Biến pháp cải thiện kỹ năng lắng nghe trong giờ học

Chúng ta mất một năm cuộc đời để học nói và dành phần đời còn lại để học cách im lặng. Đây là một câu ngạn ngữ nổi tiếng nói về vai trò của việc biết lắng nghe. Bên cạnh kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lắng nghe cũng giữ vai trò quan trọng để tạo nên một cuộc đối thoại thành công. Bạn cảm thấy bản thân khó khăn trong việc lắng nghe người khác? Bạn muốn cải thiện kỹ năng lắng nghe? Đừng lo, chuyên gia Toppy mách bạn phương pháp rèn kỹ năng lắng nghe cực hiệu quả trong bài viết sau:

Lắng nghe để giao tiếp thành công

Khái niệm lắng nghe

Lắng nghe là tiếp nhận các âm thanh, các thông tin bằng tai một cách chủ động. Sau đó có sự phân tích và phản hồi thích hợp. Ví dụ: trong một cuộc đối thoại, khi chúng ta ngừng nói và lắng nghe những điều người đối diện chia sẻ. Đồng thời khi lắng nghe chúng ta sẽ thực hiện phân tích, suy nghĩ về những thông tin được tiếp nhận. Trên cơ sở đó, có lời phản hồi phù hợp cho người nói.

Xem thêm: [Bật mí] Cách rèn luyện kỹ năng giao tiếp hiệu quả – TOPPY

Lợi ích lắng nghe mang lại

Lắng nghe là kỹ năng quan trọng mà ai cũng cần có. Lắng nghe hiệu quả sẽ mang đến rất nhiều lợi ích cho chúng ta trong công việc và cuộc sống:

  • Lăng nghe để thu tập được nhiều thông tin quan trọng, cần thiết.
  • Lắng nghe thể hiện sự tôn trọng với người đối diện, có cư xử, lời nói phù hợp. Giúp cuộc hội thoại trở nên giá trị.
  • Lắng nghe cũng giúp bạn học rất nhiều điều.
  • Thông qua lắng nghe hiểu hơn về mọi thứ xung quanh.
  • Lắng nghe tốt bạn sẽ hiểu được bản chất của người đang nói chuyện cùng.
  • Lắng nghe là cách để gần gũi, hiểu nhau hơn, gắn kết tình cảm.

Những người được mọi người yêu quý, nể phục hay những nhà lãnh đạo tài ba hầu hết đều sở hữu kỹ năng lắng nghe tốt. Lắng nghe là phản xạ vô điều kiện của con người. Nhưng lắng nghe hiệu quả, biết phân tích, phản hồi phù hợp thì cần thông qua rèn luyện.

Cách rèn luyện kỹ năng lắng nghe hiệu quả

Theo khảo sát, mọi người đều cảm thấy rèn luyện kỹ năng giao tiếp đơn giản hơn so với lắng nghe. Nhiều người cảm thấy rất khó khăn trong việc lắng nghe người khác. Hiểu được những vấn đề đó, chuyên gia Toppy bật mí những cách rèn luyện kỹ năng lắng nghe hiệu quả. Khám phá ngay:

Lắng nghe với thái độ tích cực

Lắng nghe để đưa ra phản ứng phù hợp

Nguyên tắc số 1 để rèn luyện kỹ năng giao tiếp là rèn luyện thái độ của bản thân. Trong tất cả các cuộc đối thoại, khi nói chuyện với bất cứ ai bạn hãy lắng nghe đối phương bằng một thái độ tích cực, chân thành. Đừng ngắt lời họ, hãy chú ý đến những điều đối phương nói cùng các cử chỉ, hành động của họ.

Lắng nghe một cách nghiêm túc bạn sẽ hiểu được rất nhiều điều. Đây cũng là cách bạn tôn trọng đối phương và chính bản thân mình. Bạn nghĩ sao khi người khác nói chuyện với bạn, khi bạn nói người ta lại chen lời, ngắt quãng hay tỏ ra không quan tâm? Đó là hành động bất lịch sự và cũng sẽ ảnh hưởng đến mối quan hệ, đến tình cảm của bạn và đối phương. Cuộc hội thọ đó sẽ thật thất bại khi cả hai bên không đạt được điều mình muốn.

Ngôn ngữ cơ thể

Vai trò của ngôn ngữ cơ thể trong lắng nghe.

Ngôn ngữ cơ thể chỉ cần trong kỹ năng giao tiếp mà không cần khi lắng nghe? Đó là quan điểm sai lầm. Những cử chỉ, ngôn ngữ cơ thể từ ánh mắt, đến dáng vẻ sẽ phản ánh việc bạn có thực sự lắng nghe hay không. Với đối phương, những cử chỉ, hành động của bạn sẽ cho họ biết bạn có tôn trọng và lắng nghe hay không.

