Các tiêu chí đánh giá tuyển dụng nhân lực

Với hàng ngàn người thất nghiệp mỗi năm, tỷ lệ cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ, nghĩa là nhà tuyển dụng sẽ nhận được nhiều CV hơn cho cùng 1 vị trí tuyển dụng.

Những người không có kỹ năng cần thiết để thực hiện công việc được liệt kê trong bản yêu cầu sẽ nhanh chóng bị loại bỏ. Các cuộc gọi phỏng vấn qua điện thoại cũng được sử dụng để tiếp tục loại bỏ các ứng viên. Chỉ những ứng viên “sáng giá” mới được liên hệ để thực hiện những buổi phỏng vấn trực tiếp.

Các cuộc phỏng vấn qua điện thoại thường được sử dụng để tiếp tục loại bỏ các ứng viên. Phỏng vấn trực tiếp thường dành cho các ứng cử viên hàng đầu.

Trong trường hợp phải lựa chọn giữa những ứng viên có bằng cấp tương đương, nhà tuyển dụng thường sẽ tìm kiếm các đặc điểm nổi bật nhất định giúp họ đưa ra quyết định dễ dàng hơn.

Những đặc điểm này vượt xa kỹ năng thông minh và giao tiếp thông thường, chúng đánh mạnh vào phẩm chất đặc biệt cho thấy bạn là một người để có trong nhóm.

Dù không theo thứ tự cụ thể nào, 8 đặc điểm dưới đây chính là điều mà các nhà tuyển dụng cũng như HYBRID TECHNOLOGIES đang thực sự tìm kiếm cho một ứng viên “tiềm năng”:

1. Tự tin, thoải mái

Các nhà tuyển dụng luôn tìm kiếm những ứng viên luôn thoải mái khi trò chuyện với họ.

Những ứng viên này luôn biết họ là ai và họ muốn gì.

Họ tự tin, nhưng không bao giờ tự phụ.

Họ rất thân thiện, đầy kết nối, và ai cũng muốn kết bạn với họ.

2. Sẵn sàng lắng nghe và học hỏi

Nhà tuyển dụng chắc chắn muốn thuê các ứng viên có kỹ năng cần thiết để thực hiện công việc.

Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là chẳng còn điều để họ học hỏi. Biết tất cả hiếm khi được đánh giá cao.

Khiêm tốn thường được ưu tiên hơn.

3. Khả năng thích ứng cao

Trong một số lĩnh vực, công việc luôn thay đổi và phát triển từng ngày. Do đó, nhà tuyển dụng sẽ tìm kiếm các ứng viên có thể thích ứng với sự thay đổi thường xuyên của công việc.

Điều đó có nghĩa là một người nào đó đôi khi làm theo chỉ dẫn ngày hôm nay, nhưng phải tìm ra hướng đi riêng của mình vào ngày hôm sau.

Hoặc giả sử ai đó dành vài ngày trên bàn làm việc của mình, trong khi những ngày khác sẽ di chuyển đến nơi khác để tìm hiểu thêm về công việc của mình, và năng suất làm việc là như nhau ở cả hai môi trường.

4. Linh hoạt

Nhà tuyển dụng luôn ưu tiên những ứng viên đầy linh hoạt.

Những người chỉ chăm chăm làm theo ý mình thường có xu hướng khó làm việc hơn với những người làm việc linh hoạt. Thường tính chất này đi đôi với khả năng thích ứng.

5. Tự lực

Những ĐỨA TRẺ thì KHÔNG NÊN ỨNG TUYỂN.

Nhà tuyển dụng không muốn thuê những người đòi hỏi cần sự khen ngợi liên tục để cảm thấy được đánh giá cao. Họ tìm kiếm những nhân viên có thể tự thúc đẩy bản thân, tìm ra hướng giải quyết và thực hiện nó.

Thỉnh thoảng mọi người đánh giá cao một cái vỗ nhẹ vào lưng, nhưng điều đó là không cần thiết để bạn thực hiện công việc của mình.

6. Làm việc theo nhóm [Teamwork]

Nhà tuyển dụng thường tìm kiếm những ứng viên có thể cộng tác tốt với người khác, mà không cư xử như diva.

7. Độ tin cậy

Nhà tuyển dụng muốn thuê các nhân viên để thực hiện công việc mỗi ngày.

Họ không muốn lãng phí thời gian với một người sẽ sử dụng tất cả những ngày nghỉ phép cho ốm đau, đi du lịch trong mùa cao điểm của công việc, hay lạm dụng lợi thế của một lịch trình linh hoạt.

8. Trung thực

Một khi bạn đã nói dối, bạn sẽ luôn là người nói dối, hoặc ít nhất là trong mắt nhà tuyển dụng tiềm năng.

Điều chắc chắn xảy ra đó là nếu một nhà tuyển dụng phát hiện một sự thiếu chính xác, hay phóng đại trong hồ sơ của bạn [có lẽ trong khi tiến hành kiểm tra tham chiếu], bạn sẽ phải nhanh chóng tìm kiếm công việc mới.

Tiêu chí đánh giá ứng viên tuyển dụng luôn được doanh nghiệp chú trọng trong quá trình chiêu mộ nhân tài. Đây là căn cứ để nhà tuyển dụng chọn được những ứng viên chất lượng nhất thích hợp với từng vị trí công việc. Sau đây EOD Việt Nam xin gửi bạn một số tiêu chí đánh giá ứng viên phổ biến nhất giúp doanh nghiệp:

  • Sàng lọc ứng viên chặt chẽ
  • Tuyển dụng đúng người
  • Tránh xa tình trạng: thi tuyển, phỏng vấn nhiều những ứng viên kém chất lượng
    Tiêu chí đánh giá ứng viên

Nhóm tiêu chí tuyển dụng đánh giá năng lực ứng viên

1. Kinh nghiệm làm việc

Một ứng viên có kinh nghiệm làm việc tương đồng với mô tả công việc của vị trí tuyển dụng luôn được xem xét vào vòng tuyển dụng sâu hơn. Lý do đây được xem là những tiêu chí hàng đầu vì người có kinh nghiệm có thể nhanh chóng bắt đầu công việc ngay khi nhận việc, tốn ít chi phí và thời gian đào tạo hơn so với ứng viên thiếu kinh nghiệm.

Các vị trí tuyển dụng yêu cầu ứng viên có kinh nghiệm thường là vị trí chuyên viên, quản lý,trưởng bộ phận, trưởng phòng,… hoặc các công việc yêu cầu chuyên môn cao như: Phân tích tài chính, Phân tích rủi ro, Kế toán, Kế hoạch đầu tư, IT,…

Các vị trí thường ít yêu cầu kinh nghiệm làm việc chủ yếu là thực tập sinh, fresher hoặc các vị trí như nhân viên kinh doanh, nhân viên lễ tân, hành chính, …

2. Khả năng thích ứng

Đối với bối cảnh nhiều biến động như hiện nay, doanh nghiệp luôn tìm kiếm và mong muốn chiêu mộ những ứng viên có khả năng thích ứng nhanh để gắn bó với doanh nghiệp. Thích ứng nhanh không chỉ trong khi tiếp nhận công việc và hòa nhập với môi trường, văn hóa mới. Khả năng thích ứng còn thể hiện khi thị trường có nhiều biến động, doanh nghiệp chịu tác động của những yếu tố từ môi trường, tự nhiên, đối thủ cạnh tranh, bối cảnh kinh tế…. người lao động đủ năng lực để thích nghi, làm việc và sáng tạo trong mọi hoàn cảnh khó lường trước.

3. Kiến thức chuyên môn

Ứng viên chất lượng luôn là người nắm chắc kiến thức chuyên môn. Mỗi vị trí công việc đều đòi hỏi người lao động am hiểu về kỹ năng, kiến thức về lĩnh vực đó. Kiểm tra kiến thức chuyên môn thường thông qua các cuộc phỏng vấn hoặc bài thi tuyển/kiểm tra năng lực.

