Cách cắt lốp xe ô tô

Xuất hiện ở Sài Gòn hơn 50 năm qua, nghề tái chế lốp ô tô cũ đã trở thành nghề mưu sinh chính của hàng trăm người dân, giúp họ có được việc làm ổn định, thu nhập khá, và không ít người đã làm giàu hiệu quả.

Những người thợ cần mẫn với việc tái chế vỏ xe - Thực hiện: Lưu Trân

Hầu hết mọi người đều cho rằng rác thải, phế liệu là những thứ bỏ đi nhưng đối với những hộ dân sinh sống trong “hẻm cắt cao su” [506 Lạc Long Quân, phường 5, quận 11, TP.HCM] thì đó chính là kế sinh nhai.

Nơi độc nhất ở Sài Gòn người 20 năm ‘độ’ bồn cầu cũ bán cho người nghèo

Con hẻm chỉ rộng khoảng 3m nhưng lại khá dài, từ đầu hẻm đã thấy rất nhiều lốp xe ô tô cũ được chất thành từng đống, cao quá đầu người. Ông Nguyễn Đức Thịnh [38 tuổi] cho biết gần hết dân khu này đều thu mua cao su cũ về rồi tái chế thành sản phẩm mới để bán.

Lốp ô tô cũ, vỏ cao su được chất thành từng đống cao là hình ảnh đầu tiên nhìn thấy khi ghé đến “hẻm cắt cao su” [506 Lạc Long Quân, phường 5, quận 11, TP.HCM]

Cũng theo lời ông Thịnh, nghề này có từ trước 1975 và làm đến nay. Người dân chủ yếu tận dụng lốp ôtô cũ làm dép cao su. “Ông già tui kể cái thời vừa hòa bình, có ông Ba Cường nghĩ ra cách cắt lốp xe để làm thành nhiều thứ như máng heo, miếng dù, ghếch, bọc lót cho lốp ôtô khách… Nhiều người học theo ổng rồi phát triển thành nghề luôn, gọi vui là nghề “thợ cắt”. Giờ không rõ ổng mất rồi hay chuyển đi chỗ khác ở nữa”, ông Thịnh kể.

Công việc cụ thể của các "thợ cắt" này là thu mua vỏ ô tô cũ từ khắp nơi về, sau đó đem cắt ra thành từng miếng tùy theo kích cỡ để làm các vật dụng như giày, dép cao su hay chậu trồng cây, hoặc đem xay thành bột [ứng dụng trong công nghiệp] để bán cho các đại lý ở chợ Tân Thành và nhiều đại lý ở tỉnh lẻ trên khắp cả nước.

Hiện nay, vỏ cao su chủ yếu được tái chế làm thắng đùm [bố đùm] sử dụng cho xe máy

Ghé vào cơ sở tái chế lốp ô tô của ông Trần Văn Chín [44 tuổi], tôi được tận mắt chứng kiến sự khéo léo của bàn tay những người thợ và hiệu quả mà nghề mang lại cho người dân. Khoảng sân rộng của gia đình ông xếp đầy lốp ô tô, 3 chiếc máy cán mỏng cao su, 1 máy cắt, 1 máy đóng lỗ.

Quan sát một “thợ cắt” làm việc, công đoạn đầu tiên là mài dao với nước lạnh và đá mài, sau đó cắt lốp ô tô theo chiều kim đồng hồ. Để việc tạo hình sản phẩm được dễ dàng và đúng kích cỡ, các “thợ cắt” đem số cao su vừa cắt được cho vào máy cán mỏng. Chiếc máy này có một trục quay, sử dụng bằng sức người, và đặc biệt là do chính ông Chín chế tạo ra.

Ông Chín cho biết, lốp ô tô phế liệu chủ yếu thu mua của các hộ kinh doanh, người thu mua lẻ, trừ chi phí những lao động trong cơ sở của ông thì mỗi người cũng có lời từ 3.000.000 – 5.000.000/tháng. Gia đình ông là một trong rất nhiều hộ tái chế cao su, làm theo công nghệ thủ công do cha ông truyền lại, quy mô không lớn nhưng phù hợp với đồng vốn của nhiều hộ dân trong khu vực.