Khi nói chuyện, hãy nhìn thẳng vào mắt người đối diện. Việc này sẽ giúp bạn tập trung vào câu chuyện. Đồng thời, thông qua nhìn mắt đối phương, bạn có thể xác định được lời nói của họ có thật hay không. Tâm trạng, cảm xúc của đối phương lúc đó là như thế nào.

Gật đầu cũng là hành động nên xuất hiện khi đối thoại. Gật đầu biểu hiện sự đồng tình, đồng ý. Đây cũng là mẹo nắm bắt điều khiển tâm lý đối phương. Trong trường hợp bạn muốn nhờ vả hay tìm sự đồng tình từ người nghe việc bạn nhìn họ và gật đầu sẽ khiến họ gật đầu và đồng tình theo.

Đừng khoanh tay trước ngực. Đây là hành động mang tính tự vệ. Hành động này vô tình sẽ khiến đối phương và bạn giữ khoảng cách với nhau. Hãy thả lỏng cơ thể, lắng nghe câu chuyện một cách chân thành. Ngôn ngữ cơ thể thật sự không biết nói dối.

Cảm thông và chân thành

Trong cuộc hội thoại, đối thoại ai cũng sẽ có những lúc không kiềm chế được cảm xúc bản thân. Trong những trường hợp này, bạn cần cảm thông cho đối phương. Hãy đặt mình vào vị trí của họ, phân tích tại sao họ lại như vậy, thông cảm cho đối phương. Đây là giải pháp để không xảy ra các cuộc đối thoại căng thẳng. Sẽ ra sao nếu không ai chịu lắng nghe ai? Và khi bạn cảm thông, lắng nghe học chân thành, đối phương cũng sẽ làm điều tương tự với bạn. Đừng đòi hỏi người khác phải dành điều tốt đẹp cho mình khi mình không biết trao đi.

Trên là những chia sẻ của chuyên gia Toppy về cách rèn kỹ năng lắng nghe hiệu quả. Hy vọng những chia sẻ này giúp ích cho bạn đọc.

Xem thêm:

Đối với các bạn, những người đang học tiếng Đức, kỹ năng Nghe vẫn luôn là một kỹ năng “khó nhằn”, nỗi ám ảnh triền miên? Đừng lo lắng! DWN Việt Nam sẽ đưa đến cho các bạn hai phương pháp giúp bạn cải thiện một cách nhanh chóng và hiệu quả.

Nghe thụ động

> Nghe thụ động – liệu có bị đánh giá thấp và đâu là ý nghĩa thực sự?

Rất nhiều người phủ nhận hiệu quả của phương pháp này và coi đây là một phương pháp không hiệu quả, phí thời gian. Tuy nhiên, nếu áp dụng tốt, thì nghe thụ động ít nhiều sẽ mang đến cho người học những lợi ích nhất định. Tại sao ư? Bởi muốn nghe tốt một ngoại ngữ, ta phải làm cho ngoại ngữ đó trở nên thân thuộc với bản thân, mà cụ thể là “tắm mình” trong ngôn ngữ đó hàng ngày. 

> Chiến lược hiệu quả tận dụng “thời gian chết”

Vào bất cứ khoảng thời gian chết nào trong ngày, chẳng hạn khi vệ sinh cá nhân mỗi sáng thức dậy, khi nấu các bữa ăn, khi làm việc nhà, khi di chuyển bằng phương tiện công cộng, vào khoảng thời gian ngắn buổi tối trước khi đi ngủ, v.v, hãy bật lên một Podcast hoặc Video tiếng Đức bất kỳ trong khi vẫn tập trung vào các công việc khác. Bạn không nhất thiết phải cố gắng lắng nghe từng câu từng chữ hay phải cố gắng nắm bắt nội dung của thứ bạn đang nghe.

Mấu chốt ở đây là, bạn để cho bản thân mình vô thức làm quen dần với ngữ điệu, tốc độ, giọng nói của người Đức. Chỉ khi đã quen thuộc với các yếu tố này, bạn mới có thể bớt bỡ ngỡ khi thực sự lắng nghe một đoạn hội thoại hoặc bản tin tiếng Đức hay khi thực sự đối thoại với người Đức.

Nhờ những tiện ích của điện thoại thông minh, bạn hoàn toàn có thể theo dõi một kênh bất kỳ về tiếng Đức trên Soundcloud, Spotify, Apple Podcasts [với IPhone] hoặc Google Podcasts [với điện thoại hệ điều hành Android], v.v. 

Nghe chủ động

Để thực sự “level up” kỹ năng Nghe của bản thân, chúng ta cần không ngừng tư duy, suy nghĩ trong quá trình nghe của mình. Bạn có thể nghe lướt qua rất nhiều các video, nội dung ở trên mạng, nhưng để luyện nghe hiệu quả thì tôi khuyến khích bạn nên chọn một video mà bạn thấy hứng thú với nó, lắng nghe thật chậm rãi, chú tâm và nghe đi nghe lại nhiều lần. 

Để có thể kiên trì nghe nhắc lại, bạn nên chọn một video có thời lượng vừa phải, không quá dài, dễ gây cảm giác chán chường và mất tập trung. 

> Nghe – Ghi chép – Bắt chước

Ở lần nghe đầu tiên, hãy nghe lướt qua để nắm được chủ đề, nội dung chính của nó. Sau đó, tiếp tục nghe lại lần nữa và cố gắng ghi chép lại nhiều nhất có thể những gì bạn biết và bạn nghe được. 

Khi đã có thể nghe được khá tốt video đó, đã đến lúc bạn biến những kiến thức trong video đó thành của mình, bằng cách ghi chú lại những cụm cố định, từ vựng hay ho mà bạn gom nhặt được từ video đó. 

Hãy tập nói lại theo đúng ngữ điệu, nhịp điệu của người nói trong video, và ghi âm lại để xem bản thân mình còn sai sót ở chỗ nào để có thể rút kinh nghiệm. 

> Vận dụng sáng tạo tư duy phản biện – Biến kiến thức thành của mình

Không chỉ dừng lại ở việc nghe nhắc lại và lặp lại những gì được phát, hãy tự hóa thân vào một nhân vật trong video đó, bày tỏ suy nghĩ, phản ứng cá nhân với các tình huống xảy ra trong video dựa vào vốn từ mình đã chắt lọc được. Đó chính là mấu chốt để biến kiến thức bạn thu thập được trở thành của riêng bạn!

Vậy là cả hai phương pháp đều đã có đủ, giờ chúng ta cần có một chiến lược lâu dài để có thể kiên trì thực hiện chúng! Người ta vẫn nói, càng được thách thức, con người càng trở nên cố gắng nỗ lực hơn để vượt qua chúng. Hãy đặt ra cho mình các mục tiêu nhỏ, phù hợp, chẳng hạn như: Thử thách 7 ngày, rồi tăng dền lên thành 14 ngày, 21 ngày, 30 ngày, v.v. 

Bắt đầu với một cột mốc hợp lý và vừa phải, chẳng hạn như: Ngày 1: Nghe thụ động 15 phút, nghe chủ động nhắc lại 3 lần; sau đó nâng cấp độ dần cho mục tiêu ở các ngày tiếp theo. Việc cho bản thân thấy sự tiến bộ dần dần, ngày qua ngày của chính mình sẽ giúp nuôi dưỡng động lực thúc đẩy bạn thực hiện kế hoạch đã đề ra và cảm thấy hạnh phúc mỗi khi đạt được mục tiêu mỗi ngày. 

Một số kênh hữu ích mà bạn có thể tham khảo: 

Deutschlernen durch Hören:

Kênh có mặt ở cả trên Youtube. Tác giả phát hành các video, audio với các chủ đề rất gần gũi và quen thuộc như: Alltagsgespräch [hội thoại hàng ngày], Deutsche Redewendungen & Sprichwörter [các cụm cố định, thành ngữ tiếng Đức thông dụng], Landeskunde [nhiều thông tin thú vị, sơ cấp về Đức],v.v. Một điểm cộng của kênh là toàn bộ các video đều có phụ đề tiếng Đức để người xem có thể chú thích lại từ vựng và theo dõi theo khi không hiểu.

Easy German:

Kênh cũng có mặt tại Youtube với đa dạng các chủ đề, từ mảng từ vựng đến ngữ pháp, các mẫu câu thông dụng, hay các lỗi sai thường mắc khi nói tiếng Đức. Ưu điểm của kênh là kết hợp phụ đề tiếng Đức và tiếng Anh, điều này sẽ rất có ích cho các bạn thành thạo tiếng Anh để dễ dàng nắm được nội dung của các video. 

Das Deutschlandlabor:

Cung cấp đa dạng kiến thức về Landeskunde ở nhiều lĩnh vực: Trường học, Văn hóa, Âm nhạc, Thể thao, v.v. Đây đều là những kiến thức cơ bản mà người có ý định sang Đức nên biết để có thể hội nhập tốt hơn tại Đức.

DWN rất mong rằng bài chia sẻ nhỏ này sẽ phần nào giúp ích cho các bạn trong quá trình luyện nghe tiếng Đức. Nếu bạn có phương pháp nghe hữu ích khác hãy cùng chia sẻ với chúng mình nhé!

Video liên quan

Chủ Đề