Ca sĩ phương dung album con đường xưa em đi là ai?

Trong tập 9 Hãy nghe tôi hát, các thí sinh sẽ thể hiện lại những bài hát đã đi cùng tên tuổi của ca sĩ Phương Dung – "Nhạn trắng Gò Công", một tượng đài của dòng nhạc Bolero, nhạc trữ tình quê hương.

Trong sự nghiệp kéo dài gần 60 năm, với hơn 300 đĩa nhạc đã thu âm cùng hàng ngàn bài hát đã biểu diễn và rất nhiều trong đó là những bài gắn liền với tên tuổi của mình, ca sĩ Phương Dung đã là một tên tuổi lớn hàng đầu của dòng nhạc trữ tình.  

Đây là đêm thi mang đến áp lực rất lớn cho các thí sinh, vì ca sĩ Phương Dung là một giám khảo rất khó tính, tuy nhiên, đây cũng sẽ là một cơ hội cho các thí sinh được nghe những lời chân thành nhất từ một ca sĩ đã đi hát gần 60 năm.

Những ca khúc gắn liền với tên tuổi của ca sĩ Phương Dung như Bông hồng cài áo, Hàn Mặc Tử, Đổi thay,Con đường xưa em đi… sẽ được các ca sĩ – thí sinh của Hãy nghe tôi hát lựa chọn để dự thi.

"Con đường xưa em đi" vừa được lưu hành trở lại đã được Hồ Việt Trung chọn hát trên sóng truyền hình.

Hồ Việt Trung có lẽ là người nhận được nhiều lời khen nhất từ ca sĩ Phương Dung trong cuộc thi này. Trong đó, lời khen đáng giá nhất mà ca sĩ Phương Dung dành tặng cho Hồ Việt Trung đó là “thí sinh có chất giọng Bolero nhất”.

Bài hát mà Hồ Việt Trung sẽ thể hiện là ca khúc gây ồn ào nhất thời gian gần đây vì bị tạm dừng, và cấm lưu hành vĩnh viễn, rồi lại được lưu hành trở lại – Con đường xưa em đi [Châu Kỳ - Hồ Đình Phương]. Đây cũng là một bài Bolero nổi tiếng mà hầu như ca sĩ nào của dòng nhạc này cũng muốn hát.

Hồ Việt Trung chia sẻ: “Đến với vòng chủ đề của cô Phương Dung, Hồ Việt Trung thích nhất là ca khúc ‘Con đường xưa em đi’. Tuy nhiên, thời gian qua bài hát này bị cấm và Hồ Việt Trung đã phải tập một bài khác để thi. Nhưng dường như trời thương mình, nên gần đến ngày thi, bài hát này lại được lưu hành trở lại. Hồ Việt Trung quyết định tập và biểu diễn lại ca khúc này”.

Video: Hồ Việt Trung hát "Con đường xưa em đi"

"Con đường xưa em đi" là một ca khúc trữ tình do hai nhạc sĩ Châu Kỳ và Hồ Đình Phương sáng tác.[1]

Con đường xưa em đicủa nhạc sĩ Châu Kỳ [nhạc], Hồ Đình Phương [viết lời]Thể loạiNhạc trữ tình, nhạc vàngNgôn ngữTiếng ViệtGiai điệuBolero

"Con đường xưa em đi" được sáng tác vào khoảng năm 1967 đến 1968, do Hồ Đình Phương sáng tác thơ, Châu Kỳ phổ nhạc.[2] Theo lời kể của Kha Thị Đàng, vợ Châu Kỳ thì bài hát được chồng bà và người bạn thân Hồ Đình Phương lấy cảm hứng từ con đường đất nằm sau nhà máy giấy nơi bà làm việc. Đàng kể rằng "Phía sau nhà máy có dãy nhà tập thể cho công nhân nghỉ ngơi và nối tới nhà máy là con đường mòn xuyên qua một cánh đồng lúa. Chúng tôi thường qua lại trên con đường đó. Cứ mỗi lần thấy tôi đi qua anh Hồ Đình Phương lại nói vui với tôi câu 'Con đường xưa em đi'. Một thời gian sau thì bài hát 'Con đường xưa em đi' ra đời". Bên cạnh đó, mặc dù không đi lính ngày nào nhưng trong lời bài hát vẫn có những ca từ và những hình ảnh mang sắc thái chiến tranh[1] vì cũng theo Đàng, bối cảnh thời đại bấy giờ thị hiếu khán giả ưa chuộng những ca từ như vậy.[3] Bài hát được Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam cấp phép ngày 1 tháng 9 năm 1969.[4]

Năm 2007, khi Châu Kỳ bệnh nặng, hai vợ chồng ông quyết định sửa lại vài ca từ trong bài hát để "phù hợp với bối cảnh cuộc sống hòa bình". Việc sửa lời chỉ được thực hiện bằng miệng, không lưu thành văn bản.[3] Tháng 3 năm 2017, Cục Nghệ thuật Biểu diễn ra tuyên bố tạm dừng lưu hành ca khúc "Con đường xưa em đi cùng 4 ca khúc nhạc vàng khác để xác minh ca từ và tên tác giả.[5] Lý giải về lý do tạm dừng lưu hành, ông Nguyễn Đăng Chương, Cục trưởng Cục Nghệ thuật Biểu diễn cho biết, 5 ca khúc bị tạm dừng lưu hành đều bị sai lời so với bản gốc. Cũng theo ông này, những ca khúc, dị bản sai lời so với bản gốc sẽ bị cấm lưu hành vĩnh viễn.[6] Trước thông tin trên, nhiều người cho rằng lý do "cấm vì dị bản" là chưa thỏa mãn đồng thời yêu cầu công bố bản gốc ca khúc.[7] Hội Nhạc sĩ Việt Nam cũng gửi công văn lên Hội đồng Lý luận phê bình Văn học Nghệ thuật Trung ương yêu cầu xem xét quyết định trên. Hội này cho rằng việc Cục Nghệ thuật Biểu diễn xác định lời bài hát gốc của các tác giả trước năm 1975 "là việc làm cần thiết" nhưng cần tham khảo ý kiến của nhiều phía, "cân nhắc cẩn trọng, kỹ lưỡng" trong thẩm định nhằm tránh "hiểu lầm, suy diễn không có lợi".[8] Ngày 14 tháng 4 năm 2017, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch gửi công văn yêu cầu Cục Nghệ thuật Biểu diễn thu hồi quyết định tạm dừng lưu hành 5 ca khúc trước đó, đồng thời yêu cầu cục này "tổ chức kiểm điểm sâu sắc" những cá nhân, tập thể có liên quan. Sau chỉ đạo trên, Cục Nghệ thuật Biểu diễn đã rút lại quyết định cấm lưu hành các ca khúc nhạc vàng này.[9]

