Các thành tố của năng lực toán học

Theo chương trình Giáo dục phổ thông môn Toán 2018, phát triển năng lực toán học bao gồm các thành tố cốt lỗi như sau: năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học, năng lực giao tiếp và hợp tác toán học, năng lực mô hình hóa toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học. Để minh họa rõ việc dạy học phát triển năng lực toán học, bài báo trình bày các bước thiết kế bài dạy theo hướng phát triển năng lực toán học và minh họa một bài giảng về phép tính ở Toán 2, qua đó khẳng định hiệu quả của việc dạy học phát triển năng lực toán học.

Công văn 2345, năng lực, năng lực toán học, thiết kế bài dạy, tiểu học

Mục tiêu của môn Toán trong chương trình giáo dục phổ thông 2018 giúp phát triển các năng lực Toán học nào? - câu hỏi của chị B.Y [Tây Ninh].

Mục tiêu của môn Toán trong chương trình giáo dục phổ thông 2018 giúp phát triển các năng lực Toán học nào?

Tại Chương trình toán ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT có nêu rõ như sau:

Mục tiêu chung
Chương trình môn Toán giúp học sinh đạt các mục tiêu chủ yếu sau:
a] Hình thành và phát triển năng lực toán học bao gồm các thành tố cốt lõi sau: năng lực tư duy và lập luận toán học; năng lực mô hình hoá toán học; năng lực giải quyết vấn đề toán học; năng lực giao tiếp toán học; năng lực sử dụng công cụ, phương tiện học toán.
b] Góp phần hình thành và phát triển ở học sinh các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung theo các mức độ phù hợp với môn học, cấp học được quy định tại Chương trình tổng thể.
c] Có kiến thức, kĩ năng toán học phổ thông, cơ bản, thiết yếu; phát triển khả năng giải quyết vấn đề có tính tích hợp liên môn giữa môn Toán và các môn học khác như Vật lí, Hoá học, Sinh học, Địa lí, Tin học, Công nghệ, Lịch sử, Nghệ thuật,...; tạo cơ hội để học sinh được trải nghiệm, áp dụng toán học vào thực tiễn.
d] Có hiểu biết tương đối tổng quát về sự hữu ích của toán học đối với từng ngành nghề liên quan để làm cơ sở định hướng nghề nghiệp, cũng như có đủ năng lực tối thiểu để tự tìm hiểu những vấn đề liên quan đến toán học trong suốt cuộc đời.

Theo như quy định trên, mục tiêu của môn Toán trong chương trình GDPT 2018 giúp phát triển các năng lực Toán học gồm những thành tố cốt lõi gồm:

- Năng lực tư duy và lập luận toán học;

- Năng lực mô hình hoá toán học;

- Năng lực giải quyết vấn đề toán học;

- Năng lực giao tiếp toán học;

- Năng lực sử dụng công cụ, phương tiện học toán.

Mục tiêu của môn Toán trong chương trình giáo dục phổ thông 2018 giúp phát triển các năng lực Toán học nào? [Hình từ Internet]

Môn Toán cấp tiểu học nhằm giúp học sinh đạt các mục tiêu nào?

Tại Chương trình toán ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT có nêu rõ mục tiêu mà học sinh tiểu học cần đạt được ở môn toán như sau:

- Góp phần hình thành và phát triển năng lực toán học với yêu cầu cần đạt: thực hiện được các thao tác tư duy ở mức độ đơn giản; nêu và trả lời được câu hỏi khi lập luận, giải quyết vấn đề đơn giản; lựa chọn được các phép toán và công thức số học để trình bày, diễn đạt [nói hoặc viết] được các nội dung, ý tưởng, cách thức giải quyết vấn đề; sử dụng được ngôn ngữ toán học kết hợp với ngôn ngữ thông thường, động tác hình thể để biểu đạt các nội dung toán học ở những tình huống đơn giản; sử dụng được các công cụ, phương tiện học toán đơn giản để thực hiện các nhiệm vụ học tập toán đơn giản.

- Có những kiến thức và kĩ năng toán học cơ bản ban đầu, thiết yếu về:

+ Số và phép tính: Số tự nhiên, phân số, số thập phân và các phép tính trên những tập hợp số đó.

+ Hình học và Đo lường: Quan sát, nhận biết, mô tả hình dạng và đặc điểm [ở mức độ trực quan] của một số hình phẳng và hình khối trong thực tiễn; tạo lập một số mô hình hình học đơn giản; tính toán một số đại lượng hình học; phát triển trí tưởng tượng không gian; giải quyết một số vấn đề thực tiễn đơn giản gắn với Hình học và Đo lường [với các đại lượng đo thông dụng].

+ Thống kê và Xác suất: Một số yếu tố thống kê và xác suất đơn giản; giải quyết một số vấn đề thực tiễn đơn giản gắn với một số yếu tố thống kê và xác suất.