Tại một số tập đoàn lớn, kiến thức và kinh nghiệm chuyên môn thường được doanh nghiệp đào tạo sâu hơn sau khi ứng viên nhận việc. Tại các đợt tuyển dụng lớn hàng loạt, các bài test kiểm tra kiến thức chuyên môn được thay thế bằng những bài test IQ, EQ của ứng viên. Với những vị trí cần kinh nghiệm, chắc chắn kiến thức chuyên môn là yếu tố được đề cao trong quá trình đánh giá ứng viên của nhà tuyển dụng.

4. Kỹ năng phục vụ công việc

Một trong những tiêu chí đánh giá rất quan trong để biết được năng lực của ứng viên chính là kỹ năng công việc. Mỗi vị trí làm việc lại có yêu cầu kỹ năng khác nhau, chẳng hạn:

  • Vị trí nhân viên marketing: Kỹ năng nghiên cứu thị trường, kỹ năng xây dựng chân dung khách hàng, kỹ năng media [photoshop, quay/dựng phim,…]…
  • Vị trí nhân viên kinh doanh: Kỹ năng đàm phán và thuyết phục, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng thuyết trình,…

Để đánh giá kỹ năng này, Nhà tuyển dụng có thể đánh giá và sàng lọc ứng viên ngay từ vòng hồ sơ/CV khi ứng viên ứng tuyển, đánh giá qua cuộc phỏng vấn và rõ nhất là trong quá trình thử việc của ứng viên.

Nhóm tiêu chí tuyển dụng đánh giá thái độ của ứng viên

Doanh nghiệp vẫn luôn đề cao một ứng viên có thái độ tốt thay vì một ứng viên có năng lực nhưng thái độ kém. Vậy tiêu chí gì thể hiện một nhân viên có tố chất và thái độ tốt?

5. Sự tự tin

Sự tự tin của ứng viên thể hiện họ là một người chắc chắn trong công việc và am hiểu kiến thức, kỹ năng mà bản thân họ có. Sự tự tin cũng cho thấy ứng viên là người dám thể hiện khả năng của bản thân trong những hoàn cảnh thích hợp và trong một số trường hợp bứt phá để thể hiện năng lực trong các dự án mới.

Như vậy, Nhà tuyển dụng cần phân biệt sự tự tin và tự phụ, tự tin nhưng không thể hiện thái quá cái tôi của bản thân. Nhận biết sự tự tin của ứng viên từ những cuộc trò chuyện thông qua điện thoại, phỏng vấn online hay phỏng vấn trực tiếp. Ứng viên cho thấy họ là một người chắc chắn trong lời nói, hành động của mình và thể hiện bản thân đúng lúc, đúng chỗ.

6. Biết lắng nghe

Nhân sự biết lắng nghe và tiếp thu ý kiến là những mảnh ghép mà doanh nghiệp nào cũng cần tìm kiếm và giữ chân. Trong một tập thể, người biết lắng nghe để cải thiện bản thân thường sẽ đi xa và lâu hơn với doanh nghiệp.

Biết lắng nghe là một trong các tiêu chí đánh giá ứng viên tuyển dụng quan trọng mà doanh nghiệp không nên bỏ quên. Điều này rất dễ nhận ra thông qua những cuộc trao đổi và những câu hỏi kiểm tra thái độ của ứng viên, cách xử lý tình huống của họ trong mỗi lần tiếp xúc với Nhà tuyển dụng.

7. Tinh thần cầu tiến và sẵn sàng học hỏi

Tinh thần cầu tiến và sẵn sàng học hỏi của ứng viên là điều mà Nhà tuyển dụng luôn muốn tìm kiếm. Trong thời đại thông tin liên tục được cập nhật và đổi mới, một người ham học hỏi sẽ luôn mang lại những giá trị mới cho doanh nghiệp.

