Cách cài đặt công tắc điện thông minh

Cách lắp đặt công tắc cảm ứng và sử dụng như thế nào là đúng, cùng tìm hiểu về công tác cảm ứng trước khi lắp đặt.

1. Lưu ý trước khi lắp đặt

1.1. Nguồn điện 

- Trước khi bắt đầu lắp đặt, phải tắt nguồn điện chính bằng cách chuyển cầu giao [atomat] sang vị trí TẮT [OFF]

- Sản phẩm hoạt động với nguồn điện xoay chiều 150V - 250V/50Hz, nên bắt buộc phải có đủ dây "nóng" [hay dây lửa, dây "Live" trong tiếng Anh] và dây "nguội" [hay dây "mát", dây trung tính, dây "Neutral" trong tiếng Anh].

1.2. Độ sâu của đế âm

- Để đảm bảo lắp đặt thiết bị dễ dàng nên chôn đế âm sâu hơn bề mặt tường khoảng 1cm

1.3. Khoảng cách giữa các đế âm

Khi lắp 2 hoặc nhiều công tắc chữ nhật gần nhau:

- Nếu lắp thiết bị theo chiều dọc với nhau: yêu cầu hai đế âm chôn cách nhau tối thiểu 2,5 cm

- Nếu lắp thiết bị theo chiều ngang: yêu cầu hai đế âm chôn cách nhau tối thiểu 2,5 cm

1.4. Không lắp thiết bị này gần nguồn nóng hoặc nơi có độ ẩm cao

2. Hướng dẫn nối dây

2.1. Tháo rời mặt kính

Sử dụng tua vít 2 cạnh đặt vào lỗ ở cạnh dưới công tắc [hoặc cạnh bên công tắc, tuỳ theo chiều lắp sản phẩm] sau đó bẩy nhẹ, mặt kính sẽ bị đẩy ra rời với thân của công tắc.

2.2. Đấu dây và cố định sản phẩm

Tuốt dây input và output 7mm, kích thước dây 20 - 16 AWG/0,5 - 1,5 mm2

Sắp xếp nối dây ở trong đế âm đảm bảo gọn gàng, các đầu dây không được nối cần đảm bảo cách điện, đảm bảo không bị chập cháy. Sau đó gắn công tắc vào đế âm. Sử dụng đinh ốc kèm theo để cố định công tắc vào đế âm, căn chỉnh ngay ngắn trước khi lắp lại mặt kính vào.

Lưu ý: 

Phần đầu dây sau khi tuốt được đấu vào công tắc phải gọn gàng, tránh chạm chập gây hỏng cháy thiết bị, mất an toàn cho người lắp đặt và sử dụng

Lực đẩy ra của các thành phần trong đế âm tác dụng lên công tắc không được quá lớn, có thể gây hại cho sản phẩm. Không được sùng lực quá mạnh làm cong, vênh sản phẩm, có thể làm sản phẩm bị hỏng hoặc chạy không ổn định.

2.3. Cố định tấm kính và sử dụng

Đảm bảo mặt trong của tấm kính khi tiếp xúc trực tiếp với mặt nhựa cảm ứng trên thân công tắc cảm ứng để thiết bị hoạt động ổn định nhất. Sau khi cố định tấm kính, đảm bảo hệ thống điện đã được đấu nối đầy đủ, ân toàn, cấp nguồn cho thiết bị hoạt động. Thời gian khởi động của thiết bị là 5 giây.

3. Hướng dẫn cài đặt

3.1. Tải ứng dụng và đăng ký

Mỗi hãng đều có ứng dụng trên Android và iOS.
Nếu bạn sử dụng công tắc ổ căm cảm ứng Rạng Đông thì có thể download phần mềm theo link dưới đây.

3.2. Thêm các thiết bị

- Đảm bảo thiết bị của bạn đã được cấp điện và điện thoại của bạn đã kết nối tới mạng Wifi

- Chuyển tất cả các phím trên mặt công tắc sang trạng tháy bật [đèn màu xanh]

- Nhấn giữ cùng lúc 2 nút cảm ứng đầu tiên bên phía có logo Rạng Đông cho đến khi cả 4 phím đều có trạng thái tắt [đèn màu đỏ]

[Với công tắc 1 phím thì giữ 1 phím, công tắc 2 phím thì nhấn giữ cả 2, công tắc 3 phím thì giữ phím 1 và 3]

Mở ứng dụng "Rang Dong Smart" và chọn vào "+" ở góc trên bên phải của ứng dụng. Trong mục "Thiết bị điện", lựa chọn biểu tượng công tắc.