Hai chiếc máy cán mỏng cao su, hoạt động bằng một trục quay thủ công do ông Trần Văn Chín tự chế tạo.

“Nghề này quan trọng nhất là phải có sức khỏe tốt để có thể dùng xà beng hoặc chân đế làm mềm lốp ôtô cũ trước khi tái chế ra các sản phẩm cao su khác. Bởi vậy nên chỉ có đàn ông mới làm chứ hiếm khi có phụ nữ theo nghề này lắm”, ông nói thêm.

Được biết, trung bình mỗi ngày “thợ cắt” có thể kiếm được từ 400.000 - 500.000 đồng/người, mức thu nhập cao và khá ổn định đối với người lao động tay chân. Ông Chín nói thêm, một lốp xe cũ có thể tái chế cho ra hơn 20 đôi dép, 100 cái bố đùm làm thắng xe máy và có thể xay thành hạt bán cho các thương lái.

Ông Trần Vĩnh Trình [37 tuổi] cho rằng nghề “thợ cắt” khá nặng nhọc, rủi ro tai nạn lao động là việc rất dễ xảy ra bởi các dụng cụ sử dụng trong qua trình cắt cao su đều là vật bén nhọn “nếu mình bất cẩn là bị thương ngay”, ông Thịnh bộc bạch.

Chiếc máy đóng lỗ hoạt động bằng tay, dành cho những sản phẩm nhỏ, cần sự tỉ mỉ

Ngoài những nguy hiểm do dụng cụ lao động gây ra, việc hàng ngày phải làm và sống chung bên cạnh đống chất thải cao su khiến nghề tái chế lốp ô tô cũ được coi là nghề độc hại. Bởi nó không chỉ gây ô nhiễm môi trường mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người dân..

Ông Trình kể, trước đây khi nghề tái chế lốp ô tô cũ mới nở rộ, nhiều hộ sản xuất ý thức rất kém, dù đã ghi rõ điểm cấm đổ rác nhưng họ vẫn lợi dụng khi trời tối, ít người qua lại đem rác ra đổ trộm. Những ngày thời tiết oi bức, những "núi phế liệu" ở các hộ làm nghề bốc mùi khó chịu, lại thêm khói từ những đống rác bị đốt bừa bãi khiến không khí càng thêm ngột ngạt.

Người dân sống trong khu vực phải làm đơn phản ánh lên chính quyền yêu cầu “dẹp” các cơ sở tái chế cao su này. “Một thời tụi tui cũng lao đao lắm chứ. Chính quyền làm đúng, họ ghi nhận ý kiến phản ánh của người dân nên cũng xuống kiểm tra gắt gao lắm”, ông Trình nhớ lại.

Nghề tái chế lốp ô tô cũ đã giúp nhiều người có được việc làm ổn định, thu nhập khá, thậm chí làm làm giàu thành công

Cuối cùng, vì muốn tiếp tục duy trì nghề để kiếm sống, tất cả các hộ mới đưa ra phương án là cứ 5 hộ trong “hẻm cắt cao su” sẽ phải thành lập được một đội dọn vệ sinh môi trường, người dân tự đóng góp kinh phí hoạt động. Các đội tổ chức dọn vệ sinh từ 2 đến 3 lần/tuần, để đảm bảo vệ sinh môi trường và sinh hoạt của người dân.

Bên cạnh đó, UBND quận 11 cũng có những biện pháp đồng bộ, cụ thể để nghiêm cấm, xử phạt hành vi xả rác bừa bãi, tăng cường kiểm tra hộ làm nghề, hướng dẫn họ không thu mua những sản phẩm độc hại, nguy cơ cao, đồng thời xây dựng những bãi rác thải hợp quy chuẩn để bảo vệ môi trường.

Có thể nói, nghề thu mua, tái chế cao su phế liệu đã làm thay đổi bộ mặt đời sống người dân nơi đây. Nhà cao tầng, nhà kiên cố mọc lên ngày càng nhiều, thu nhập bình quân đầu người hàng năm đều tăng đáng kể, số hộ nghèo hầu như không còn.

