Các dạng phương trình quy về phương trình bậc hai

16:55:3827/06/2021

Lý thuyết phương trình quy về phương trình bậc hai của các phương trình trùng phương, phương trình chứa ẩn ở mẫu, phương trình tích và cách giải các em đã được học ở bài trước. 

Sau đây, chúng ta sẽ đi vào giải các bài tập quy về phương trình bậc hai [PT trùng phuowg, PT chứa ẩn ở mẫu, PT tích] để qua đó rèn luyện kỹ năng giải toán dạng này.

• Cách giải phương trình quy về phương trình bậc hai

Dưới đây là hướng dẫn giải các bài tập phương trình quy về phương trình bậc hai.

* Bài 34 trang 56 SGK Toán 9 Tập 2: Giải các phương trình trùng phương:

a] x4 – 5x2 + 4 = 0;

b] 2x4 – 3x2 – 2 = 0;

c] 3x4 + 10x2 + 3 = 0.

> Lời giải:

a] x4 – 5x2 + 4 = 0 [1]

 Đặt x2 = t, điều kiện t≥0.

 Khi đó [1] trở thành : t2 – 5t + 4 = 0 [2]

 Giải [2] : Có a = 1 ; b = -5 ; c = 4 ⇒ a + b + c = 0

 ⇒ Phương trình có hai nghiệm t1 = 1 [thỏa]; t2 = c/a = 4 [thỏa]

 Cả hai giá trị t1, t2 đều thỏa mãn điều kiện t≥0

+ Với t = 1 ⇒ x2 = 1 ⇒ x = 1 hoặc x = -1;

+ Với t = 4 ⇒ x2 = 4 ⇒ x = 2 hoặc x = -2.

- Kết luận: VPhương trình [1] có tập nghiệm S = {-2 ; -1 ; 1 ; 2}.

b] 2x4 – 3x2 – 2 = 0; [1]

 Đặt x2 = t, điều kiện t ≥ 0.

 Khi đó [1] trở thành : 2t2 – 3t – 2 = 0 [2]

 Giải [2] : Có a = 2 ; b = -3 ; c = -2

 ⇒ Δ = [-3]2 - 4.2.[-2] = 25 > 0

 ⇒ Phương trình có hai nghiệm

 

 Chỉ có giá trị t2 = 2>0 thỏa mãn điều kiện.

+ Với t = 2 ⇒ x2 = 2 ⇒ x = √2 hoặc x = -√2;

- Kết luận: Vậy phương trình [1] có tập nghiệm S = {-√2 ; √2}.

c] 3x4 + 10x2 + 3 = 0 [1]

 Đặt x2 = t, điều kiện t ≥ 0.

 Khi đó [1] trở thành : 3t2 + 10t + 3 = 0 [2]

 Giải [2] : Có a = 3; b' = 5; c = 3

 ⇒ Δ’ = 52 – 3.3 = 16 > 0

 ⇒ Phương trình có hai nghiệm phân biệt

Cả hai giá trị t1, t2 < 0 nên đều không thỏa mãn điều kiện.

- Kết luật: Phương trình [1] vô nghiệm.

* Bài 35 trang 56 SGK Toán 9 Tập 2: Giải các phương trình:

> Lời giải:

⇔ x2 – 9 + 6 = 3x – 3x2

⇔ x2 – 9 + 6 – 3x + 3x2 = 0

⇔ 4x2 – 3x – 3 = 0

Có a = 4; b = -3; c = -3 ⇒ Δ = [-3]2 – 4.4.[-3] = 57 > 0

- Phương trình có hai nghiệm phân biệt:

- Điều kiện xác định: x ≠ 5; x ≠ 2.

- Quy đồng và khử mẫu ta được :

 [x + 2][2 – x] + 3[2 – x][x – 5] = 6[x – 5]

⇔ 4 – x2 + 6x – 3x2 – 30 + 15x = 6x – 30

⇔ 4 – x2 + 6x – 3x2 – 30 + 15x – 6x + 30 = 0

⇔ -4x2 + 15x + 4 = 0

Có a = -4; b = 15; c = 4 ⇒ Δ = 152 – 4.[-4].4 = 289 > 0

- Phương trình có hai nghiệm phân biệt:

- Cả hai nghiệm đều thỏa mãn điều kiện x ≠ 5 và x ≠ 2.

- Kết luật phương trình có tập nghiệm S = {-1/4; 4}.

- Điều kiện xác định: x ≠ -1; x ≠ -2.

- Quy đồng và khử mẫu ta được:

 4.[x + 2] = -x2 – x + 2

⇔ 4x + 8 = -x2 – x + 2

⇔ 4x + 8 + x2 + x – 2 = 0

⇔ x2 + 5x + 6 = 0.

Có a = 1; b = 5; c = 6 ⇒ Δ = 52 – 4.1.6 = 1 > 0

⇒ Phương trình có hai nghiệm phân biệt:

 

- Đối chiếu điều kiện x ≠ -1 và x ≠ -2 chỉ có nghiệm x2 = -3 thỏa mãn.

- Kết luận: Phương trình có nghiệm x = -3.

* Bài 36 trang 56 SGK Toán 9 Tập 2: Giải các phương trình:

a] [3x2 – 5x + 1][x2 – 4] = 0;

b] [2x2 + x – 4]2 – [2x – 1]2 = 0.

