Bước 2 của quy trình học elearning là gì?

Trong giai đoạn bùng nổ dịch Covid-19 vừa rồi, bài giảng Elearning dần trở nên quen thuộc hơn với giáo viên và học sinh do việc học online kéo dài. Giờ đây sự thu hút của bài học không chỉ nằm ở lời giảng của giáo viên nữa mà còn phụ thuộc vào bài giảng điện tử. Hãy cùng Airclass tìm hiểu các bước thiết kế bài giảng Elearning cực chuẩn qua bài viết dưới đây.

5 bước thiết kế bài giảng Elearning

Để thiết kế bài giảng Elearning đúng chuẩn cần phải qua 5 bước cơ bản.

Xác định mục tiêu và kiến thức cho bài giảng

Xác định mục tiêu và kiến thức cho bài giảng là bước đầu tiên và cũng là bước đặt nền tảng cho việc thiết kế bài giảng. Đối với mỗi bậc học và mỗi nhóm học sinh khác nhau thì yêu cầu về kiến thức truyền đạt cũng như mục tiêu đầu ra cũng sẽ khác. Việc xác định những yếu tố này sẽ giúp giáo viên truyền tải đúng kiến thức mà học sinh cần thông qua bài giảng.

Để thực hiện tốt bước này thì bạn nên nghiên cứu kỹ yêu cầu của Bộ Giáo dục, sách giáo khoa cũng như giáo án đã xây dựng liên quan đến bài giảng. Bên cạnh đó bạn hoàn toàn có thể dành thời gian nghiên cứu thêm những tài liệu mở rộng để có thể xác định chính xác mục tiêu, thái độ, kiến thức, kỹ năng mà bài giảng muốn mang lại.

Xác định mục tiêu và kiến thức cho bài giảng

Xây dựng tư liệu cho từng bài giảng

Ở bước xây dựng tư liệu trong việc thiết kế bài giảng Elearning bạn phải thực hiện 2 bước nhỏ là thu thập tư liệu và hệ thống hóa tư liệu.

Khi tiến hành thu thập tư liệu, bạn hãy cố gắng tham khảo thật nhiều những tư liệu trên internet, phần mềm dạy học, tư liệu giấy,…Tuy nhiên tất cả mọi tư liệu thu thập đều phải đảm bảo chất lượng và độ tin cậy cao.

Sau khi thu thập đầy đủ tư liệu cần thiết, bạn cần hệ thống hóa chúng bằng cách sắp xếp thành một thư viện với các cây thư mục. Việc sắp xếp tư liệu ngăn nắp, có hệ thống sẽ giúp bạn tiết kiệm rất nhiều thời gian khi muốn tìm lại tư liệu đó để phục vụ cho việc thiết kế bài giảng Elearning.

Xây dựng tư liệu cho từng bài giảng

Xây dựng kịch bản giảng dạy để thiết kế giáo án Elearning phù hợp

Kịch bản giảng dạy là công cụ hỗ trợ đắc lực cho giáo viên trong việc kiểm soát nội dung tiết học hiệu quả. Kịch bản càng được xây dựng càng chi tiết, giáo viên cáng tránh được việc nói lan man, đi quá xa vấn đề dẫn đến tình trạng cháy giáo án.

Tương tự như kịch bản giảng dạy, bài giảng Elearning thực chất cũng là một công cụ để hỗ trợ giáo viên giảng bài thay thế cho tấm bảng đen khi dạy học trực tiếp. Thiết kế bài giảng Elearning từ đó cũng phải bám theo nội dung kịch bản cho tiết học để có thể phối hợp với nhau mượt mà nhất.

Khi lên kịch bản, bạn phải chú ý sao cho mạch giảng phải tuân thủ theo nguyên tắc sư phạm, cụ thể hơn là cung cấp đủ kiến thức và đạt những mục tiêu đã đề ra. Hơn thế nữa, để quá trình dạy học hoàn chỉnh, chuyên nghiệp và đạt hiệu quả cao, bạn cần tuân thủ các bước của nhiệm vụ dạy học, xây dựng hệ thống câu hỏi và tạo cơ hội cho sự tương tác giữa giáo viên và học sinh.

Chọn phần mềm và số hóa bài giảng

Chọn phần mềm là bước khá quan trọng trong quy trình thiết kế bài giảng Elearning. Một phần mềm phù hợp với bạn sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian và công sức cho việc thiết kế.

