Bóng câu qua cửa sổ là gì

Câu thành ngữ phương Đông đó dạy ta điều gì. Đó là trách nhiệm sống ở đời.

Đời người không dài lắm; kể cả trong thời đại ngày nay tuổi thọ của con người có tăng lên đáng kể. Ví đời người như bóng câu qua cửa sổ là cũng để diễn tả rằng: Anh ta mới ngày nào đó mà đã ra đi rồi, nhanh như đàn chim câu trắng thoắt hiện trong cửa bỗng thoắt biến ra ngoài cửa hoặc như đàn ngựa ngoài đường vụt nhanh qua cửa nhà mình.

Do vậy mà con người khi đang sống phải sống như thế nào cho ra sống, cho xứng đáng với non sông, đất nước, đất nước; sống phải có ích, phải để lại cho đời những điều có lợi cho sự phát triển.

Thời gian là vàng là ngọc; phải tranh thủ, phải trân trọng, phải biết sử dụng nó một cách có ích. Thời gian là một dòng chảy thẳng, đều đặn liên tục; không bao giờ dừng lại chờ người chậm chạp, càng không bao giờ quay lại cho kẻ nhỡ tay, sẩy chân sửa sai. Chớ để cho thời gian trôi qua vô vị để rồi đến khi hối tiếc thì đã muộn.

Trên đời này không thiếu người cứ sống theo thói quen, để cho ngày tháng lặng lẽ trôi qua, không hề luyến tiếc. Đến khi về già nhìn lại thật buồn cho một đời người lãng phí. Khi đó có muốn dạy lại điều gì cho con cháu thì cũng không đủ can đảm để thực hiện.

WGPSG -- Đời người không dài lắm, dù trong thời đại khoa học tân tiến ngày nay, tuổi thọ của con người có tăng lên đáng kể. Có người, ta mới gặp ngày nào đó mà nay đã ra đi rồi, nhanh như con chim cắt thoắt hiện trong không gian bao la vô tận hoặc như đàn ngựa non sung sức ngoài đường vụt nhanh qua cửa sổ. Có người tuổi xuân đang trào dâng phơi phới, nhưng chỉ một tai nạn tích tắc đã ngừng hơi tắt thở; có người quyền cao chức trọng ra đi không ngờ sau một cơn bạo bệnh mà khoa học tiên tiến cũng bó tay.

“Ngài cuốn đi, chúng chỉ là giấc mộng,Như cỏ đồng trổi mọc ban mai,Nở hoa vươn mạnh sớm ngày,

Chiều về ủ rũ tàn phai chẳng còn.”

                               [TV 90,5-6]

Không ai biết mình sẽ sống được bao năm, bao tháng, bao ngày trên cõi đời này. Phận người rất bé nhỏ và mong manh như những sợi tơ trời tan nhanh khi vừng đông xuất hiện. Thời gian là vàng là ngọc, là thứ quý giá mà Thiên Chúa ban nhưng không cho từng người, nhiều hay ít tùy theo Thánh ý Ngài. Thời gian cũng như một dòng chảy đều đặn liên tục không bao giờ dừng lại chờ người chậm chạp, càng không bao giờ quay lại cho kẻ lỡ tay, sẩy chân sửa chữa. Chớ để cho thời gian trôi qua vô ích để rồi tiếc nuối. Phải tranh thủ, phải trân trọng, phải biết sử dụng nó một cách có ích.

Có những người cứ sống theo thói quen, dửng dưng để cho ngày tháng lặng lẽ trôi qua, không hề luyến tiếc; và ngược lại, cũng có nhiều người quá lo toan hối hả lao vào cuộc sống để mong tìm kiếm tiền tài, danh lợi… là những thứ “hay hư mất”, đến khi về già nhìn lại thì thật buồn cho một đời: lãng phí, tích cóp những của phù vân mà khi nhắm mắt xuôi tay liệu có ích lợi gì cho cuộc sống đời sau bất diệt.

“Tính tuổi thọ trong ngoài bảy chục,Mạnh giỏi chăng là được tám mươi,Mà phần lớn chỉ là gian lao khốn khổ,

Cuộc đời thấm thoát chúng con đã khuất rồi”.


                                                       [Tv 90, 10]

Tình yêu thương là cái đẹp nhất của đời người được xuất phát từ lòng mến mà Thiên Chúa đã mời gọi và trao ban. Hãy yêu thương, hãy chia sẻ cho tha nhân khi còn có cơ hội để ta khỏi phải hối tiếc khi cơ hội vụt mất mà ta không kịp yêu thương, chia sẻ. Nếu ta cứ bận lòng và tính toán thiệt hơn, biết đâu được ngày hôm nay là ngày cuối cùng của ta trên cõi này!

Đã bao lần trong đời ta đã từng thốt lên: “Tôi sẽ…, tôi định…” nhưng cuối cùng chỉ là những lời than thở “giả như… giá mà…”. Vì thế, hãy sống làm sao cho nhẹ nhàng và thanh thản, sống làm sao để khi ta nhắm mắt thì mọi người khóc ta, còn ta ra đi với nụ cười mãn nguyện. Mỗi ngày ta dần dần buông lơi khỏi những gì là vướng bận của cuộc đời để chuẩn bị trở về với Chúa, nơi mà cả đời ta hằng thao thức và mong đợi.

Có những người thân đã được Chúa gọi về trước chúng ta, vì thời gian của họ đã hết, ta chẳng còn cơ hội để gặp gỡ trò chuyện, chia ngọt sẻ bùi. Những người đó, xưa thật gần nhưng giờ cũng thật xa. Dù có muốn chia sẻ gì đó cho họ cũng chẳng được dẫu là một lời động viên, an ủi, một chén cơm, manh áo... Và, dù có muốn giận, muốn hờn, muốn trách họ cũng không xong, bởi lẽ họ không còn nói gì được với ta. Trong niềm tin sâu lắng và lặng thầm, ta chỉ còn biết nguyện cầu cho họ, và cũng xin họ thứ tha những thiếu sót cho ta.

Nay người, mai ta! Đó là quy luật của cuộc sống. Mỗi ngày qua đi là mỗi ngày đời sống ở dương gian của ta dần khép lại. Hãy chuẩn bị sẵn hành trang lên đường trở về với Chúa bằng những tấm giấy thông hành được kết tinh từ những những việc lành phúc đức, những hy sinh... Thánh Phaolô đã viết: “Mỗi ngày tôi phải đối diện với cái chết” [x 1 Cr 15,31], vì thế ta phải biết khôn ngoan để phân bổ quỹ thời gian sống của ta. Cần phải chuẩn bị cho ngày cái chết đến rước chúng ta về với Chúa trong thanh thản và bình an. Như vậy là ta đang tiến dần đến sự sống.

“Xin dạy chúng con đếm tháng ngày mình sống,
Ngõ hầu tâm trí được khôn ngoan”.

                                     [TV 90,12]

Câu thành ngữ phương Đông đó dạy ta điều gì. Đó là trách nhiệm sống ở đời.

Đời người không dài lắm; kể cả trong thời đại ngày nay tuổi thọ của con người có tăng lên đáng kể. Ví đời người như bóng câu qua cửa sổ là cũng để diễn tả rằng: Anh ta mới ngày nào đó mà đã ra đi rồi, nhanh như đàn chim câu trắng thoắt hiện trong cửa bỗng thoắt biến ra ngoài cửa hoặc như đàn ngựa ngoài đường vụt nhanh qua cửa nhà mình.Do vậy mà con người khi đang sống phải sống như thế nào cho ra sống, cho xứng đáng với non sông, đất nước, đất nước; sống phải có ích, phải để lại cho đời những điều có lợi cho sự phát triển.Thời gian là vàng là ngọc; phải tranh thủ, phải trân trọng, phải biết sử dụng nó một cách có ích. Thời gian là một dòng chảy thẳng, đều đặn liên tục; không bao giờ dừng lại chờ người chậm chạp, càng không bao giờ quay lại cho kẻ nhỡ tay, sẩy chân sửa sai. Chớ để cho thời gian trôi qua vô vị để rồi đến khi hối tiếc thì đã muộn.

Trên đời này không thiếu người cứ sống theo thói quen, để cho ngày tháng lặng lẽ trôi qua, không hề luyến tiếc. Đến khi về già nhìn lại thật buồn cho một đời người lãng phí. Khi đó có muốn dạy lại điều gì cho con cháu thì cũng không đủ can đảm để thực hiện.

Không có mùa xuân quanh năm nhưng có tâm hồn trẻ mãiMùa xuân là thời gian đầu năm có thời tiết và quang cảnh thiên nhiên đẹp nhất, phù hợp với tình cảm nhu cầu thẩm mỹ của con người. Nó nằm trong những tháng ngày nhất định rồi cũng phải nhường chỗ cho những mùa khác [hạ, thu, đông].Trên đời này ở hành tinh này không có mùa xuân quanh năm, cũng không có mùa xuân vĩnh cửu.Song tâm hồn con người thì vẫn có thể trẻ mãi dù cho năm tháng lần lượt trôi đi, tuổi tác chồng chất, da dẻ nhăn nheo, chân tay mềm yếu. Để cho tâm hồn cằn cỗi [tri thức hao mòn, tình cảm khô khan, ý thức thấp kém…] nhất là trong khi tuổi chưa cao là tự xóa bỏ mình, tự xóa bỏ mùa xuân trong lòng mình, tự cắt ngắn đời mình.

