Ca sĩ hoàng phú là ai?

Tô Vũ [tên thật: Hoàng Phú, 9 tháng 4 năm 1923 – 13 tháng 5 năm 2014] là một nhạc sĩ, giáo sư, nhà nghiên cứu âm nhạc đương đại của Việt Nam. Ông cùng với người anh là nhạc sĩ Hoàng Quý đã có mặt từ những ngày đầu tiên của tân nhạc Việt Nam đồng thời là những thành viên sáng lập ra nhóm Đồng Vọng, đại diện cho âm phái Hải Phòng. Hoạt động của nhóm trong làng âm nhạc Việt Nam thời tiền chiến từng tạo nên tiếng vang và để lại ảnh hưởng đáng kể đến sự phát triển của nền âm nhạc hiện đại Việt Nam. Nghệ danh Tô Vũ là do các bạn văn nghệ đặt cho ông, mượn tên của nhà ngoại giao Tô Vũ thời Hán Vũ Đế ở Trung Quốc.

Tô VũThông tin nghệ sĩTên khai sinhHoàng PhúNghệ danhTô VũSinh[1923-04-09]9 tháng 4, 1923[1]
Phủ Lạng Thương, tỉnh Bắc Giang, Bắc Kỳ, Liên bang Đông DươngMất13 tháng 5, 2014[2014-05-13] [91 tuổi]
Thành phố Hồ Chí Minh, Việt NamNghề nghiệpNhạc sĩ, nhà nghiên cứu âm nhạc, giáo viên, nhà quản lýCa khúc tiêu biểu"Em đến thăm anh một chiều mưa", "Tạ từ", "Tiếng chuông chiều thu"

Tô Vũ sinh ngày 9 tháng 4 năm 1923 tại phủ Lạng Thương, tỉnh Bắc Giang nhưng từ khi còn nhỏ ông đã chuyển về sống tại Hải Phòng cùng bốn người anh em ruột của mình. Hoàng Phú ít hơn người anh Hoàng Quý ba tuổi. Mẹ mất sớm, bố đi làm xa nên chủ yếu gửi tiền về nuôi các anh em ông. Trong số các anh em, Hoàng Quý và Hoàng Phú đặc biệt say mê âm nhạc. Hai anh em học được những kiến thức âm nhạc đầu tiên [violin] qua một phụ nữ người Pháp tên Leprêtre là chủ cửa hiệu Orphée, chuyên bán nhạc cụ và sách nhạc Tây ở Hải Phòng thời đó. Tuy nhiên, người tích cực khuyến khích hai anh em họ Hoàng đi theo "âm nhạc cải cách" [tân nhạc] là thầy dạy môn văn chương Pháp tên là Ngô Đình Hộ [tức nhạc sĩ Lê Thương], để cùng thầy biểu diễn trong các tiết mục văn nghệ của trường.

Năm 1939, Hoàng Quý và Hoàng Phú [Tô Vũ] quy tụ một số bạn bè trong đó có Phạm Ngữ, Canh Thân và Văn Cao để lập ra nhóm nhạc Đồng Vọng. Nhóm Đồng Vọng sinh ra từ phong trào hướng đạo sinh do Hoàng Quý làm trưởng nhóm, lập ra với ý nghĩa như là tiếng gọi tập hợp thanh niên lại với nhau. Từ phương châm này, nhóm Đồng Vọng đã góp phần cổ suý cho nền tân nhạc Việt Nam. Nhóm sáng tác được khoảng 60 ca khúc mang nội dung ca ngợi đất nước, ca ngợi truyền thống anh hùng dân tộc. Ngoài ra, một số tình khúc của nhóm như Cô láng giềng của Hoàng Quý và Bến xuân của Văn Cao cho đến nay vẫn được coi như những tuyệt phẩm của nền tân nhạc Việt Nam.