Sau đó chọn "Confirm indicator repidly blink" và nhập tên mạng, mật khẩu Wifi đang sử dụng.

Chờ vài giây để ứng dụng thiết lập kết nối với thiết bị. Khi xuất hiện dòng trạng thái "Thêm thiết bị thành công", tức là quá trình kết nối đã hoàn thành. Người dùng có thể điều khiển thiết bị bằng ứng dụng đã cài đặt.


Xem thêm công tác cảm ứng

Công tắc cảm ứng Rạng Đông
Công tắc cảm ứng Kawasan
Công tắc cảm ứng VMK
Công tắc cảm ứng MPE

Công tắc đèn thông minh giúp bạn điều khiển các hoạt động của bóng đèn trở nên nhanh chóng và tiện lợi hơn. Vậy hãy để Điện máy XANH hướng dẫn cho bạn cách lắp đặt công tắc đèn thông minh ra sao, nếu như bạn đang gặp phải khó khăn trong vấn đề này!

1Công tắc đèn thông minh là gì? Dùng để làm gì?

Công tắc đèn thông minh cho phép bạn điều khiển đèn từ xa bằng khẩu lệnh thông qua bộ điều khiển trung tâm, hoặc bằng điện thoại thông minh.

Chúng có lợi thế hơn so với bóng đèn thông minh. Vì sau khi cài đặt, bạn có thể bật và tắt bóng đèn một cách dễ dàng, đồng nghĩa với việc bạn đã biến bất kì công tắc của thiết bị đèn bình thường trở thành thiết bị đèn thông minh.

2Cách lắp đặt công tắc đèn thông minh

Đối với ai chưa từng lắp đặt công tắc đèn thông minh trước đây, thì có thể gặp khó khăn trong quá trình lắp đặt. Đừng lo, hãy cùng Điện máy XANH tìm hiểu quy trình ngay sau đây:

Vật dụng cần chuẩn bị

Bạn cần chuẩn bị các vật dụng cần thiết như:

  • 1 tua vít Philip.
  • 1 tua vít đầu dẹp.
  • 1 công tắc đèn thông minh phù hợp với công tắc trên tườngnhà bạn.
  • Dây điện, đầu nối dây.
  • Dụng cụ cắt dây.
  • Đèn pin [nếu cần]
  • Băng keo điện.

Cách lắp đặt

Để tiến hành lắp đặt công tắc đèn thông minh, bạn cần thực hiện 6 bước như sau:

Bước 1: Tìm hiểu bảng công tắc trên tường nhà bạn và thiết lập hệ thống dây điện.

Trước khi bạn mua công tắc đèn thông minh, bạn cần phải xác định mình sẽ mua loại công tắc đèn nào phù hợp với bảng công tắc tường nhà bạn:

  • Nếu bảng tường có 1 công tắc, bạn cần mua công tắc đèn 1 băng.
  • Nếu bảng tường có 2 công tắc [có thể 1 công tắc cho đèn và 1 công tắc cho quạt trần], bạn cần mua công tắc đèn 2 băng.
  • Tương tự cho bảng tường 3, 4,… công tắc thì chọn công tắc đèn có băng tương xứng.

Sau đó, bạn cần phải biết hệ thống dây điện hiện tại ra sao,bằng cách:

  • Tắt nguồn ở hộp cầu chì để tránh bị điện giật.
  • Mở công tắc trên tường [nơi mà bạn muốn cài đặt công tắc thông minh] để kiểm tra hệ thống dây điện. Bạn dùng tua vít để tháo các con ốc của bảng công tắc trên tường, rồi dùng tua vít dầu dẹp hay con dao để cạy tấm bảng công tắc đó ra. Lần lượt tháo các con ốc trên bảng công tắc đèn hiện tại, nhẹ nhàng kéo về phía người bạn.
  • Nhìn vào hệ thống dây điện hiện tại để biết cách thiết lập đường dây.

Phần lớn, hệ thống đường dây điện thiết lập trong nhà có đường dây vào, dây ra và dây nối đất. Trong khi với một số nhà được xây trước những năm 1980 thì hệ thống dây điện không có dây trung tính.

