Bộ bồi dưỡng ngoại ngữ, tin học với công chức, viên chức

rong đó, bỏ quy định bắt buộc về chứng chỉ ngoại ngữ của 74 ngạch công chức và 155 chức danh nghề nghiệp viên chức; bỏ quy định bắt buộc về chứng chỉ tin học của 74 ngạch công chức và 142 chức danh nghề nghiệp viên chức.

Việc quy định yêu cầu chứng chỉ ngoại ngữ, tin học không còn phù hợp

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nội vụ đã tổ chức họp với các bộ, ngành, cơ quan liên quan và có công văn đề nghị các bộ quản lý ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành rà soát, báo cáo về chứng chỉ bồi dưỡng đối với công chức, viên chức thuộc ngành, lĩnh vực được giao quản lý; phân loại chứng chỉ bắt buộc và không bắt buộc trong quản lý, hoạt động công vụ, hoạt động nghề nghiệp; xác định sự cần thiết có hay không có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch, chức danh nghề nghiệp được giao quản lý.

Qua tổng hợp báo cáo của 15/18 bộ, ngành [còn các bộ Tư pháp, Tài nguyên và môi trường, Lao động - thương binh và xã hội chưa báo cáo] cho thấy theo quy định của Luật cán bộ, công chức, Luật viên chức, quy định của Chính phủ và các bộ, ngành, việc đào tạo, bồi dưỡng đối với công chức, viên chức được thực hiện đáp ứng yêu cầu của tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo, quản lý, tiêu chuẩn ngạch công chức, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức và bồi dưỡng nhằm bổ sung, cập nhật kiến thức, kỹ năng chuyên ngành.

Trong đó, có 3 loại chứng chỉ bồi dưỡng yêu cầu bắt buộc đối với công chức, viên chức. Loại thứ nhất là chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn lãnh đạo, quản lý được thực hiện trước khi bổ nhiệm.

Loại thứ hai là chứng chỉ bồi dưỡng theo yêu cầu của tiêu chuẩn ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức [đây là điều kiện bắt buộc khi thực hiện việc bổ nhiệm hoặc đăng ký dự thi nâng ngạch, chức danh nghề nghiệp], bao gồm: chứng chỉ bồi dưỡng về lý luận chính trị, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước, chứng chỉ ngoại ngữ và tin học. Trong đó, chứng chỉ bồi dưỡng về lý luận chính trị chỉ yêu cầu đối với công chức ngạch chuyên viên cao cấp hoặc tương đương.

Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước theo ngạch công chức có 66 loại chứng chỉ/79 ngạch công chức, chứng chỉ bồi dưỡng theo chức danh nghề nghiệp viên chức có 145 loại chứng chỉ/189 chức danh nghề nghiệp viên chức. 74/79 ngạch công chức và 155/189 chức danh nghề nghiệp viên chức yêu cầu chứng chỉ ngoại ngữ; 74/79 ngạch công chức và 142/189 chức danh nghề nghiệp viên chức yêu cầu chứng chỉ ngoại ngữ.

Loại thứ ba là chứng chỉ bồi dưỡng theo yêu cầu của vị trí việc làm; bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyên ngành bắt buộc hằng năm. Theo quy định, chứng chỉ này không yêu cầu bắt buộc phải có khi bổ nhiệm chức danh lãnh đạo, quản lý hoặc bổ nhiệm ngạch, chức danh nghề nghiệp, nhưng là một trong những căn cứ đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ trong năm của công chức, viên chức.

Qua rà soát các quy định và tổng hợp ý kiến của các bộ, ngành, Bộ Nội vụ nhận thấy việc bồi dưỡng và cấp chứng chỉ đối với công chức, viên chức được thực hiện từ năm 2003 và đi vào nề nếp. Các chương trình bồi dưỡng đã cung cấp một nền kiến thức chung về quản lý hành chính nhà nước, quản lý chuyên ngành, các kỹ năng làm việc, thực hiện nhiệm vụ, góp phần chuẩn hóa, nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức.

Tuy nhiên, công tác bồi dưỡng và cấp chứng chỉ đối với công chức, viên chức còn một số hạn chế, tồn tại. Đó là nội dung một số chương trình bồi dưỡng còn nhiều lý thuyết, chưa thật sự bám sát với yêu cầu của vị trí việc làm; còn trùng lặp nội dung giữa các chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch, chức danh nghề nghiệp trong cùng một chuyên ngành hoặc trùng với kiến thức đào tạo trong trường đại học.

Việc quy định yêu cầu chứng chỉ ngoại ngữ, tin học không còn phù hợp vì hiện nay các cơ sở đào tạo đã có quy định về việc chuẩn đầu ra phải đạt được trình độ ngoại ngữ, tin học theo các cấp độ tương ứng. Bên cạnh đó, có sự chồng chéo, trùng lắp về nội dung, chương trình bồi dưỡng đối với đội ngũ giáo viên do Bộ Giáo dục và đào tạo quy định.