Bạn có thể thử sử dụng những phần mềm phổ biến nhất hiện nay như PowerPoint, Adobe Presenter, iSpring,…để chọn ra được phần mềm phù hợp với mình nhất. Trong đó, PowerPoint được cho là phần mềm thân thiện với người dùng và dễ sử dụng hơn cả.

Bên cạnh đó, hãy số hóa bài giảng điện tử của bạn bằng các hình thức như quay video, ghi âm, biên tập,…để giúp quá trình giảng dạy đạt hiệu quả cao hơn yêu cầu.

PowerPoint – Phần mềm thiết kế bài giảng Elearning

Chạy thử, điều chỉnh và kết thúc quy trình

Trong quá trình thiết kế bài giảng Elearning chắc chắn sẽ tồn tại những sai sót nhất định. Trước khi đưa bài giảng vào chương trình, bạn cần cho chạy thử và kiểm tra thật kỹ những lỗi về hình thức lẫn nội dung cũng như tiến hành chỉnh sửa nếu có sai sót.

Một số lỗi thường gặp có thể kể đến như:

  • Lỗi chính tả
  • Chữ và hình ảnh quá nhỏ
  • Lỗi đánh máy
  • Lỗi animation
  • Lỗi nội dung bài

Những lưu ý khi thiết kế bài giảng elearning

Khi thiết kế bài giảng Elearning cần lưu ý kỹ những vấn đề sau:

  • Không trình bày quá nhiều chữ trong một trang bài giảng
  • Kết hợp kênh chữ và kênh hình để bài giảng thêm sinh động
  • Kích thước chữ và hình ảnh phải đủ to để theo dõi trên tivi hoặc máy chiếu
  • Có thể chèn clip ngắn, âm thanh để thêm phần sinh động
  • Thêm một số trò chơi liên quan đến kiến thức bài học để tăng sự tương tác giữa giáo viên và học sinh
Những lưu ý khi thiết kế bài giảng Elearning

Hiểu cách thiết kế bài giảng Elearning đã trở thành một kỹ năng cần thiết của giáo viên trong thời điểm dịch bệnh căng thẳng như hiện nay. Qua bài viết trên, Airclass hy vọng đã mang đến cho bạn những kiến thức hữu ích về các bước thiết kế bài giảng trực tuyến. Nếu bạn thấy bài viết hay, hãy chia sẻ để ủng hộ chúng tôi.

Xây dựng bài giảng E- Learning đóng vai trò quan trọng quyết định sự thành công trong đào tạo trực tuyến của doanh nghiệp. Nhưng làm thế nào để xây dựng được bài giảng E-Learning hiệu quả, chất lượng, và hấp dẫn? Cùng Avina giải quyết trong nội dung dưới đây nhé!

Để xây dựng bài giảng E-Learning hiệu quả cần thực hiện 5 bước cơ bản dưới đây:


1. Xác định mục tiêu chính và nội dung có trong bài giảng E-Learning


Đây được xem là bước quan trọng, nền tảng và cơ sở vững chắc cho quá trình thiết kế bài giảng trực tuyến e-learning vì đây là giai đoạn hình thành ý tưởng, kiến ​​thức trọng tâm và xác định mục tiêu cụ thể cho học viên.


Khi thiết lập bài giảng E-Learning để đào tạo nội bộ, các công ty cần đảm bảo rằng nội dung và thông tin được sử dụng có liên quan chặt chẽ với nhau, xoay quanh kiến ​​thức đang được đào tạo cho nhân viên và xác định chính xác đối tượng của Khóa đào tạo là ai?


Học viên tiếp thu được các kiến thức gì sau khi khóa đào tạo kết thúc? Không nên đưa ra các thông tin không quan trọng khiến khóa đào tạo trực tuyến giảm chất lượng.

Những nội dung đưa vào trong bài giảng E-Learning phải được chọn lọc kỹ lưỡng từ các tài liệu sau đó phải được sắp xếp hợp lý, khoa học đảm bảo khóa đào tạo trực tuyến hiệu quả và chất lượng tốt.

Bên cạnh đó, cũng cần quan tâm tới cách thiết kế bài giảng, nội dung có trong bài giảng E-Learning để không bị ảnh hưởng tới văn hóa, quy tắc đào tạo của các doanh nghiệp đã đưa ra trước đó.


2. Xây dựng kho tài liệu để phục vụ cho khóa đào tạo trực tuyến


Bài giảng E-Learning là tập hợp các thông tin, nội dung có liên quan tới khóa đào tạo cần thiết cho từng tổ chức, doanh nghiệp hoặc cá nhân.