  1. ^ a b Trọng Trịnh [9 tháng 4 năm 2017]. “Bật mí về xuất xứ ca khúc "Con đường xưa em đi"”. Tiền Phong. Truy cập ngày 14 tháng 8 năm 2020.
  2. ^ Tam Kỳ [8 tháng 12 năm 2017]. “Vợ nhạc sĩ 'Con đường xưa em đi' ngưỡng mộ chuyện tình của chồng”. VnExpress. Truy cập ngày 14 tháng 8 năm 2020.
  3. ^ a b Tam Kỳ [7 tháng 4 năm 2017]. “Vợ nhạc sĩ Châu Kỳ: 'Tôi và chồng tự sửa lời bài Con đường xưa em đi'”. VnExpress. Truy cập ngày 14 tháng 8 năm 2020.
  4. ^ Bích Hà [7 tháng 4 năm 2017]. “Trung tâm Tác quyền công bố bản gốc ca khúc "Con đường xưa em đi"”. Lao Động. Truy cập ngày 14 tháng 8 năm 2020.
  5. ^ Nguyễn Hằng [13 tháng 3 năm 2017]. “"Con đường xưa em đi" bị tạm dừng lưu hành vì ca từ không đúng?”. Dân Trí. Truy cập ngày 14 tháng 8 năm 2020.
  6. ^ V. V. Tuân [4 tháng 4 năm 2017]. “Con đường xưa em đi 'sửa lời' sẽ bị cấm vĩnh viễn”. Tuổi Trẻ. Truy cập ngày 14 tháng 8 năm 2020.
  7. ^ Nguyễn Hằng [5 tháng 4 năm 2017]. “Sao không công bố bản gốc "Con đường xưa em đi"?”. Dân Trí. Truy cập ngày 14 tháng 8 năm 2020.
  8. ^ T. Lê [14 tháng 4 năm 2017]. “Hội Nhạc sĩ lên tiếng việc tạm dừng lưu hành 'Con đường xưa em đi'”. VietNamNet. Truy cập ngày 14 tháng 8 năm 2020.
  9. ^ Đức Trí [15 tháng 4 năm 2017]. “'Con đường xưa em đi' và bốn ca khúc trước 1975 được lưu hành trở lại”. VnExpress. Truy cập ngày 14 tháng 8 năm 2020.

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Con_đường_xưa_em_đi&oldid=67049249”

Ca khúc Con Đường Xưa Em Đi của nhạc sĩ Châu Kỳ và Hồ Đình Phương là một trong những bài nhạc vàng nổi tiếng nhất suốt 60 năm qua. Bài hát đại chúng này phổ biến đến nổi có nhiều biến thể được dân gian chế lời, và như thông lệ, bài hát nào càng được chế lời nhiều nhất là chứng tỏ giai điệu bài hát đó càng nổi tiếng:

Bài hát này được một thi sĩ nổi tiếng là Hồ Đình Phương viết lời, nên bài hát có ca từ rất đẹp và bay bổng không khác gì bài thơ.


Click để nghe Mỹ Thể hát Con Đường Xưa Em Đi trước 1975

Con đường xưa em đi trong bài hát cũng là con đường đã in dấu bước chân xưa của đôi tình nhân, đã từng khắc ghi câu chuyện tình thật đẹp và ngọt ngào trong bao lần hẹn hò nhau. Nay vì người trai đã đi xa rồi nên nỗi buồn đã vàng võ lên cả mái tóc thề người con gái, dâng lên ngõ hồn tái tê…

Con đường xưa em đi,
vàng lên mái tóc thề,
ngõ hồn dâng tái tê

Anh làm thơ vu quy,
khách qua đường lắng
nghe chuyện tình ta đã ghi

Những mùa trăng vu quy,
vì mưa gió không về
Chiến trường anh bước đi

Có nàng hoen đôi mi,
ngóng theo đường vắng hoe
Hỏi còn ai cố tri…

Ở đoạn nhạc tiếp theo, bài hát cho biết lý do của sự xa cách tình nhân, đó là “chιến tɾườпg anh bước đi”, ra đi về miền biên địa đã mấy mùa mưa gió không hẹn ngày về, để lỡ làng cho “những mùa trăng vu quy” cùng người con gái với đôi mi hoen ướt cứ đứng ngóng hoài nơi đường xưa lối cũ.

Sau năm 1975, khi một số bài nhạc vàng bắt đầu được hát lại ở trong nước từ đầu thập niên 1990, để tránh nhắc tới yếu tố “nhạy cảm”, phần lời bài hát này được đổi lại thành “lối mòn anh bước đi” và “nơi đây thao thức canh dài”, làm cho bài hát không còn không khí vắng xa nhau của đôi tình nhân vào thuở loạn ly ngày cũ.

Em ơi nhìn gió lên khơi,
lòng có trông vời một người xa cuối trời?
Nơi đây phiên gác canh dài,
e ấp đôi lời mình còn nhớ thương hoài.