Cũng như người anh Hoàng Quý, Hoàng Phú sớm tham gia Việt Minh. Kháng chiến chống thực dân Pháp bùng nổ tại miền Bắc, Hoàng Phú gia nhập Ban Văn nghệ tuyên truyền Kiến An [Hải Phòng], còn Hoàng Quý cũng tích cực sáng tác và hoạt động cách mạng. Các ca khúc Cảm tử quân, Sa trường hành khúc của ông đã ra đời trong giai đoạn này. Nhưng vì mắc bệnh nan y nên Hoàng Quý đã qua đời giữa năm 1946 khi mới 26 tuổi. Khi đó Hoàng Phú vẫn hoạt động cách mạng trên địa bàn Hải Phòng. Ca khúc nổi tiếng nhất của ông là Em đến thăm anh một chiều mưa được sáng tác vào năm 1947, khi đơn vị của ông đang công tác tại huyện Tiên Lãng [Hải Phòng]. Cũng trong thời kỳ này, nghệ danh Tô Vũ của Hoàng Phú đã được các bạn bè cùng hoạt động trong lĩnh vực văn nghệ đặt cho ông.

Dù nhận được học bổng du học Pháp nhưng do anh trai là nhạc sĩ Hoàng Quý mất sớm nên Hoàng Phú quyết định ở lại Hải Phòng để lo cho những người em còn lại. Ông xin vào dạy hợp đồng ở trường Bình Chuẩn [tiền thân là Trường Bonnal, nay là Trường Trung học phổ thông Ngô Quyền]. Năm 1948, Hoàng Phú được chọn là đại biểu của Chiến khu 3 đi dự Đại hội Văn hóa Văn nghệ toàn quốc lần thứ nhất. Năm 1950, Viện Nghiên cứu Văn hoá Nghệ thuật được thành lập, Tô Vũ được mời tham gia trong ban nghiên cứu âm nhạc do nhạc sĩ Văn Cao làm trưởng ban.

Khác với nhiều tên tuổi của thời kỳ đầu tân nhạc Việt Nam [nhạc tiền chiến] không còn hoặc ít sáng tác về sau, Tô Vũ vẫn tiếp tục sáng tác trong giai đoạn chiến tranh sau này, nổi bật là các ca khúc như Cấy chiêm, Nhớ ơn Hồ Chí Minh và Như hoa hướng dương. Bên cạnh viết bài hát, ông còn sáng tác nhạc cho các loại hình sân khấu như tuồng, chèo, cải lương, múa rối,... và cho điện ảnh. Ông có nhiều công trình nghiên cứu về chèo, cồng chiêng, đàn đá, thang âm – điệu thức và âm nhạc dân gian Việt Nam.[1]

Ông cũng từng đảm nhiệm cương vị Viện trưởng Viện âm nhạc cơ sở II tại Thành phố Hồ Chí Minh, Thư ký Đoàn Nhạc sĩ Khu III đầu kháng chiến chống thực dân Pháp và là một trong những người đầu tiên góp phần xây dựng Trường Âm nhạc Việt Nam [Nhạc viện Quốc gia sau này]. Ông còn là một nhà nghiên cứu có thâm niên và uy tín trong lĩnh vực âm nhạc dân tộc [nhạc truyền thống] cũng như âm nhạc hiện đại. Bên cạnh đó, ông cũng có công lớn trong việc đào tạo nhiều tài năng thế hệ sáng tác nhạc sau này. Sau sự kiện 1975, ông chuyển vào Thành phố Hồ Chí Minh và làm Viện phó Viện Nghiên cứu Âm nhạc, phụ trách bộ phận phía nam.[1] Ông được Nhà nước Việt Nam tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật đợt 1 [năm 2001].

Tô Vũ qua đời hồi 3 giờ 30 phút, ngày 13 tháng 5 năm 2014 tại nhà riêng ở Thành phố Hồ Chí Minh, hưởng thọ 92 tuổi.[1]

  • Em đến thăm anh một chiều mưa [1947]
  • Tạ từ
  • Tiếng chuông chiều thu
  • Cấy chiêm
  • Nhớ ơn Hồ Chí Minh
  • Tiếng hát thanh xuân
  • Như hoa hướng dương
  • Ngày xưa [Hoàng Phú]
  • Vọng Tô Châu [lời Việt]
  • Những cánh buồm theo gió Đảng
  • Hoàng hôn trên xóm nhỏ
  • Nông thôn đổi mới [tác phẩm khí nhạc, hợp soạn cùng Tạ Phước]
  • Sức sống của nền âm nhạc truyền thống Việt Nam [Nhà xuất bản Âm nhạc, 1995]
  • Băng nhạc Tô Vũ và Tuyển chọn ca khúc Tô Vũ [DIHAVINA và Hội Nhạc sĩ Việt Nam phát hành]
  • KỸ THUẬT SOẠN BÀI HÁT -

KUY SƠN xuất bản năm 1956 tại Hà Nội.