Trong đó, cung cấp các kiến thức cần thiết cho bài giảng E-Learning mang tới nhiều sự mới mẻ, độc đáo giúp các học viên nâng cao kiến thức có thêm nhiều cách trình bày sáng tạo.


Tài liệu phục vụ bài giảng thường được tổng hợp từ quy định, văn hóa doanh nghiệp, … đơn thuần được chuyển từ văn bản sang cách thiết kế mới mẻ như: ảnh, video, âm thanh, đồ họa được dùng chuyên nghiệp hơn để tạo nên một bài giảng độc đáo, sáng tạo, thu hút người học.


Sau khi có đủ các tài liệu cần dùng cho bài giảng thì sẽ được sắp xếp để tạo thành kho bài giảng E-Learning. Kho bài giảng E-Learning này sẽ giúp các doanh nghiệp có thể tìm kiếm thông tin nhanh chóng, chính xác, giữ được liên kết giữa các bài giảng với video, hình ảnh,...


3. Lên kịch bản xây dựng bài giảng E-Learning phù hợp với doanh nghiệp 


Đây là giai đoạn quan trọng đòi hỏi doanh nghiệp phải nghiêm túc thực hiện. Các doanh nghiệp phải đảm bảo rằng học viên được cung cấp đầy đủ kiến thức, quy trình, nguyên tắc, thông tin và các kỹ năng trong suốt quá trình đào tạo trực tuyến.

Có rất nhiều nhiệm vụ cần phải đạt được từ bài giảng E-Learning và người dạy bao gồm: các bước đào tạo trực tuyến, truyền đạt được tất cả các quy trình, kỹ năng, kiến thức cần thiết cho học viên cũng như các câu hỏi liên quan mang tính linh hoạt cao trong quá trình đào tạo.


4. Lựa chọn công cụ và số hóa bài giảng E-Learning


Tiêu chí lựa chọn sẽ căn cứ vào nhu cầu của người học, căn cứ vào chính sách tài chính, trình độ của người dạy như thế nào để chọn được công cụ và số hóa bài giảng E-Learning.


Doanh nghiệp cũng có thể sử dụng hệ thống chuyển đổi bài giảng ở các dạng: Powerpoint, Avina, hình ảnh, video,...  để mang lại sự mới lạ cho học viên nhưng cũng phải đảm bảo nội dung đào tạo trực tuyến được đầy đủ.


Hiện nay, đa số các doanh nghiệp chỉ sử dụng powerpoint trong đào tạo trực tuyến. Điều này khiến học viên cảm thấy khá nhàm chán, không hứng thú học. Nên cần đầu tư nhiều hơn vào công tác số hóa bài giảng như: nội dung , quy trình,… bằng hệ thống cung cấp dịch vụ số hóa có kinh nghiệm. Doanh nghiệp có thể tham khảo phần mềm tạo bài giảng E-Learning Avina Authoring Tools.


5. Kiểm tra lại nội dung, hoàn thiện bài giảng E-Learning


Đây là bước cuối cùng cần thực hiện sau khi nội dung đã được số hóa đối với bài giảng E-Learning: Trong quá trình xây dựng, có thể người dạy gặp phải khá nhiều lỗi cơ bản.


Do đó, ngay khi xây dựng xong thì doanh nghiệp sẽ phải chạy thử bài giảng, sau đó tự trải nghiệm và đưa ra những nhận xét, phát hiện để cảm nhận bài giảng có độc đáo, sáng tạo và thu hút hay không? Ngoài ra người dạy cũng cần kiểm tra lại các hình ảnh, video, âm thanh xem đã sử dụng hợp lý hay chưa? Nội dung đã đúng với bài giảng ?...


Xây dựng bài giảng E-Learning là một trong những hoạt động quan trọng trong việc đào tạo của doanh nghiệp. Nó giúp công tác đào tạo nhân viên đạt được hiệu quả cao, sở hữu nguồn nhân sự chuyên nghiệp, am hiểu quy trình, kỹ năng, nghiệp vụ,...


Để có thể xây dựng bài giảng E-Learning hiệu quả, dễ dàng, nhanh chóng đừng bỏ qua phần mềm tạo bài giảng E-Learning chuẩn quốc tế Avina Authoring Tools nhé! Nếu bạn có thắc mắc Liên hệ hotline: 02463271207 để được tư vấn dùng thử miễn phí

Video liên quan

Chủ Đề