Cách cân 7 câu 3

Cách chỉnh phao câu lụt, Cách câu chì chạy

Khi chì câu đài lửng không chạm đáy và không có lưỡi câu, tăng giảm chì lá sao cho phao ngang bằng mặt nước [số nấc phao bằng 0] và sử dụng phao có độ trở thân nhanh để mồi câu rơi đến điểm câu nhanh để hạn chế cá giữa đường ăn mồi, vì vậy nên sử dụng dáng phao ngắn và trọng tâm hướng xuống dưới.

Khi chỉnh phao câu đài gắn lưỡi câu vào và kéo phao lên sao cho phao nhô lên khỏi mặt nước là có thể câu được. Lúc này chì đã chạm đáy và ta có thể kéo hoặc không kéo hạt chặn chì trên lên cao để chì có thể di chuyển tự do [không nhất thiết phải cố định chì và hạt chặn phao trên không còn tác dụng nữa]. Lúc này cá phải tác động một lực đủ lớn để nâng toàn bộ trọng lượng chì hoặc đủ lớn để kéo lực nổi của nguyên cây phao thì tín hiệu mới truyền đến phao.

Đây là cách câu lụt nhất trong câu Đài. Tuy nhiên, so với cách câu truyền thống [Chì nằm đáy hình a] thì kiểu câu này vẫn nhạy hơn. Vì trong kiểu câu truyền thống thì ngoài việc cá phải tác động một lực để kéo cục mồi và chì thì còn phải tác động thêm một lực đủ lớn để thắng lực ma sát giữa chì và đáy hồ, khi đó tín hiệu mới được truyền được đến phao.

Chỉnh phao câu lụt, kết hợp câu chì chạy để loại tín hiệu cá con

Cách chỉnh phao này đặc biệt hữu dụng khi có nhiều cá nhỏ phá mồi và loại bỏ được tín hiệu giả của phao. Thứ nhất là 2 dây thẻo nằm ngang dưới đáy hồ, cá sẽ không đụng được dây thẻo. Thứ hai là tín hiệu truyền đến phao sẽ chậm hơn do chì nặng, sau khi cá ăn mồi và làm di chuyển dây thẻo thì tín hiệu mới truyền đến phao. Người ta cũng thường áp dụng cách này câu cá diếc khi có nhiều cá tạp và cá nhỏ phá mồi. Vì sau khi cá diếc ăn mồi, thông thường thì cá. diếc sẽ điều chỉnh thăng bằng bản thân, vì vậy sẽ vô tình nâng luôn chì câu, và xuất hiện trạng thái đưa phao [bình phao]. Trong cách câu này, tín hiệu cá ăn mồi thường là bình phao [cho nên thường câu từ 1 3 nấc phao, để cho khoảng cách đưa phao sẽ lớn và như thế sẽ dễ dàng quan sát hơn], hoặc phao sẽ chìm dần từ từ và không nổi lên nữa thì mới giật cần. Trường hợp cá nhỏ phá mồi, tín hiệu của phao sẽ chìm nhanh và nổi lên lại, lúc này thì ta nên tăng một tí trọng lượng chì sao cho cá nhỏ không đủ sức làm cho phao động đậy nữa hoặc là tăng số nấc phao câu [có thể câu tới 7 8 nấc phao, nhưng chú ý là lúc này thì chì vẫn không nằm đáy mà chỉ chạm đáy].

Trong cách câu này, sau khi quăng mồi ra, mồi sẽ chìm từ từ, và trong quá trình đó thì cá nhỏ thường hay phá mồi và phao sẽ có tín hiệu, lúc này ta không nên giật cần. Khi mồi đã chìm xuống đáy 1 thời gian, ta thấy phao không có tín hiệu nữa, lúc này chứng tỏ là đã hết mồi câu. Trong trường hợp này thì ta nên làm cho mồi câu lớn và dai hơn.

HÃY KẾT NỐI VỚI VIETNAM FISHING

ZALO 0943434326 | HOTLINE 0943434326

Vietnam Fishing vui nhộn
Vietnam Fishing TV bổ ích

Lưu Chấn Hoa Biên dịch

Chia sẻ

Video liên quan

Chủ Đề