  1. ^ a b c d Nhạc sĩ Tô Vũ qua đời, Báo Nhân dân, 13 tháng 5 năm 2014

  • Nhạc sĩ Tô Vũ nói về Tây hóa và Việt hóa ca khúc Việt
  • Nhạc sĩ Tô Vũ và chuyện tình sau bài hát
  • Nhạc sĩ Tô Vũ và những kỷ niệm từ chiều mưa năm ấy
  • Vì sao Nhạc sĩ lại mang nghệ danh Tô Vũ? Lưu trữ 2014-03-12 tại Wayback Machine
  • Những bóng hồng trong thơ nhạc - Kỳ 7: Em đến thăm anh một chiều mưa
  • Nhân "Tiếng thời gian" cuối năm, ngược nguồn tân nhạc [Nguyễn Thụy Kha]

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Tô_Vũ_[nhạc_sĩ]&oldid=68429150”

Ưng Hoàng Phúc tên thật là Nguyễn Quốc Thanh[1] [sinh ngày 18 tháng 8 năm 1981 tại xã Kiến An, Chợ Mới, An Giang] là một nam ca sĩ, diễn viên, nhà sản xuất điện ảnh, vũ công người Việt Nam. Với doanh số khoảng 250 nghìn đĩa được tiêu thụ, anh là một trong những nghệ sĩ V-pop bán đĩa chạy nhất. Anh từng là ca sĩ độc quyền của công ty Thế giới Giải Trí [WePro]. Ưng Hoàng Phúc cũng từng là thành viên của nhóm 1088, một ban nhạc nam nổi tiếng trong dòng nhạc trẻ Việt Nam, dưới sự quản lý của công ty Cánh Chim Việt. Sau khi Nhóm nhạc 1088 tan rã, Ưng Hoàng Phúc bắt đầu sự nghiệp solo và nhanh chóng trở thành thần tượng của một lượng lớn khán giả trẻ 8x và 9x trong suốt những năm thập niên 2000, với hàng loạt hit tiêu biểu như "Thà rằng như thế", "Mỗi người một nơi", "Anh chỉ biết câm nín nghe tiếng em khóc", "Vì sao trong lòng tôi", "Cắn rứt"...

Ưng Hoàng PhúcTên khai sinhNguyễn Quốc ThanhNghệ danhƯng Hoàng PhúcSinh18 tháng 8, 1981 [40 tuổi]
Kiến An, Chợ Mới, An GiangNghề nghiệpCa sĩ, Diễn viên, Nhà sản xuất điện ảnh, Vũ côngNăm hoạt động2000 - nayHợp tác vớiNhóm 1088
H.A.T
Phan Mạnh Quỳnh
Đạt GCa khúc tiêu biểuThà rằng như thế
Nỗi nhớ...nơi con tim mồ côi
Tôi không tin
Nếu ta còn yêu nhau
Vì sao trong lòng tôi
Hứa thật nhiều thất hứa thật nhiều
Người ta nói
Mỗi người một nơi
Vì một người ra đi
Anh không muốn bất công với em
Cô đơn một vì sao
Đàn ông không được quên...hết tình còn nghĩa
Người đi ngang đời tôi
Kỷ niệm bỏ quên
Anh chỉ biết câm nín nghe tiếng em khóc
Ngày không em
Giờ anh hứa để làm gì
Chàng khờ thủy chung
Buông tay lặng im
Tại sao
Cắn rứt

Bắt đầu từ lúc ký hợp đồng với Thế giới Giải trí, Ưng Hoàng Phúc đã phát hành tổng cộng 5 album riêng và một album hát chung với nhóm H.A.T. Các album của Ưng Hoàng Phúc khi phát hành đều thành công.[2]

