Các loại mâu thuẫn trong triết học

Mâu thuẫn là quy luật quan trọng nhất của phép biện chứng duy vật. Quy luật mâu thuẫn trong triết học được coi là hạt nhân của phép biện chứng vì nó vạch ra nguồn gốc, động lực của sự vận động, phát triển của bản thân sự vật, hiện tượng. Đề cập đến vấn đề này, phần tiếp theo của bài viết sẽ đề cập đến chủ đề mâu thuẫn triết học là gì?

Mâu thuẫn là phạm trù triết học dùng để chỉ sự thống nhất và đấu tranh, chuyển hóa giữa các mặt đối lập của sự vật, hiện tượng hoặc giữa các sự vật, hiện tượng với nhau. Trong phép biện chứng duy vật, khái niệm mặt đối lập là sự khái quát những mặt, những thuộc tính, những khuynh hướng, phát triển ngược chiều nhau, tồn tại trong cùng một sự vật, hiện tượng, tạo nên sự vật, hiện tượng đó.

Theo quan niệm siêu hình, mâu thuẫn triết học được hiểu như sau: Mâu thuẫn là cái đối lập phản logic, không có sự thống nhất, không có sự chuyển hóa biện chứng giữa các mặt đối lập. Nhân tố tạo thành mâu thuẫn biện chứng là mặt đối lập. Khái niệm mặt đối lập dùng để chỉ những mặt, những thuộc tính, những khuynh hướng vận động trái ngược nhau nhưng là điều kiện, tiền đề tồn tại của nhau. Mỗi mâu thuẫn luôn có hai mặt đối lập với nhau trong đó nó vừa thống nhất với nhau lại vừa đấu tranh qua lại với nhau.

Đặc điểm của mâu thuẫn

Sau khi hiểu được mâu thuẫn triết học là gì? Đặc điểm của mâu thuẫn cũng là thông tin chúng ta cần tìm hiểu. Mâu thuẫn triết học có những đặc điểm như sau:

– Mâu thuẫn là hiện tượng khách quan: Phép biện chứng duy vật khẳng định rằng tất cả các sự vật, hiện tượng tồn tại trong thực tại khách quan đều chứa đựng trong nó mâu thuẫn. Sự hình thành và phát triển của mâu thuẫn là do cấu trúc tự thân vốn có bên trong của sự vật, hiện tượng quy định. Mâu thuẫn tồn tại không phụ thuộc vào bất cứ một lực lượng siêu tự nhiên nào, kể cả ý chí của con người. Sự liên hệ, tác động qua lại, đấu tranh chuyển hóa, bài trừ và phủ định lẫn nhau, tạo thành động lực bên trong của mọi quá trình vận động và phát triển khách quan của chính bản thân các sự vật, hiện tượng.

– Mâu thuẫn mang tính phổ biến: Mâu thuẫn là hiện tượng có trong tất cả các lĩnh vực. Mâu thuẫn tồn tại từ khi sự vật xuất hiện cho đến khi sự vật kết thúc. Trong mỗi một sự vật, mâu thuẫn được hình thành không phải chỉ có một mà có thể có nhiều mâu thuẫn, bởi lẽ sự vật trong cùng một lúc có rất nhiều đối lập. Mâu thuẫn này mất đi thì mâu thuẫn khác lại hình thành. Vật chất tồn tại ở hình thức vận động cao hơn, mâu thuẫn thể hiện càng rõ nét hơn, gắn liền với sự vật xuyên suốt quá trình phát sinh, phát triển và diệt vong của sự vật.

Từ hai đặc điểm trên có thể thấy mâu thuẫn là một hiện tượng khách quan và phổ biến, được hình thành từ những cấu trúc và thuộc tính bên trong vốn có tự thân của tất cả các sự vật, hiện tượng trong bản thân thế giới khách quan. Do vậy, trong hoạt động thực tiễn phải biết phân tích từng mặt đối lập tạo thành mâu thuẫn cụ thể để nhận thức được bản thân, khuynh hướng vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng.

Mâu thuẫn triết học vận động như thế nào?

Sau khi đã hiểu rõ mâu thuẫn triết học là gì? Tại phần này, chúng ta sẽ tìm hiểu về sự vận động của mâu thuẫn triết học. Mâu thuẫn triết học vận động và tồn tại bằng sự thống nhất và đấu tranh trong chính bản thân nó.

– Sự thống nhất là được Lê nin nhận định rằng: “Sự đồng nhất của các mặt đối lập[sự thống nhất của chúng, nói như vậy có lẽ đúng hơn, tuy ở đây sự phân biệt giữa các từ đồng nhất và thống nhất không quan trọng lắm. theo một nghĩa nào đấy, cả hai đều đúng]”.

– Sự đấu tranh là sự phủ định lẫn nhau nhằm mục đích loại trừ giữa các mặt đối lập. Có nhiều hình thức đấu tranh khác nhau, được quy định dựa vào các yếu tố về tính chất của sự vật, hiện tượng; mối quan hệ giữa các sự vật, hiện tượng; điều kiện tồn tại của sự vật, hiện tượng.

– Sự chuyển hóa giữa mặt đối lập là hệ quả tất yếu của hai quá trình trên, đây là lúc mâu thuẫn được giải quyết. Nhưng, mâu thuẫn mới được hình thành và quá trình thống nhất, đấu tranh và chuyển hóa lại lặp lại và cứ thế không ngừng vận động. Từ đó làm động lực để sự vật, hiện tượng được phát triển.

Nội dung của quy luật mâu thuẫn

– Mặt đối lập: Là những đặc điểm, thuộc tính tồn tại khách quan ở trong mỗi sự vật, hiện tượng trong xã hội.

– Mâu thuẫn biện chứng: Là một trạng thái mà khi đó các mặt đối lập có sự tác động lẫn nhau. Trạng thái này tồn tại một cách khác quan trong sự vật, hiện tượng trong xã hội.

– Sự thống nhất của các mặt đối lập: Đây là sự tồn tại thống nhất, không tách rời nhau của các mặt đối lập. Nếu không có sự tồn tại của mặt này thì mặt còn lại sẽ thiếu cơ sở tồn tại. Kết quả của sự thống nhất này là yếu tố đồng nhất của chúng và là căn cứ để tạo nên quá trình chuyển đổi để mâu thuẫn được giải quyết.

– Sự đấu tranh của các mặt đối lập: Đây là sự tác động qua lại lẫn nhau của các mặt đối lập với xu hướng là để loại trừ lẫn nhau. Tuy nhiên, khi phát triển đến một giai đoạn nào đó thì đây lại là yếu tố kết hợp cùng sự đồng nhất để chấm dứt mâu thuẫn.

Trên đây chúng tôi đã đề cập đến chủ đề mâu thuẫn triết học là gì? Nếu Quý bạn đọc có bất cứ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề này, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ và giải đáp mọi thắc mắc liên quan.

Trong phép biện chứng thì vấn đề về quy luật mâu thuẫn là một quan niệm thuộc một trong ba quy luật cơ bản triết học Mác – Lênin. Vậy khi thuyết trình về quy luật mâu thuẫn chúng ta cần lưu ý điều gì? ý nghĩa của phương pháp luận quy luật mâu thuẫn ra sao? Mời quý vị tham khảo bài sau đây của Luật Hoàng Phi để có thể nắm rõ hơn về vấn đề trên.

Quy luật mâu thuẫn là gì?

Quy luật mâu thuẫn là một trong những quy luật cơ bản trong phép biện chứng duy vật và biện chứng duy vật lịch sử khằng định về: mọi sự vật hay hiện tượng ở trong tự nhiên đều có sự tồn tại và mâu thuẫn bên trong. Quy luật mâu thuẫn còn được gọi là quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập.

Nội dung của quy luật mâu thuẫn

Mọi sự vật hoặc hiện tượng đều chứa đụng những khuynh hướng, mặt đối lập, từ đó tạo thành những mâu thuẫn trong bản thân chúng. Sự thống nhất và đấu tranh từ các mặt đối lập tạo ra xung lực nội của sự vận động, phát triển, và dẫn tới mất đi cái cũ thay thế bưởi cái mới.

– Các khái niệm về mặt đối lập, mâu thuẫn biện chứng, thống nhất, đấu tranh

+ Mặt đối lập: Mạt đối lập là những mặt mà có những thuộc tính, đặc điểm, những tính quy định mà có khuynh hướng biến đổi trái ngược, tồn tại theo khách quan ở trong tự nhiên, tư suy và xã hội.

Ví dụ:

Trong mỗi con người đều có mặt đối lập theo tự nhiên như hoạt động ăn và hoạt động bài tiết.

Đối với sinh vật sẽ có mặt đồng hóa và dị hóa, đối lập nhau.

+ Mâu thuẫn biện chứng: Mâu thuẫn biện chứng là một trạng thái mà mặt đối lập liên hệ, chúng có tác động qua lại với nhau, theo đó mâu thuẫn biện chứng được tồn tại một cách khách quan, phổ biến ở trong xã hội, tư duy và tự nhiên. Trong mâu thuẫn biện chứng tư duy có sự phản ánh mâu thuẫn đối với hiện thực, nguồn gốc phát triển nhận thức.

+ Sự thống nhất của các mặt đối lập:

Sự thống nhất của các mặt đối lập: là sự nương tựa với nhau, tồn tại nhưng không tách rời với nhau của các mạt đối lập, tự tồn tại đó phải lấy sự tồn tại của mặt khác để làm tiền đề.

Sự thống nhất đó tạo lên những nhân tố “đồng nhất” của các mặt đối lập. Khi ở một mức độ nào đó chúng sẽ có thể chuyển hóa cho nhau.

Sự thống nhất của các mặt đối lập cũng có biểu hiện tác động ngang nhau, đó chỉ là trạng thái vận động khi có sự diễn ra căn bằng.

+ Sự đấu tranh của các mặt đối lập

Đấu tranh của các mặt đối lập là sự tác động qua lợi với nhau theo xu hướng là bài trừ, phủ định lẫn nhau giữa các mặt đó.