Sự cầu tiến có thể thể hiện ngay từ sự tiếp xúc đầu tiên giữa ứng viên với Nhà tuyển dụng. Chẳng hạn, một email ứng tuyển được viết tỉ mỉ, cẩn thận và thể hiện mong muốn có cơ hội việc làm bao giờ cũng gây được thiện cảm với Nhà tuyển dụng hơn so với ứng viên ứng chuyển chỉ đính kèm CV trong email với nội dung sơ sài.

Những người thiếu sự cầu tiến và tinh thần học hỏi sẽ sớm bị đào thải vì không theo kịp thị trường, xu hướng và những kỹ năng, kiến thức doanh nghiệp cần có ở một người lao động trong thời kỳ 4.0.

8. Sự trung thực

Sự trung thực là đức tính cần có mà doanh nghiệp cần nhận thấy rõ ở một ứng viên. Rõ ràng những người trung thực luôn nhận được sự tin tưởng từ đồng nghiệp, cấp trên.

Sự trung thực được nhà tuyển dụng đánh giá thông qua một vài biểu hiện như:

  • Sự chắc chắn và thống nhất trong lời nói, hành động trước và sau
  • Quá trình quan sát, đặt câu hỏi khai thác ứng viên
  • Một số nhà tuyển dụng ứng dụng nhân tướng học trong tuyển dụng
    Nhóm tiêu chí tuyển dụng và đánh giá ứng viên được ưu tiên hàng đầu

9. Tố chất phù hợp với từng vị trí công việc

Bên cạnh thái độ, năng lực ứng viên, những tố chất của ứng viên cũng là tiêu chí đánh giá tuyển dụng quan trọng mà doanh nghiệp đặt làm tiêu chí ưu tiên. Đặc biệt với những vị trí tuyển dụng như:

  • Nhà quản lý: tố chất lãnh đạo…
  • Nhân viên truyền thông, quan hệ cộng đồng [PR]: quảng giao, khéo léo, hoạt ngôn…
  • Nhân viên sáng tạo nội dung: tư duy sáng tạo…
  • Chuyên viên quản trị rủi ro: sự chín chắn, quyết đoán, chịu được áp lực công việc
  • …..

10. Bằng cấp, chứng chỉ

Bằng cấp, chứng chỉ là tiêu chí ưu tiên khi Nhà tuyển dụng tìm kiếm ứng viên. Đối với những vị trí không yêu cầu kinh nghiệm [chẳng hạn tuyển sinh viên mới ra trường] thì bằng cấp, chứng chỉ phần nào phản ánh thái độ, năng lực học tập của ứng viên tại môi trường đại học.

Với các vị trí yêu cầu kinh nghiệm, một ứng viên có nhiều bằng cấp, chứng chỉ liên quan cũng phản ánh họ là một người chăm học hỏi, có sự chuẩn bị kỹ lưỡng cho các vị trí nghề nghiệp mà họ theo đuổi.

11. Khả năng ngoại ngữ

Khả năng ngoại ngữ của ứng viên là yếu tố ưu tiên khi đánh giá ứng viên tuyển dụng. Tại một số vị trí, ngoại ngữ là yếu tố bắt buộc. Nhưng nhiều vị trí không yêu cầu ngoại ngữ nhưng lại xem ngoại ngữ là yếu tố ưu tiên cho ứng viên bởi lý do:

  • Doanh nghiệp trong thời kỳ hội nhập, người có ngoại ngữ sẽ có khả năng giao tiếp tốt với đối tác nước ngoài trong tương lai
  • Khả năng tiếp cận thông tin, tài liệu từ nước ngoài nhanh, rộng hơn so với người không có ngoại ngữ

Lời kết

Trên đây là các tiêu chí đánh giá ứng viên tuyển dụng tại doanh nghiệp phổ biến nhất. Hy vọng với những thông tin kể trên, doanh nghiệp bạn sẽ chọn lọc được những con người có tố chất, năng lực và thái độ phù hợp nhất với vị trí công việc đang tuyển dụng.

Chủ Đề