Cách bảo quản thức ăn đã nấu chín cho be

Theo cục an toàn vệ sinh thực phẩm (CATVSTP): thức ăn được nấu chín chỉ an toàn trong vòng 2h. Thức ăn sau khi nấu không được bảo quản dễ bị hư hỏng nếu ở nhiệt độ cao. Mucmowen xin chia sẻ với bạn đọc cách bảo quản thức ăn đã nấu chín theo tiêu chuẩn CATVSTP.

Thức ăn nấu chín để ngoài được bao lâu?

Thức ăn đã nấu chín là môi trường có lợi cho vi khuẩn phát triển. Nếu thức ăn không được bảo quản đúng cách, vi khuẩn sẽ sinh sôi và gây hại cho người dùng. Theo Cục ATTP và kiểm dịch, thức ăn dễ bị hư hỏng ở nhiệt độ 4 – 60 độ C.

Trong không khí chứa rất nhiều vi khuẩn và nấm mốc. Chúng sẽ dễ dàng xâm nhập và phát triển ở những môi trường thích hợp. Thực phẩm được tiệt trùng và đóng hộp, sau khi mở nắp hộp thì không còn vô trùng nữa. Như vậy, thức ăn chỉ an toàn ở bên ngoài sau khi nấu trong 2h.

Cách bảo quản thức ăn đã nấu chín cho be
Đồ ăn dư cần đun lại, cho vào hộp đậy kín, rồi cất vào tủ lạnh để cho lần sau (ảnh: internet).

.

Bí quyết bảo quản thức ăn đã nấu chín bằng tủ lạnh

Bọc kín thức ăn, đóng gói cẩn thận

Dùng màng bọc, túi hút chân không, hộp đựng… bọc thực phẩm giúp tủ sạch sẽ và không ám mùi.

Màng bọc còn hạn chế được vi khuẩn xâm nhập vào trong thức ăn của bạn. Thức ăn sử dụng cũng không bị ám mùi bởi loại thực phẩm khác.

Cách bảo quản thức ăn đã nấu chín cho be
Bọc thức ăn cẩn thận giúp tránh vi khuẩn xâm nhập (ảnh: internet).

Thức ăn nấu chín nguội rồi mới bỏ vào tủ lạnh

Rất nhiều người có thói quen cứ bỏ thức ăn vào tủ lạnh bất kể thức ăn còn nóng hay đã nguội. Chỉ nên bỏ thức ăn đã nấu chín vào trong tủ lạnh khi chúng nguội hoàn toàn bạn nhé. Khi thức ăn còn nóng, cho vào tủ lạnh sẽ dễ bị biến chất, nhanh hỏng, hương vị cũng thay đổi.

Không chỉ vậy, thức ăn sẽ bốc hơi rồi ngưng động dễ làm cho các vi khuẩn sinh sôi nảy nở, không tốt cho sức khỏe của người ăn phải.

Lưu ý thời gian bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh

Thời gian để thức ăn nấu chín trong tủ lạnh là bao nhiêu thì nên bỏ sẽ tùy thuộc vào từng loại thực phẩm. Nên thường xuyên kiểm tra tủ lạnh cũng như kiểm tra các loại thực phẩm được bảo quản trong đấy.

Thông thường, rau củ quả sẽ là thứ rất dễ hỏng, do đó, rau xanh bạn chỉ nên bảo quản trong vài tiếng rồi lấy ra ăn. Không nên để quá 12 giờ hoặc để qua đêm bởi vì rau xanh sẽ biến chất, không còn tốt cho sức khỏe của bạn nữa.

Với những thực phẩm được bảo quản trên ngăn đá, chúng ta cũng không nên để quá lâu. Độ tươi, ngon, chất lượng thực phẩm cũng giảm theo.

Điều chỉnh nhiệt độ tủ lạnh cho hợp lý

Nhiệt độ trong tủ lạnh quá cao hoặc quá thấp sẽ không tốt cho thực phẩm. Vì vi khuẩn có thể tồn tại ở nhiệt độ khoảng 4 độ C trở lên. Tủ lạnh chỉ có tác dụng ức chế vi khuẩn phát triển chứ không giúp tiêu diệt vi khuẩn. Do đó, bạn cần điều chỉnh nhiệt độ phù hợp để ức chế vi khuẩn.