- Cùng với các môn học và hoạt động giáo dục khác như: Đạo đức, Tự nhiên và xã hội, Hoạt động trải nghiệm,… góp phần giúp học sinh có những hiểu biết ban đầu về một số nghề nghiệp trong xã hội.

Mục tiêu của môn Toán cấp trung học cơ sở nhằm giúp học sinh đạt được những gì?

Tại Chương trình toán ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT có nêu rõ mục tiêu mà học sinh THCS cần đạt được ở môn toán như sau:

- Góp phần hình thành và phát triển năng lực toán học với yêu cầu cần đạt: nêu và trả lời được câu hỏi khi lập luận, giải quyết vấn đề, thực hiện được việc lập luận hợp lí khi giải quyết vấn đề, chứng minh được mệnh đề toán học không quá phức tạp; sử dụng được các mô hình toán học [công thức toán học, phương trình đại số, hình biểu diễn,...] để mô tả tình huống xuất hiện trong một số bài toán thực tiễn không quá phức tạp; sử dụng được ngôn ngữ toán học kết hợp với ngôn ngữ thông thường để biểu đạt các nội dung toán học cũng như thể hiện chứng cứ, cách thức và kết quả lập luận; trình bày được ý tưởng và cách sử dụng công cụ, phương tiện học toán để thực hiện một nhiệm vụ học tập hoặc để diễn tả những lập luận, chứng minh toán học.

- Có những kiến thức và kĩ năng toán học cơ bản về:

+ Số và Đại số: Hệ thống số [từ số tự nhiên đến số thực]; tính toán và sử dụng công cụ tính toán; ngôn ngữ và kí hiệu đại số; biến đổi biểu thức đại số, phương trình, hệ phương trình, bất phương trình; sử dụng ngôn ngữ hàm số để mô tả [mô hình hoá] một số quá trình và hiện tượng trong thực tiễn.

+ Hình học và Đo lường: Nội dung Hình học và Đo lường ở cấp học này bao gồm Hình học trực quan và Hình học phẳng. Hình học trực quan tiếp tục cung cấp ngôn ngữ, kí hiệu, mô tả [ở mức độ trực quan] những đối tượng của thực tiễn [hình phẳng, hình khối]; tạo lập một số mô hình hình học thông dụng; tính toán một số yếu tố hình học; phát triển trí tưởng tượng không gian; giải quyết một số vấn đề thực tiễn đơn giản gắn với Hình học và Đo lường. Hình học phẳng cung cấp những kiến thức và kĩ năng [ở mức độ suy luận logic] về các quan hệ hình học và một số hình phẳng thông dụng [điểm, đường thẳng, tia, đoạn thẳng, góc, hai đường thẳng song song, tam giác, tứ giác, đường tròn].

+ Thống kê và Xác suất: Thu thập, phân loại, biểu diễn, phân tích và xử lí dữ liệu thống kê; phân tích dữ liệu thống kê thông qua tần số, tần số tương đối; nhận biết một số quy luật thống kê đơn giản trong thực tiễn; sử dụng thống kê để hiểu các khái niệm cơ bản về xác suất thực nghiệm của một biến cố và xác suất của một biến cố; nhận biết ý nghĩa của xác suất trong thực tiễn.

- Góp phần giúp học sinh có những hiểu biết ban đầu về các ngành nghề gắn với môn Toán; có ý thức hướng nghiệp dựa trên năng lực và sở thích, điều kiện và hoàn cảnh của bản thân; định hướng phân luồng sau trung học cơ sở [tiếp tục học lên, học nghề hoặc tham gia vào cuộc sống lao động].

Có bao nhiêu thành tố năng lực toán học?

Năng lực toán học bao gồm các thành tố cốt lõi sau: Năng lực tư duy và lập luận toán học; năng lực mô hình hóa toán học; năng lực giải quyết vấn đề toán học; năng lực giao tiếp toán học; năng lực sử dụng công cụ, phương tiện học toán.

Năng lực dạy học gồm những gì?

Năng lực dạy học là một trong hai thành phần của năng lực sư phạm và được biểu hiện cụ thể qua 4 năng lực thành phần là: Năng lực thiết kế dạy học; năng lực tiến hành dạy học, năng lực kiểm tra, đánh giá và năng lực quản lý dạy học [sơ đồ 2].

Toán học dùng để làm gì?

Toán học là một môn học quan trọng và có vai trò to lớn trong việc phát triển tư duy và trí tuệ của con. Việc học toán không chỉ giúp con hiểu về các khái niệm số học và hình học, mà còn giúp con phát triển kỹ năng logic, tư duy sáng tạo và khả năng giải quyết vấn đề.

Năng lực mô hình hoá toán học ở tiểu học là gì?

  1. Năng lực mô hình hoá toán học – Lựa chọn được các phép toán, công thức số học, sơ đồ, bảng biểu, hình vẽ để trình bày, diễn đạt [nói hoặc viết] được các nội dung, ý tưởng của tình huống xuất hiện trong bài toán thực tiễn đơn giản.

Chủ Đề