Tin liên quan

Tái chế lốp ô tô cũ để làm hàng ngàn vật dụng sáng tạo tiện lợi … Lốp xe làm bập bênh cho bé, chắc chắn các cô cậu nhỏ nhà bạn sẽ mê lắm cho xem … Làm bàn ghế từ lốp xe cũng không tệ chút nào hay một chiếc bàn dép cao su, máng cho gà ăn,xô kéo vữa …. Chắc chắn những tác phẩm điêu khắc làm từ lốp xe dưới đây sẽ làm bạn bất ngờ. …vô cùng sáng tạo đã giúp chúng … Có lẽ cho đến tận bây giờ, bạn vẫn nghĩ rằng bạn không cần sử dụng đến chúng. … Hãy gửi “lời cám ơn” đến họ vì đã tạo ra được những đồ dùng hữu ích này.địa chỉ liên hệ: LÊ HÙNG cửa hàng số 65 nguyễn Văn Cừ Thành Phố Bắc Ninh điện thoại 09361446465 zalo 0936144646
[Video] cách cắt lốp ô tô, cách làm sản phẩm từ lốp otô cũ , địa chỉ bán dép lốp ô tô, tái chế lốp ô tô cũ

[Video] Hướng dẫn sử dụng máy hâm sữa FATZ tích hợp 3 chức năng :hâm sữa, hâm cháo, tiệt trùng – Shop Mẹ Miu

[Video] Cách Phân Biệt Giày Real Và Fake | Sneakers Legit Check | Fabo Nguyen

Tham khảo:  [Video] [REN SEO] – HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TÍNH NĂNG WEBSITE AUDITOR

Tiếng miền Bắc và miền Nam có khác nhau đôi chút đấy nhé, bạn định nói về vỏ xe hơi bằng kim loại hay bằng cao su? Cụ thể là vỏ thân xe hay là cái lốp xe?Mình muốn cắt vỏ xe bạn ạ!là cái lốp mà các bạn hay gọi í!ACE nào có thể giúp mình không...thanks!!!Tôi chưa hiểu rõ ý định của bạn như thế nào? nhưng nếu cắt vỏ xe cao su thì bạn dùng máy cắt siêu âm [ultrasonic cutting machine] chuyên cho lĩnh vực vỏ xe. Ở miền nam có công ty Kumho [Hàn Quốc] sử dụng đến 200 cái máy loại này. Không biết có đúng ý bạn?Tôi chưa hiểu rõ ý định của bạn như thế nào? nhưng nếu cắt vỏ xe cao su thì bạn dùng máy cắt siêu âm [ultrasonic cutting machine] chuyên cho lĩnh vực vỏ xe. Ở miền nam có công ty Kumho [Hàn Quốc] sử dụng đến 200 cái máy loại này. Không biết có đúng ý bạn?

Đúng đây là cái mà bạn Khainguyen cần đấy, Kumho là 1 trong 2 nhà sản xuất lốp lớn nhất Hàn Quốc [có Kumho và Hankook]. Họ vừa đưa vào sản xuất một nhà máy lốp rất lớn, được xây dựng ở Bình Dương. Tôi chưa biết gì về thông tin mà bạn Koenraad vừa cung cấp, phải tìm hiểu thêm mới được. Nếu các bạn Koenraad và Khainguyen có thêm thông tin gì mới thì cho tôi biết với nhé.

Bạn đang xem: Hướng dẫn cắt lốp ô tô

Ở ta, tôi thấy các bác thợ vẫn dùng dao bình thường [ít ra là nhìn thì không thấy có gì khác thường cả, chẳng biết các bác có "thửa" riêng không] và nhúng dung dịch sà phòng để giảm ma sát rồi cắt ngon lành như gọt su hào. Họ có thể cắt ngang, cắt dọc, cắt xiên, thậm chí tách từng lớp vật liệu trong lốp ra, thứ nào riêng thứ ấy: cao su, vải, tanh... dùng để chế các thứ đồ dùng khác.ME cũng có tìm hiểu về gia công siêu âm nhưng chỉ về gia công vật liệu kim loại, thủy tinh, gốm. Nghe koenraad nói về cắt lốp xe bằng siêu âm thấy cũng hay. Nếu koenraad rành về món này thì làm vài bài cho anh em mở rộng tầm nhìn.