Nếu dây điện nhà bạn không có dây trung tính, thì bạn vẫn có thể cài đặt công tắc đèn thông minh. Tuy nhiên, bạn cần chọn mua loại công tắc đèn thông minh không cần dây trung tính là tốt nhất. Chẳng hạn, công tắc đèn Lutron P-PKG1W-WH-R hoạt động mà không cần có dây trung tính, nhưng bạn cần thiết lập cầu nối riêng cho nó.

Bước 2: Chọn công tắc đèn thông minh.

Sau khi bạn đã tìm hiểu rõ hệ thống đường dây điện của công tắc tường nhà bạn, thì hãy chọn công tắc đèn thông minh phù hợp.

Với bảng công tắc đèn trên tường có 2 băng: 1 băng để điều khiển đèn thông minh và 1 băng để điều khiển thiết bị khác trong nhà, thì bạn có thể nối dây trung tính cho công tắc đèn thông minh giống như thiết lập đường dây cho công tắc đèn Wemo vậy.

Bước 3: Tháo công tắc đèn cũ.

Trước khi tháo công tắc đèn cũ, bạn cần đảm bảo ngắt nguồn điện cầu dao. Trong quá trình tháo đường dây của công tắc đèn cũ, bạn nên kí hiệu đường dây để tránh bị nhầm lẫn khi thiết lập hệ thống đường dây cho công tắc đèn thông minh ở các bước sau.

Bước 4: Kết nối dây điện của công tắc đèn thông minh.

Bạn bắt đầu nối đường dây công tắc đèn thông minh với đường dây bên trong tường nhà bạn, theo thứ tự: đường dây vào với đường dây vào, đường dây ra với đường dây ra, đường dây nối đất với đường dây nối đất, và đường dây trung tính với đường dây trung tính.

Sau khi nối dây xong, bạn hãy kiểm tra chúng bằng cách bật nguồn. Nếu công tắc có nguồn điện đi vào, thì bạn hãy tiếp tục thực hiện bước 5. Còn nếu chưa xảy ra hiện tượng gì, thì hãy kiểm tra các đầu nối dây điện thêm một lần nữa.

Bước 5: Lắp đặt công tắc đèn thông minh vào tường.

Để đảm bảo an toàn, bạn hãy kiểm tra lại nguồn điện đã tắt hay chưa. Tiếp đó, đặt các dây điện đã nối vào hộc không gian bên trong tường, rồi vặn ốc của công tắc đèn vào đúng vị trí. Hãy đảm bảo không có bất kì dây diện nào bị lộ ra, và bảng công tắc đèn thông minh vừa khít trên tường [ngay tại vị trí công tắc cũ].

Bước 6: Kết nối công tắc đèn thông minh với Wi-Fi.

Sau khi đã lắp đặt xong công tắc đèn, bạn hãy tiến hành cài đặt ứng dụng của nhà sản xuất thiết bị đó, hoặc ứng dụng phổ biến ngoài như Amazon Alexa hoặc Google Assistant, để điều khiển công tắc bằng giọng nói, hay thao tác trực tiếp ngay trên ứng dụng điện thoại.

3Một số lưu ý khi lắp đặt

Khi lắp đặt công tắc đèn thông minh, bạn cần chú ý một số điểm như sau:

  • Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng công tắc đèn thông minh, để đảm bảo bạn hiểu rõ về hệ thống thiếp lập đường dây điện cho thiết bị.
  • Hệ thống dây diện của mỗi phòng trong nhà sẽ khác nhau, bạn nên chú ý đến vấn đề này!
  • Nếu bạn gặp sự cố kết nối công tắc đèn với ứng dụng, thì hãy đảm bảo rằng thiết bị đang hoạt động trên đường truyền 2,4 GHz. Bạn cũng có thể reset lại công tắc, bằng cách nhấn nút reset trên thiết bị chừng 10 đến 15 giây.
  • Tham khảo cách hướng dẫn lắp đặt bóng đèn của nhà sản xuất, nhất là các trường hợp đặc biệt như hướng dẫn cài đặt cho công tắc 2 hoặc 3 băng và cách cài đặt công tắc không cần nối dây trung tính.

Như vậy, Điện máy XANH đã hướng dẫn xong cho bạncách lắp đặt công tắc đèn thông minhmột cách đơn giản. Nếu có thắc mắc gì thêm, bạn có thể để lại tin nhắn phía dưới để được hỗ trợ nhé!

Video liên quan

Chủ Đề