Em ơi màu áo phong sương,
mình ước huy hoàng
được bàn tay chính nàng

Dâng hoa, dâng hết ân tình
Tình đến bao giờ
Hỏi đường xưa mà nhớ…
Con đường xưa em đi

Thời gian có quên gì
Đá mòn kia vẫn ghi,
ghi một đêm trăng thanh
Quán bên đường vắng tênh
Chỉ còn em với anh.

Nếu như ở đoạn đầu là tâm sự của người ở lại, thì ở đoạn sau đó là những suy tư của người trai ở nơi đầu tuyến. Lính trận miền xa đôi lúc băn khoăn không biết người ở quê cũ có còn trông vời một người xa cuối trời. Chàng luôn có một niềm mơ ước giản dị, nhưng cũng thật là “huy hoàng”, đó là mong một ngày mai người trai được rũ bỏ áo phong sương trở về, tìm lại con đường xưa và đôi uyên ương được dâng cho nhau hết cả những ân tình.

Cũng con đường xưa và quán bên đường quen thuộc, cũng vào một đêm trăng thanh như năm cũ, nhưng ở một khoảng thời gian khác, đôi người sẽ lại được dìu nhau đi, nối lại ân tình sau những ngày dài xa cách.


Click để nghe song ca Chế Linh – Thanh Tuyền hát trước 1975

Về hoàn cảnh sáng tác bài hát này, bà Kha Thị Đàng, là vợ của nhạc sĩ Châu Kỳ cho biết con đường đã làm nên cảm hứng cho nhạc sĩ cùng người bạn thân của mình là nhà thơ Hồ Đình Phương viết thành ca khúc “Con Đường Xưa Em Đi” là con một con đường đất nhỏ nằm sau Nhà máy giấy Cogivina [nay là Tân Mai] thuộc tỉnh Biên Hoà vào thập niên 1960 [nay là tỉnh Đồng Nai].


Click để nghe Chế Linh và Thanh Tuyền hát trong dĩa nhựa năm 1969

Bà Kha Thị Đàng kể lại: “Ngày đó tôi làm kế toán ở nhà máy giấy Tân Mai, anh Hồ Đình Phương cũng đang làm phó giám đốc hành chính ở đây. Phía sau nhà máy có dãy nhà tập thể cho công nhân nghỉ ngơi và nối tới nhà máy là con đường mòn xuyên qua một cánh đồng lúa. Chúng tôi thường qua lại trên con đường đó. Cứ mỗi lần thấy tôi đi qua anh Hồ Đình Phương lại nói vui với tôi câu “Con đường xưa em đi”. Một thời gian sau thì bài hát “Con đường xưa em đi” ra đời. Vì chồng tôi thường có thói quen đàn để sáng tác những giai điệu nhạc hay còn anh Hồ Đình Phương hay tìm lời cho những giai điệu đó. Hai người đã sáng tác chung như thế cả vài chục ca khúc theo cách như thế nên tôi nghĩ bài “Con đường xưa em đi” là bài hát chồng tôi và anh Hồ Đình Phương lấy cảm hứng từ con đường mòn đó”.

Nhà máy giấy Tân Mai trong câu chuyện mà bà Đàng kể được thành lập từ năm 1958 thuộc ấp Tân Mai, xã Bình Trước, tỉnh Biên Hòa [nay là phường Thống Nhất, Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai], ban đầu mang tên chính thức là Công ty Kỹ nghệ Giấy Việt Nam [COGIVINA]. Vào khoảng thời gian những năm 1958 – 1960, hàng loạt các nhà máy, xí nghiệp, cơ sở sản xuất giấy và bột giấy rất phát triển ở miền Nam, và nhà máy giấy Tân Mai một trong những doanh nghiệp có nhà máy quy mô lớn, là đơn vị sản xuất giấy in báo duy nhất ở Miền Nam. Bên cạnh giấy in báo, giấy bao gói xi-măng của Cogivina cũng là sản phẩm nội địa duy nhất có chất lượng ngang hàng với sản phẩm của Nhật Bản trong những năm 1970.

Bài: Đông Kha
Bản quyền bài viết của nhacxua.vn

Video liên quan

Chủ Đề