> Lời giải:

a] [3x2 – 5x + 1][x2 – 4] = 0

 ⇔ 3x2 – 5x + 1 = 0 [1]

 hoặc x2 – 4 = 0 [2]

+ Giải [1]: 3x2 – 5x + 1 = 0

 Có a = 3; b = -5; c = 1 ⇒ Δ = [-5]2 – 4.3 = 13 > 0

 Phương trình có hai nghiệm:

 x1 = [5 + √13]/6; x2 = [5 - √13]/6; 

+ Giải [2]: x2 – 4 = 0 ⇔ [x - 2][x + 2] =0

⇔ x = 2 hoặc x = -2.

- Kết luận: phương trình có tập nghiệm

S = {-2; [5 - √13]/6; [5 + √13]/6; 2}

b] [2x2 + x – 4]2 – [2x – 1]2 = 0

⇔ [2x2 + x – 4 – 2x + 1][2x2 + x – 4 + 2x – 1] = 0

⇔ [2x2 – x – 3][2x2 + 3x – 5] = 0

⇔ 2x2 – x – 3 = 0 [1]

 hoặc 2x2 + 3x – 5 = 0 [2]

+ Giải [1]: 2x2 – x – 3 = 0

 Có a = 2; b = -1; c = -3 ⇒ a – b + c = 0

 ⇒ Phương trình có hai nghiệm x = -1 và x = -c/a = 3/2.

+ Giải [2]: 2x2 + 3x – 5 = 0

 Có a = 2; b = 3; c = -5 ⇒ a + b + c = 0

 ⇒ Phương trình có hai nghiệm x = 1 và x = c/a = -5/2.

- Kết luận: Phương trình có tập nghiệm S ={-5/2; -1;1; 3/2}.

Trên đây là hướng dẫn giải một số dạng bài tập phương trình quy về phương trình bậc hai dưới dạng phương trình trùng phương, phương trình chứa ẩn ở mẫu, phương trình tích để các em tham khảo, chúc các em học tốt.

DẠNG TOÁN 1: PHƯƠNG TRÌNH CHỨA ẨN TRONG DẤU GIÁ TRỊ TUYỆT ĐỐI

Phương pháp giải.

Để giải phương trình chứa ẩn trong dấu giá trị tuyệt đối[GTTĐ] ta tìm cách để khử dấu GTTĐ, bằng cách:

 – Dùng định nghĩa hoặc tính chất của GTTĐ.

– Bình phương hai vế.

– Đặt ẩn phụ.

DẠNG TOÁN 2: PHƯƠNG TRÌNH CHỨA ẨN Ở MẪU

Phương pháp giải.

Để giải phương trình chứa ẩn ở mẫu ta thường

– Quy đồng mẫu số [chú ý cần đặt điều kiện mẫu số khác không]

– Đặt ẩn phụ

DẠNG TOÁN 3: PHƯƠNG TRÌNH CHỨA ẨN TRONG CĂN BẬC HAI.

Phương pháp giải.

Để giải phương trình chứa ẩn dưới dấu căn ta tìm cách để khử dấu căn, bằng cách:

 – Nâng luỹ thừa hai vế.

– Phân tích thành tích.

– Đặt ẩn phụ.

DẠNG TOÁN 4: PHƯƠNG TRÌNH BẬC CAO.

Loại 1: Đưa về phương trình tích.

Phương pháp giải

Để đưa về một phương trình tích ta thường dùng các cách sau:

  • Sử dụng các hằng đẳng thức đưa về dạng  –  = 0,  –  = 0,…
  • Nhẩm nghiệm rồi chia đa thức: Nếu x = a là một nghiệm của phương trình f[x] = 0 thì ta luôn có sự phân tích: f[x] = [x – a]g[x].

* Để dự đoán nghiệm ta chú ý các kết quả sau:

+ Nếu phương trình  f[x] = 0 có nghiệm nguyên thì nghiệm đó phải là ước của .

+ Nếu đa thức có tổng các hệ số bằng không thì phương trình f[x] = 0 có một nghiệm bằng 1.

+ Nếu đa thức có tổng các hệ số bậc chẵn bằng tổng các hệ số bậc lẻ thì phương trình f[x] = 0 có một nghiệm bằng -1.

* Để phân tích f[x] ta sử dụng lược đồ Hooc-ne như sau:

CÁC DẠNG TOÁN VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI.

DẠNG TOÁN 1: PHƯƠNG TRÌNH CHỨA ẨN TRONG DẤU GIÁ TRỊ TUYỆT ĐỐI

DẠNG TOÁN 2: PHƯƠNG TRÌNH CHỨA ẨN Ở MẪU

DẠNG TOÁN 3: PHƯƠNG TRÌNH CHỨA ẨN TRONG CĂN BẬC HAI.

DẠNG TOÁN 4: PHƯƠNG TRÌNH BẬC CAO.

>> Tải về file PDF tại đây.

>> Hướng dẫn giải chuyên đề tại đây.

Xem thêm:

– Phương trình bậc nhất và bậc hai một ẩn – Chuyên đề đại số 10

– Hàm số bậc nhất – Chuyên đề đại số 10

Related

Tags:chuyên đề toán · Giải Toán 10 · Giáo án Toán 10 · Toán 10

Video liên quan

Chủ Đề