Xuất thân từ nhóm nhạc nổi tiếng 1088 nên sau khi tách nhóm và đầu quân về công ty We Pro, Ưng Hoàng Phúc đã nhanh chóng trở thành "hiện tượng" với loạt bài hit đình đám Thà rằng như thế, Tôi đi tìm tôi, Nỗi nhớ,…

Năm 2002, album đầu tiên "Thà rằng như thế" anh đã làm "dậy sóng” thị trường với 15.000 bản chỉ tiêu thụ trong 15 ngày đầu tiên, và con số cuối cùng đạt mức kỉ lục 55.000 bản.

Năm 2003, Vol 2 tiêu thụ 35.000 bản.

Năm 2004, album vol 3 "Hứa nhiều thất hứa thật nhiều" tạo một kỉ lục mới, 66.000 bản được tiêu thụ chỉ trong thời gian ngắn. Năm 2004, anh hợp tác cùng nhóm H.A.T

Năm 2005, anh cho phát hành album Vol. 4 được thực hiện tại Hong Kong

Sau khi phát hành vol 5, Ưng Hoàng Phúc phải nghỉ một thời gian khá dài vì bị thoái vị đĩa đệm, tưởng như phải từ bỏ sự nghiệp sớm nhưng với những nỗ lực hết mình Ưng Hoàng Phúc đã chiến thắng được căn bệnh và bước trở lại VPop.

Sau khi điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm tại Singapore trong vòng 2 năm, đầu năm 2009, Ưng Hoàng Phúc kết thúc hợp đồng với Thế giới Giải trí và bắt đầu một kế hoạch mới cho riêng anh đó là lập một công ty riêng cho mình mang tên "WMA Records". Ngay sau đó, Ưng Hoàng Phúc tự thành lập công ty âm nhạc riêng lấy tên là Green Space Communication với thương hiệu WMA Record. Năm 2011, thương hiệu này được đổi thành U-Media.

  • 2002: Thà rằng như thế... Tôi đi tìm tôi [Vol. 1]
  • 2003: Người ta nói... Thà một lần đau [Vol. 2]
  • 2004: Hứa thật nhiều thất hứa thật nhiều [Vol. 3]
  • 2004: Anh không muốn bất công với em 2 [Album chung với nhóm H.A.T]
  • 2005: Đàn ông không được quên... Hết tình còn nghĩa [Vol 4]
  • 2007: Sóng ngầm [Vol. 5]
  • 2009: Tự tin để đứng vững [Vol. 6]
  • 2010: Căn gác trống [Single]
  • 2010: Greatest Hits - Nhìn Lại... Tôi Đi Tìm Tôi [Vol. 7]
  • 2010: Ưng Hoàng Phúc Xmas 2010
  • 2011: Chuyện đó đâu ai ngờ [Single]
  • 2011: U1 [Vol. 8]
  • 2012: Rồng đen [Mini album]
  • 2012: Để mọi thứ qua đi [Mini album]
  • 2012: Đi ngược chiều thương [Single] [ft. Trà Ngọc Hằng]
  • 2014: Top Hits Remix 2014
  • 2014: Dĩ vãng nhạt nhòa [Single] [ft. Yến Trang]
  • 2014: Tuyệt phẩm song ca - Hai mùa Noel [Remix Dance]
  • 2015: Tuyệt phẩm Xuân ba miền
  • 2015: Mất em - Người anh đã yêu [Vol. 9]
  • 2015; Lady love [Single]
  • 2016: Thành phố của tôi
  • 2016: Xuân yêu thương [Remix] [Single]
  • 2016: Cảm thấu [Vol. 10]
  • 2016: The Remix Collection 2016
  • 2016: Nonstop Hits
  • 2017: Khắc họa tương tư [Single]
  • 2017: Tình như sương khói [Single]
  • 2017: Em là hot girl [Single] [ft. Chung Thương T-JO]
  • 2017: Đâu dễ tìm được nhau [Single]
  • 2017: Nơi đó có con đường - Đâu dễ tìm được nhau
  • 2017: Tình yêu không đủ giữ người mình yêu [Single]
  • 2017: Vu lan
  • 2017: Gia đình tôi chọn [ft. Various Artists]
  • 2017: Người ta nói [Single]
  • 2017: Làn sóng xanh
  • 2017: Nhớ em thầm gọi tên [Single]
  • 2017: Bắt đầu một kết thúc [Single] [ft. Thu Thủy]
  • 2018: Gánh con gánh cả cuộc đời [Single]
  • 2018: Tái sinh
  • 2018: Người sẽ đi tìm em [Sóng ngầm 2 OST]
  • 2018: Bước qua Thế Giới [OST Ông Trùm dẹp loạn giang hồ]
  • 2018: Ta vẫn còn yêu [Single] [ft. Kim Cương]
  • 2019: Đời cho ta những gì [Ông Trùm 2 OST]
  • 2019: Từ nay học tu nương đạo vàng [Single]
  • 2019: Em đừng hỏi [Single]
  • 2019: Cách biệt hai phương trời [Single]
  • 2020: Xuân về con cũng về [Single] [ft. Phạm Quỳnh Anh, Lam Trường]
  • 2020: Giai điệu mùa xuân [Single] [ft. Thu Thủy]
  • 2020: Nước cờ em chọn [Ông Trùm Bùi Viện OST]

