khi uống thuốc mà gặp các triệu chứng này cần báo ngay cho bác sĩ biết để có biện pháp xử lý.

Tương tác thuốc bất lợi

Việc sử dụng các loại thuốc khác trong khi dùng levothyroxin có thể làm giảm sự hấp thu hoặc tăng tốc độ cơ thể đào thải levothyroxin hoặc gây ra thay đổi liên kết levothyroxin trong máu.

Một số loại thuốc thường được sử dụng như thuốc ức chế bơm proton [PPI], statin, sắt, calci, magie, raloxifene và estrogen... có thể cản trở sự hấp thu hormon tuyến giáp.

Không được uống thuốc đồng thời levothyroxin với các thuốc kháng acid, nếu cần phải sử dụng thuốc này để điều trị bệnh lý khác, cần dùng cách nhau ít nhất 4 giờ.

Nếu muốn uống các thuốc hỗ trợ dinh dưỡng khác [thuốc bổ] cũng cần phải cách xa thời điểm uống hormone tuyến giáp từ 3-4 giờ.

Lưu ý về chế độ ăn

Một trong các tác dụng của levothyroxine là làm gia tăng chuyển hóa của cơ thể, phóng thích năng lượng, tạo ra nhiệt năng, khiến nhiều người bệnh khi sử dụng levothyroxine có thể có cảm giác nóng trong người, sụt cân, tim đập nhanh, hồi hộp... Nên uống nhiều nước, ăn nhiều các loại rau, lá, quả có tác dụng thanh nhiệt...

Mời các bạn xem thêm video đang được quan tâm:


Video liên quan

Chủ Đề