Trên thực tế, không ít người có tâm hồn trẻ mãi. Bác Hồ khi đã về già vẫn luôn lạc quan, yêu đời, tin tưởng vào nhân dân, và tương lai đất nước, vẫn ham đọc sách, làm thơ và vui chơi với các cháu trong lúc vẫn lo toan bộn bề công việc hệ trọng. Nhà văn Nguyễn Tuân khi đã bước vào tuổi cao ông vẫn rất nhiều bạn bè, vẫn hàn huyên mọi chuyện trên đời kể cả chuyện tình yêu trai gái.


Tâm hồn cằn cỗi - mất trẻ, trí óc mẫn tuệ - chẳng giàSự già trẻ của con người không hoàn toàn phụ thuộc vào thể xác và tuổi tác, nhất là tính tình và phong cách sống.Có những người còn trẻ, chỉ mới khoảng ba, bốn mươi tuổi mà tính tình và phong cách sống cứ như ông cụ non. Nhưng lại có không ít người già, tuổi đã sáu, bảy mươi tuổi song tính tình và phong cách sống lại trẻ trung hoạt bát chẳng kém mấy thanh niên.Những điều nghịch lý đó thường phụ thuộc vào tâm hồn trí tuệ con người. Khi mà tâm hồn nghèo nàn cằn cỗi, trí óc rỗng tuếch thì con người dù còn ít tuổi cũng đã mất hết sức sống trẻ trung. Nhưng khi tâm hồn còn phong phú, trình độ hiểu biết dồi dào luôn cập nhật với các vấn đề thời cuộc thì dẫu đã nhiều tuổi vẫn không già.

Thành ngữ phương Đông có câu: “Đừng sợ sự già nua của tuổi tác, chỉ sợ sự cằn cỗi của tâm hồn”. Tục ngữ của vùng Đông Âu có câu: “Tâm hồn cằn cỗi, mất trẻ; Trí óc mẫn tuệ, chẳng già”.

Rõ ràng những tư tưởng lớn đã gặp nhau. Trong thời đại ngày nay càng phải hết sức coi trọng việc trau dồi cho mình một tâm hồn tươi tắn, một tiềm năng hiểu biết cần thiết và phong cách sống văn minh, hòa nhập.


Không sợ già, chỉ sợ tâm hồn cằn cỗiGià, trẻ là những kết quả tự nhiên của sự biến động thời gian. Người nhiều tuổi bước vào tuổi hưu người ta thường coi là tuổi già. Đó là lẽ tự nhiên, là điều thường tình không có gì phải sợ. Vả lại có sợ, nó cũng đến; quy luật muôn đời mà. Ta cố gắng ăn uống, ngủ, chơi bời, làm việc điều độ thì sức khỏe giữ được lâu, tốc độ lão hóa của cơ thể cũng chậm lại.Điều quan trọng thực sự đáng sợ là sự cằn cỗi của tâm hồn. Có không ít người, tuổi chưa nhiều nhưng đã lo sống gấp, tự xóa bỏ hết mọi nhu cầu văn hóa trí tuệ. Tâm hồn của con người có bị sự chi phối bởi tuổi tác nhưng nó còn bị sự chi phối của nhiều yếu tố khác như sự tích lũy tiềm năng trí thức, sự tu dưỡng tính tình, tư cách, tư tưởng, quan hệ bạn bè, môi trường sống… Sinh hoạt tâm hồn là một dạng hoạt động vật chất khác. Nó rất cần cho cuộc sống của con người, nó duy trì và phát huy hiệu quả làm việc, nó làm tăng khả năng cảm nhận, cảm thụ và thưởng thức cái hay, cái đẹp trên đời.

Bước vào tuổi già mà tâm hồn còn phong phú, trẻ trung thì cũng hạn chế được rất nhiều mặt khó tính do tuổi tác mang lại. Sự phong phú, trẻ trung của con người dễ làm cho ta quên sự già nua của tuổi tác, luôn luôn cảm thấy yêu đời và lạc quan và do đó tuổi thọ cũng dễ được kéo dài. Đó là hạnh phúc lớn lao của con người và cũng là may mắn lớn cho con cháu.

Cập nhật lúc:10:26 CH @ 16/01/2016

Video liên quan

Chủ Đề