Cắt giảm các quy định về chứng chỉ bồi dưỡng

Bộ Nội vụ cho rằng công tác đào tạo, bồi dưỡng đối với công chức, viên chức là cần thiết và phải tăng cường nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Bộ đề nghị bỏ quy định bắt buộc về chứng chỉ ngoại ngữ, tin học trong công tác tuyển dụng và bổ nhiệm, nâng ngạch công chức, thăng hạng viên chức.

Đề xuất này nhằm thực hiện chủ trương chung của Đảng, Nhà nước trong đổi mới nội dung, hình thức đào tạo, bồi dưỡng đối với công chức, viên chức, bảo đảm giữa các chương trình đào tạo, bồi dưỡng không trùng lắp về nội dung và phải phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ, lấy đối tượng đào tạo, bồi dưỡng làm trung tâm; đẩy mạnh phân cấp trong quản lý nội dung, chương trình, hình thức, thời gian bồi dưỡng; hạn chế yêu cầu về chứng chỉ ngoại ngữ, tin học trong công tác tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức, viên chức.

Theo đề nghị này, sẽ bỏ quy định bắt buộc về chứng chỉ ngoại ngữ của 74 ngạch công chức và 155 chức danh nghề nghiệp viên chức; chứng chỉ tin học của 74 ngạch công chức và 142 chức danh nghề nghiệp viên chức. Cùng với đó là cắt giảm các quy định về chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch công chức, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức theo hướng tích hợp các chương trình bồi dưỡng có nội dung tương đồng trong cùng một nhóm ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành để tăng cường bồi dưỡng theo yêu cầu của vị trí việc làm.

Theo đó, Bộ Nội vụ đề xuất giảm 17 chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch công chức và 87 chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức. Bộ Nội vụ kiến nghị Chính phủ sửa đổi, bổ sung nghị định số 101/2017/NĐ-CP về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức theo hướng, không quy định cụ thể các chương trình bồi dưỡng theo các ngạch công chức hoặc hạng viên chức; thời hạn mỗi chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch, chức danh nghề nghiệp không quá 8 tuần; nội dung, chương trình, hình thức, thời gian bồi dưỡng do bộ quản lý chuyên ngành quy định cụ thể.

Quy định việc bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo, quản lý được thực hiện trước hoặc sau khi bổ nhiệm [thực hiện tương tự như bồi dưỡng về kiến thức quốc phòng và an ninh]. Chính phủ sửa quy định về bồi dưỡng theo vị trí việc làm, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyên ngành bắt buộc hằng năm là căn cứ để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của công chức, viên chức.

Sửa đổi quy định về việc sử dụng chứng chỉ bồi dưỡng, chỉ quy định về việc thay thế giữa các loại chứng chỉ, còn việc sử dụng chứng chỉ bồi dưỡng trong công tác tuyển dụng, nâng ngạch, thăng hạng hoặc bổ nhiệm sẽ được quy định tại các văn bản khác của Chính phủ có liên quan đến công tác tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức, viên chức.

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐIỆN BIÊN
--------------------------------------------------------------------------------------
Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Văn Đoạt- Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo
Địa chỉ: 
Số 867, đường Võ Nguyên Giáp, phường Mường Thanh, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên
Điện thoại: 02153 824 980 - 02153 831 439
Email: 

[VOH] - Ngày 18/10, Chính phủ ban hành Nghị định 89/2021/NĐ-CP về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức, trong đó không còn qui định nội dung bồi dưỡng về tiếng dân tộc, tin học, ngoại ngữ.

Nghị định 89/2021/NĐ-CP [gọi tắt là nghị định 89] ban hành ngày 18/10/2021 sửa đổi Nghị định 101/2017/ NĐ-CP hiện hành [gọi tắt là nghị định 101] về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức. Nghị định 89/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 10/12/2021.

Theo đó, các cơ quan được giao xây dựng chương trình bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước theo tiêu chuẩn ngạch công chức, theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành, theo yêu cầu vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý, phải ban hành chương trình trước ngày 1 tháng 7 năm 2022.

Về Nội dung bồi dưỡng

Tại khoản 3 Điều 1 Nghị định 89 [sửa đổi Điều 16 của Nghị định 101] về Nội dung bồi dưỡng có 4 nội dung sau:

1/ Lý luận chính trị.

2/ Kiến thức quốc phòng và an ninh.

3/ Kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước.

4/ Kiến thức, kỹ năng theo yêu cầu vị trí việc làm.

So với qui định tại Nghị định 101 hiện hành không còn nội dung [thứ 5] là tiếng dân tộc, tin học, ngoại ngữ. Như vậy, công chức viên chức không còn phải bồi dưỡng tiếng dân tộc, tin học, ngoại ngữ nữa.

Về Chương trình tài liệu bồi dưỡng, thời gian bồi dưỡng

Nghị định 89 cũng điều chỉnh Điều 17 Nghị định 101 qui định về chương trình tài liệu bồi dưỡng gồm 7 loại sau:

1. Chương trình, tài liệu bồi dưỡng lý luận chính trị:

2. Chương trình, tài liệu bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh:

Hai chương trình này có tài liệu bồi dưỡng cho hai loại đối tượng theo tiêu chuẩn chức vụ, chức danh lãnh đạo, quản lý và theo tiêu chuẩn ngạch, tiêu chuẩn chức danh cán bộ, công chức, viên chức.