Hình thức đấu tranh các mặt đối lập vô cùng phong phú và đa dạng, tùy thuộc vào mối quan hệ qua lại của điều kiện diễn ra cuộc đấu tranh và các mặt đối lập, tính chất.

– Mâu thuẫn là nguồn gốc sự vận động, sự phát triển

+ Sự thống nhất, đấu tranh các mặt đối lập chính là hai xu hướng tác động khác nhau mặt đối lập

Trong đó, hai xu hướng này tạo ra loại mâu thuẫn đặc biệt, từ đó mâu thuẫn biện chứng bao gồm sự thống nhất và sự đấu tranh của mặt đối lập.

Trong quá trình phát triền và vận động thì sự thống nhất, đấu tranh của mặt đối lập không tách rời nhau.

+ Đấu tranh của mặt đối lập được quy định tất yếu về sự thay đổi các mặt đang tác động, làm mâu thuẫn phát triển.

Khi bắt đầu xuất hiện thì mâu thuẫn chỉ là một sự khác nhau cơ bản. Tuy nhiên theo khuynh hướng trái ngược nhau thì sự khác nhau này càng lớn lên và rộng dẫn ra đến khi nào trở thành đối lập.

Khi hai mặt đối lập có sự xung đột gay gắt, đủ điều kiện thì sẽ tự chuyển hóa lẫn nhau và từ đó mâu thuận được giải quyết. Nhờ sự giải quyết theo hướng này mà thể thống nhất mới sẽ thay thế thể thống nhất cũ hay sự vật mới thay cho sự vật cũ bị mất đi.

+ Sự phát triển là cuộc đấu tranh các mặt đối lập.

Ta đã thấy rằng khi có thống nhất của các mặt đối lập thì sẽ có đấu tranh, đấu tranh và thống nhất các mặt đối lập thì không thể tách rời khỏi nhau đối với mâu thuẫn biện chứng.

Sự vận động, phát triển là sự thống nhất trong tính ổn định và tính thay đổi, đấu tranh và thống nhất các mặt đối lập quy định về tính thay đổi và tính ổn định sự vật. Do đó, mâu thuẫn là nguồn gốc của phát triển và vận động.

– Phân loại mâu thuẫn

+ Nếu dựa vào quan hệ của sự vật được xem xét, mâu thuẫn sẽ được phân loại thành mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngoài.

+ Dựa vào ý nghĩa sự tồn tại, phát triển toàn bộ sự vật thì mâu thuẫn được chia làm mâu thuẫn cơ bản và mâu thuẫn không cơ bản.

+ Dựa vào vai trò mâu thuẫn của sự tồn tại, phát triển sự vật ở 1 giai đoạn nhất định thì mâu thuẫn phân loại là mâu thuẫn chủ yếu, mâu thuẫn thứ yếu.

+ Dựa vào tính chất của quan hệ lợi ích, mâu thuẫn chia làm mâu thuẫn đối kháng và mâu thuẫn không đối kháng.

Ý nghĩa phương pháp luận của quy luật mâu thuẫn

– Để nhận thức được ban chất của sự vật hoặc tìm ra phương hướng, giải pháp cho hoạt động thực tiễn cần phải nghiên cứu mâu thuẫn sự vật.

– Việc nghiên cứu quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập hay quy luật mâu thuẫn có ý nghĩa quan trọng đối với nhận thực, hoạt động thực tiễn.

Bởi mâu thuận là động lực và cùng là nguồn gốc của sự vận động, phát triển, có tính khách quan phổ biến.

Ví dụ về mâu thuẫn

Ví dụ: Trong hoạt động bài tiết thì con người có hai hoạt động đối lập nhau: hoạt động ăn, hoạt động bài tiết. Mặc dù chúng đối lập nhau nhưng lại không thể tách rời nhau và phụ thuộc vào nhau, từ đó cho thất hai hoạt động này có sự thống nhất với nhau.

Câu hỏi về quy luật mâu thuẫn

Xung quanh quy luật mâu thuẫn, có nhiều câu hỏi đặt ra. Chúng tôi xin chia sẻ về một trong số đó tới Quý độc giả:

Câu hỏi:

Trả lời:

Mâu thuẫn giữa các mặt đối lập trong sự vật, hiện tượng là nguyên nhân; giải quyết mâu thuẫn đó là động lực của sự vận động, phát triển; sự vận động, phát triển của các sự vật, hiện tượng là tự thân. Quá trình từ khác nhau, thống nhất qua mâu thuẫn đến đấu tranh giữa các mặt đối lập mà kết quả là mâu thuẫn giữa chúng được giải quyết; xuất hiện sự thống nhất mới cùng với sự hình thành mâu thuẫn mới trong một sự vật, hiện tượng ở dạng thống nhất thường trải qua ba giai đoạn chính, mỗi giai đoạn có những đặc điểm riêng của mình.

Trên đây là toàn bộ nội dung liên quan đến thuyết trình về quy luật mâu thuẫn, ý nghĩa của phương pháp luận quy luật mâu thuẫn.

Video liên quan

Chủ Đề