Ngày 10/03/2018, Liveshow mang tên "Tái Sinh" của Ưng Hoàng Phúc lần đầu tiên sau 18 năm ca hát tại Cung Văn Hoá Hữu Nghị Hà Nội. Đêm liveshow được xem như một cuốn phim quay chậm mà ở đó, Ưng Hoàng Phúc cùng khán giả có cơ hội được sống lại tuổi thanh xuân cách đây 18 năm về trước bằng loạt hit đình đám như "Hứa thật nhiều thất hứa thật nhiều", "Vì sao trong lòng tôi", "Kỷ niệm bỏ quên", "Tôi không tin", "Thà rằng như thế", "Anh không muốn bất công với em"... Tại đây, anh và các vị khách mời đặc biệt của chương trình như nữ ca sĩ Thu Minh, Quang Dũng, Thu Thủy, Phạm Quỳnh Anh, Dương Ngọc Thái và nhóm Oplus đã cùng nhau thăng hoa, tạo nên một "bữa tiệc" âm nhạc.

Ưng Hoàng Phúc chung sống trong vòng 6 năm với Kim Cương [đã có một đời chồng và có con riêng] và con chung tên là Johnny [Nguyễn Quốc Minh] nhưng đến ngày 1 tháng 12 năm 2018 cả hai mới làm đám cưới tại Thành phố Hồ Chí Minh[3]. Ngày 30/09/2019, Kim Cương, vợ Ưng Hoàng Phúc sinh một bé gái[4].

  1. ^ “Tiểu sử, sự nghiệp và đời tư ca sĩ Ưng Hoàng Phúc”. YAN News.
  2. ^ “Ưng Hoàng Phúc thời đỉnh cao giờ nơi đâu”. 24h. Chú thích có tham số trống không rõ: |1= [trợ giúp]
  3. ^ Tùng Nguyễn [1 tháng 12 năm 2018]. “Con chung, con riêng rạng rỡ trong đám cưới Ưng Hoàng Phúc - Kim Cương”. Báo điện tử VietNamNet. Truy cập ngày 29 tháng 12 năm 2020.
  4. ^ “Siêu mẫu Kim Cương hạ sinh con gái thứ 2 cho Ưng Hoàng Phúc”. YAN News.

“Ưng Hoàng Phúc: Cuộc Sống "đảo Lộn" Từ Khi Lên Chức Bố”. mevacon.com.vn. 203 [203]: 70. 20/01/2017. Truy cập ngày 17 tháng 4 năm 2021. Đã định rõ hơn một tham số trong |pages= và |page= [trợ giúp]; Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |date= [trợ giúp]

Kênh trên Youtube

Fanpage trên Facebook

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Ưng_Hoàng_Phúc&oldid=68297438”

Video liên quan

Chủ Đề