Thật ra!! em chẳng phải là dân cơ khí, nên mù mờ về vấn đề này....gửi bài lên diễn đàn hy vọng có Anh [chị] nào biết và giúp em....Anh [chị] nào biết thì giúp em với..

Xem thêm: Hướng Dẫn Sử Dụng Máy Giặt Samsung Ww80K5233Yw /Sv Chính Hãng


Một phương pháp cắt hiện đại và nhanh nhất là cắt bằng tia nước có hạt mài! Phương pháp này hay sử dụng ở bên USA để cắt vỏ xe như bạn muốn!WJT.
Xuất phát từ mục đích sử dụng lốp cũ mà người ta có thể áp dụng các phương pháp và công cụ cắt lốp khác nhau.Nếu định sử dụng lại các cấu phần của lốp vào mục đích tận dụng làm nguyên liệu bán thô cho các sản phẩm khác thì người ta dùng dao để cắt tách riêng chúng ra: cao su, tanh, vải mành. Ví dụ như ở ta, phần cao su có thể được dùng để làm dây chằng, phần vải mành được tước thành sợi nối lại rồi lại làm thành vải mành dùng cho các loại lốp cấp thấp: xe thồ, xe nông dụng...Trong công nghiệp sản xuất các sản phẩm cao su, có những sản phẩm sử dụng bột cao su và cao su tái sinh với một tỷ lệ nhất định, hiện lĩnh vực này được mọi quốc gia khuyến khích ứng dụng. Bột cao su là các lớp cao su được bóc tách ra từ những chiếc lốp cũ, rồi nghiền mịn. Cao su tái sinh chính là bột cao su được thoát lưu [giải phóng lưu huỳnh]. Việc sử dụng bột cao su và cao su tái sinh không những tận dụng được một phần đáng kể lốp và các sản phẩm cao su khác đã qua sử dụng, giảm thiểu được ô nhiễm môi trường [các bạn đã xem hình ảnh những bãi lốp thải ở các nước phát triển chưa nhỉ? Cao như núi!] mà còn mang lại cho sản phẩm những tính năng ưu việt so với việc chỉ dùng cao su nguyên liệu. Với mục đích này, người ta bóc tách cao su ra khỏi lốp một cách cẩn thận, thậm chí còn tách riêng các phần cao su khác nhau trong mỗi chiếc lốp, vì lốp được chế tạo từ nhiều loại hỗn hợp cao su khác nhau để có những tính năng cơ-lý thích hợp. Phần vải tráng cao su được băm nhỏ và dùng làm chất độn cho một số sản phẩm như tấm đệm, khối kê, lốp đặc...Với mục đích sử dụng lốp để "hóa dầu", người ta cần tách các vòng tanh ra, lọc cao su để làm bột hoặc cao su tái sinh, phần còn lại dùng để chế biến thành dầu công nghiệp. Cũng tương tự, người ta có thể đốt lốp trong những kiểu lò đặc biệt để tạo năng lượng phát điện... Những ứng dụng này không cần bóc tách lốp quá cẩn thận, chủ yếu là phá hủy lốp nhằm thuận tiện cho việc sử dụng, phá với năng suất cao. Các nhà máy sản xuất lốp cũng vậy, họ thường phá hủy một số lượng lốp, gồm lốp nghiên cứu, chế thử, phế phẩm, sản phẩm bảo hành được thu hồi... Có lẽ họ cần dùng những dạng máy phá hủy kiểu siêu âm hoặc nước cao áp dùng hạt mài mà các bạn đã giới thiệu ở trên, rồi bán thứ rác đó với giá phế liệu.

Video liên quan

Chủ Đề