3. Chương trình, tài liệu bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước theo tiêu chuẩn ngạch công chức, gồm 3 loại: ngạch chuyên viên, chuyên viên chính và chuyên viên cao cấp:

- Đối với công chức ngạch chuyên viên và tương đương, thời gian thực hiện tối đa là 04 tuần;

- Đối với công chức ngạch chuyên viên chính và tương đương, thời gian thực hiện tối đa là 06 tuần;

- Đối với công chức ngạch chuyên viên cao cấp và tương đương, thời gian thực hiện tối đa là 08 tuần.

So với Qui định tại nghị định 101 hiện hành là thời gian thực hiện bồi dưỡng tối thiểu là 06 tuần, tối đa là 08 tuần [không qui định rõ thời gian cho từng loại ngạch].

Cũng so với Qui định Nghị định 101 hiện hành thì không Nghị đinh 89 không còn nội dung “Chương trình, tài liệu bồi dưỡng ngạch cán sự và tương đương”.

4. Chương trình, tài liệu bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành. Mỗi chuyên ngành có 01 chương trình, thời gian thực hiện tối đa là 06 tuần. [Qui định hiện hành của Nghị định 101 thời gian thực hiện bồi dưỡng tối thiểu là 06 tuần, tối đa là 08 tuần.]

5. Chương trình, tài liệu bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng theo yêu cầu vị trí việc làm

Chương trình, tài liệu bồi dưỡng theo yêu cầu vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý, thời gian thực hiện tối đa là 02 tuần, gồm 4 loại sau:

Đối với lãnh đạo, quản lý cấp phòng và tương đương;

Đối với lãnh đạo, quản lý cấp huyện và tương đương;

Đối với lãnh đạo, quản lý cấp sở và tương đương;

Đối với lãnh đạo, quản lý cấp vụ và tương đương.

6. Chương trình, tài liệu bồi dưỡng theo yêu cầu vị trí việc làm chuyên môn nghiệp vụ [nghiệp vụ chuyên ngành; nghiệp vụ chuyên môn dùng chung; chức danh nghề nghiệp chuyên ngành; chức danh nghề nghiệp chuyên môn dùng chung], thời gian thực hiện mỗi chương trình tối đa là 01 tuần.

7. Chương trình, tài liệu bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức vụ, chức danh cán bộ, công chức cấp xã, thời gian thực hiện mỗi chương trình tối đa là 01 tuần.

Nghị định 89 cũng nêu rõ các cán bộ, công chức, viên chức có chứng chỉ hoàn thành các chương trình bồi dưỡng hoặc đã được bổ nhiệm vào chức vụ, ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức trước ngày 30/6/2022 thì không phải tham gia các chương trình bồi dưỡng tương ứng theo quy định của Nghị định này.

Theo Qui định hiện hành có 3 loại chứng chỉ bồi dưỡng yêu cầu bắt buộc đối với công chức, viên chức:

Loại thứ nhất là chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn lãnh đạo, quản lý [được thực hiện trước khi bổ nhiệm].  

Loại thứ hai là chứng chỉ bồi dưỡng theo yêu cầu của tiêu chuẩn ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức [đây là điều kiện bắt buộc khi thực hiện việc bổ nhiệm hoặc đăng ký dự thi nâng ngạch, chức danh nghề nghiệp], bao gồm: chứng chỉ bồi dưỡng về lý luận chính trị, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước, chứng chỉ ngoại ngữ và tin học.

Loại thứ ba là chứng chỉ bồi dưỡng theo yêu cầu của vị trí việc làm; bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyên ngành bắt buộc hằng năm. Theo quy định, chứng chỉ này không yêu cầu bắt buộc phải có khi bổ nhiệm chức danh lãnh đạo, quản lý hoặc bổ nhiệm ngạch, chức danh nghề nghiệp, nhưng là một trong những căn cứ đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ trong năm của công chức, viên chức. 

Ngày 11/6/2021, Bộ Nội vụ ban hành Thông tư 02/2021/TT-BNV đã chính thức bãi bỏ chứng chỉ ngoại ngữ, tin học của công chức chuyên ngành hành chính và công chức chuyên ngành văn thư từ ngày 01/8/2021.  

>>>> Độc giả có nhu cầu tư vấn xin tham khảo thêm tại tư vấn pháp luật 

>>>> Đối Tượng Nào Được Ưu Tiên Cộng Điểm Trong Thi Tuyển, Xét Tuyển Công Chức?

>>>> Từ 25/12/2019 Miễn Tập Sự Cho Công Chức Cấp Xã Đủ Điều Kiện

>>>> Quy Định Mới Về Tuyển Dụng Công Chức, Viên Chức Áp Dụng Từ Năm 2019

>>>> Nghỉ Hưu Sớm Do Mất Sức Lao Động, Cần Điều Kiện Gì?l

Bảo Trung []

Video liên quan

Chủ Đề