Muốn bảo quản thức ăn đã được nấu chín tốt nhất nên chỉnh nhiệt độ tủ trong khoảng 1,7 đến -5 độ C ở ngăn mát và -18 độ C ở ngăn đá.

Cách bảo quản thức ăn đã nấu chín cho be
Hãy dành riêng ngăn cho từng loại thức ăn (ảnh: internet).

Điều chỉnh nhiệt độ tủ lạnh bao nhiêu thì hợp lý


Nhiệt độ của tủ lạnh quá cao hoặc quá thấp đều không tốt. Vi khuẩn có thể tồn tại ở mức nhiệt độ từ 4 độ C trở lên. Nhưng điều đó không phải là cứ để nhiệt độ xuống càng thấp càng tốt. Vì thực tế, tủ lạnh chỉ có tác dụng ức chế vi khuẩn phát triển, chứ không tiêu diệt vi khuẩn. Vậy, điều chỉnh nhiệt độ tủ lạnh bao nhiêu là hợp lý?

Để bảo quản thức ăn đã nấu chín trong tủ lạnh được tốt, bạn nên điều chỉnh nhiệt độ tủ lạnh từ 1,7 đến -5 độ C với ngăn mát và 18 độ C với ngăn đá. Đây là mức nhiệt tốt nhất để bảo quản thức ăn trong tủ lạnh. Nhiệt độ này tương đương với số 2 hoặc số 3 của núm vặn.

Cách bảo quản thức ăn đã nấu chín cho be
Chỉ nên để nhiệt độ phù hợp với thực phẩm.

Bảo quản thức ăn đã nấu chín an toàn

Bảo quản cơm

Với cơm, tốt nhất vẫn là nấu bữa nào dùng hết bữa nấy. Nhưng đôi khi vẫn có lúc dư và phải để lại, hãy chú ý không để các loại món ăn khác dính vào phần cơm. Không dùng vá (thìa) xới cơm để múc thức ăn rồi lại xới cơm lần nữa. Cơm dùng xong để chỗ thoáng mát, đậy bằng rổ thưa hoặc cho vào tủ lạnh, ngăn mát.

Cách bảo quản thức ăn đã nấu chín cho be

Bảng thời gian bảo quản đồ ăn trong ngăn đá

  • 1-3 tháng: gà nướng, gà tẩm bột chiên, thịt heo xay, nội tạng heo, thịt hươu, thịt nai, thịt giăm bông, xúc xích, các loại cá có chứa dầu như cá hồi, cá xông khói, hải sản có vỏ, hàu tươi và các đồ ăn đã mở nắp hộp.
  • 4-6 tháng: sườn heo, sườn bò, các món thịt nướng ướp gia vị, thịt cá lọc xương, cá đã nấu chín, tôm tươi, sò điệp, mực.
  • 7-9 tháng: thịt heo nướng, thăn bò, gà chia phần, cua.
  • 10-12 tháng: thịt bò nướng, gà nguyên con, tôm hùm.1-2 tháng: sữa chua, pizza.
  • 3 tháng: các loại quả mọng nước, các loại hạt, cơm, mì Ý đã nấu, bánh mì.
  • 4-7 tháng: sữa, nước hoa quả, bánh quy, bơ.
  • 8-12 tháng: các loại rau, các loại quả khác, nước hoa quả đóng chai.

Gợi ý một vài món ăn để tủ lạnh ăn dần

Để có thêm thời gian nghỉ ngơi và không phải bận rộn cho việc vào bếp thì các chị em hãy làm các món ăn để tủ lạnh ăn dần. Dưới đây là gợi ý một số món ăn đơn giản, dễ bảo quản trong tủ lạnh lâu:

Bắp bò ngâm mắm

Cách bảo quản thức ăn đã nấu chín cho be
Bắp bò ngâm mắm dễ bảo quản trong tủ lạnh lâu đươc lâu (ảnh: inter)

Thịt heo ba chỉ kho tiêu

Cách bảo quản thức ăn đã nấu chín cho be
Thịt ba chỉ kho tiêu cũng có thể bao quản được lâu trong tủ lạnh (ảnh: internet).

Xem thêm: