Bộ nhiễm sắc thể ở tế bào có mặt trong sự hình thành giao tử đực ở thực vật có hoa như thế nào

Giao tử là tế bào có thể trực tiếp tham gia thụ tinh để tạo thành hợp tử ở sinh vật đa bào.[1], [2], [3]

Hình 2: Tinh trùng người dưới kính hiển vi.

  • Hình 3: Thụ tinh kép. A=Bàu nhuỵ. B=Trong túi phôi: Ba = 2 nhân đực [màu xanh] từ ống phấn; Bb = Thụ tinh kép giữa 1 nhân đực [xanh] với noãn [đỏ] và 1 nhân đực còn lại với 2 nhân cực [tím]; Bc = Kết quả tạo ra hợp tử [2n] và nội nhũ [3n].

  • Đặc điểm của giao tửSửa đổi

    1. Giao tử có bộ nhiễm sắc thể đơn bội [n], không gồm các cặp tương đồng, trong đó mỗi nhiễm sắc thể chỉ có 1 nguồn gốc [nhận từ bố thì không nhận được từ mẹ và ngược lại].
    2. Khi 2 giao tử đơn bội kết hợp với nhau trong thụ tinh, tạo ra hợp tử có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội [2n], có thể minh hoạ dưới dạng sơ đồ là: n + n = 2n [hợp tử].
    3. Giao tử là tế bào duy nhất có khả năng thụ tinh, từ đó tạo ra cơ thể con, nhưng mỗi giao tử riêng biệt không thể tạo ra cơ thể con.
    4. Giao tử là kết quả của quá trình phát sinh giao tử, trong đó bắt buộc phải trải qua giảm phân.
    5. Giao tử không thể tiến hành phân bào được nữa. Nếu đã được tạo thành, giao tử không được dùng trong thụ tinh có thể sẽ tồn tại khá lâu, nhưng rồi cũng bị huỷ ở trong cơ thể chứa chúng.
    6. Trong hai loại: giao tử đực [] và giao tử cái [], thì có kích thước lớn hơn hẳn , do dự trữ nhiều chất dinh dưỡng để cung cấp cho hợp tử [nếu sẽ có] phát triển trong giai đoạn đầu khi chưa có nguồn dinh dưỡng bên ngoài [do mẹ cấp hoặc lấy ở môi trường ngoài].
    7. Nếu giao tử đực có thể tự di động [bơi] trong môi trường nước, người ta gọi là tinh trùng; nếu không tự "đi" được thì gọi là tinh tử. Do đó, giao tử đực của động vật là tinh trùng, còn giao tử đực của hầu hết thực vật là tinh tử. Tuy nhiên, cũng có nhiều loài thực vật có tinh trùng.[10]

    Mở rộng của khái niệmSửa đổi

    Do các phát hiện mới của khoa học, nên khái niệm giao tử có ít nhiều mở rộng so với các "chuẩn" nói trên.

    • Ở rất nhiều loài thực vật, giao tử không phải là tế bào hoàn chỉnh. Chẳng hạn ở cây Hạt kín: tinh tử [] gồm 2 nhân đực hình thành từ nhân sinh sản đơn bội [n] phát sinh trong hạt phấn khi ống phấn nảy mầm; còn noãn [] thì lại là tập hợp gồm 2 nhân cực và 1 trứng [tức noãn theo nghĩa chuẩn] nằm trong túi phôi thuộc lá noãn.[8] Do đó, xảy ra sự thụ tinh kép mà nhiều bạn đã biết [hình 3], là quá trình độc đáo của riêng các cây có hoa, do Sergei Nawaschin, Grignard [Nga] và Léon Guignard [Pháp] độc lập nhau cùng phát hiện.[11]

    Kết quả là thụ tinh không theo sơ đồ chung: n + n = 2n, mà biến dạng thành: [n + n] + [n + n + n] = 2n [phôi] + 3n [nội nhũ].

    • Trong trường hợp cơ thể bố/mẹ là thể tự đa bội [xem mục này ở trang thể đa bội], thì giao tử có khi lại là tế bào 2n hoặc 3n v.v. Như ở lúa mì hiện nay [Triticum aestivum] thực chất là loài lục bội [6n] với ba bộ NST, nếu kí hiệu chẳng hạn = AABBCC, thì giao tử của nó là ABC.[1], [12]
    • Trong trường hợp cơ thể bố/mẹ là thể dị đa bội [xem mục này ở trang thể đa bội], thì giao tử lại chứa bộ nhiễm sắc thể đơn bội của 2 loài khác nhau. Ví dụ: khi lai cải củ [Raphanus] có 2n1 = 18B với cải bắp [Brassica] có 2n2 = 18R, thì thu được con lai có bộ nhiễm sắc thể là n1 + n2 = 9B + 9R. Đa bội hoá con lai đã thu được thể song lưỡng bội có bộ nhiễm sắc thể = 18B + 18R, thì giao tử của thể song lưỡng bội lại là 9B + 9R [xem thêm công trình của Georgi Karpechenko].[13]
    * * *

    Tóm lại, giao tử là một đơn vị cấu trúc sinh học hoàn chỉnh, có thể trực tiếp tham gia thụ tinh để tạo thành hợp tử. Cấu trúc này thường là một tế bào hoặc tập hợp các nhân sinh sản có bộ nhiễm sắc thể bằng 1/2 bộ nhiễm sắc thể của tế bào sinh dục tạo ra nó.

    Nguồn trích dẫnSửa đổi

    1. ^ a b Campbell: "Sinh học" - Nhà xuất bản Giáo dục, 2010.
    2. ^ Gamete.
    3. ^ Online Etymology Dictionary.
    4. ^ //en.wikipedia.org/wiki/Gamete
    5. ^ //fr.wikipedia.org/wiki/Gam%C3%A8te
    6. ^ //www.huffingtonpost.com/2013/11/20/nine-things-you-never-knew-about-sperm-photos_n_4268031.html
    7. ^ Cell Biology by the number.
    8. ^ a b Phillips & Chilton: "Sinh học" - NXG Giáo dục, 2004
    9. ^ Gamete in Plant.
    10. ^ "Từ điển thực vật học Pháp-Việt" - Lê Khả Kế, Võ Văn Chi, Vũ Đình Tuân. Nhà xuất bản KH&KT, 1978.
    11. ^ Jensen, W. A. [1998]. "Double Fertilization".
    12. ^ SGK "Sinh học 12" - Nhà xuất bản Giáo dục, 2016.
    13. ^ //www.encyclopedia.com/science/dictionaries-thesauruses-pictures-and-press-releases/karpechenko-georgii-dmitrievich

    Video liên quan

    Chủ Đề