Cách chỉnh máy may gia đình

Bất kì vật dụng nào khi đã gắn bó thì sẽ như một người bạn. Với một chiếc máy may, để máy có thể chạy tốt và bền lâu thì chúng ta phải lau chùi thường xuyên và nhớ thay dầu nhớt. Một vài tip nhỏ dưới đây hi vọng sẽ giúp bạn giữ gìn chiếc máy may vừa đẹp vừa bền.

Giữ máy sạch sẽ

– Khi không sử dụng thì dùng khăn phủ lên máy để tránh bám bụi

– Trong ngăn kéo luôn có giẻ lau và dầu máy

– Một tuần tra dầu vào máy một lần sau khi đã lau hết các bụi chỉ trong các bộ phận máy như ổ chao, bộ phận đẩy vải răng cưa,…Mỗi bộ phận chỉ cần một giọt là đủ.

– Cho máy chạy thật nhanh khoảng một giây cho các bộ phận thấm dầu.

Mỗi năm chùi máy với dầu lửa một lần, máy sẽ bền lâu

– Nhỏ dầu lửa vào những khớp trục chuyển động

– Sau 24 h dùng vải lau sạch bụi bặm đóng trong máy

– Sau đó tra dầu vào máy

Một số lỗi hay gặp của máy may và nguyên nhân phổ biến

– Gãy kim và Kim nhảy mũi: Nguyên nhân có thể là do lựa chọn kim không đúng cỡ, kim bị cong, gắn sai vị trí kim, chân vịt gắn lỏng quá, chỉ trên căng quá,…

– Đứt chỉ trên: Nguyên nhân là vì khởi động máy quá nhanh, lỗ xỏ kim bén quá, đặt kim sai vị trí, xỏ chỉ không đúng cách, chỉ trên quá căng, kim cong hay bị tà đầu.

– Đứt chỉ dưới: vì sức căng của chỉ trong suốt quá chặt, xỏ chỉ trong thuyền không đúng cách, chỉ và xơ vải kẹt trong thuyền và trong chao chỉ, chỉ quấn vào suốt khôngđều.

– Chỉ dưới và chỉ trên lỏng: ốc ở thuyền bị lỏng, xỏ chỉ trong thuyền không đúng cách, sức căng của chỉ không đều [chỉ trên bị lỏng]

– Rối chỉ may: Chỉ trên và dưới không được kéo về sau dưới chân vịt, bàn đưa vào [bàn lừa] quá thấp.

– Mũi may ngược: cần vặn chỉ thưa nhặt lên quá cao [vượt quá các số ghi trên thân máy]

– Mũi may không đều: kim không đúng cỡ, xỏ chỉ không đúng cách, sức căng chỉ trên bị lỏng, sức ép của chân vịt quá yếu, lỏng chân vịt, chỉ trong suốt quấn không đều, không phẳng.

– Vải nhăn: sức căng của chỉ trên và chỉ dưới không đều, sức ép của chân vịt yếu, chân vịt lỏng, vải quá mỏng hay quá dày, dùng 2 cỡ chỉ hoặc 2 loại chỉ khác nhau.

– Vải không chạy: chỉ bị kẹt trong ổ khóa giữ thuyền suốt, bàn đưa vải thấp, núm vặn bánh xe tay quay bị lỏng, sức ép của chân vịt yếu, chỉ bị thắt gút dưới vải.

– Máy chạy yếu, lỏng dây trân: dây máy bị dãn vì dùng lâu.

– Máy kêu to: chỉ kẹt trong ổ khóa giữ thuyền suốt [chỉ bị đứt], máy khô dầu, dây trân quá căng, máy đạp nặng.

Trang web mua sắm trực tuyến Tiki.vn có bán máy may gia đình với giá rẻ hơn, đảm bảo hàng chính hãng, chất lượng và nhiều ưu đãi hấp dẫn. 

[Bạn đọc]

Canh chỉnh sức căng chỉ cho máy may gia đình của bạn là điều vô cùng quan trọng vì nó đảm bảo cho đường may của bạn đều, và giống nhau ở cả hai mặt vải trên và dưới. Ngoài ra, nó còn giúp cho chỉ ra mượt mà hơn.

 

Làm sao để biết được sức căng chỉ của máy có vần đề?

Nếu đường chỉ có vấn đề, hãy kiểm tra các bước dưới đây và nếu vẫn không khắc phục được, bạn nên bắt đầu điều chỉnh độ căng một cách chậm rãi và chạy thữ trên miếng vải mẫu.

Sau đây là các bước cần kiểm tra trước khi bạn đụng vào nút vặn

+ Đảm bảo dầu đã được tra vào khu vực ổ chao 

+ Chân vịt được lắp đặt đúng vị trí tùy vào loại vải mà bạn đang sử dụng

+ Luồn chỉ không chính xác. Đảm bảo chỉ đã đi qua các lỗ dẫn chỉ hay chưa? Luồn chỉ trong tình trạng chân vịt hướng xuống hay không? Suốt chỉ đã được lắp đặt chính xác chưa? Vì nếu lắp không đúng sẽ xảy ra tình trạng lỏng chỉ.

+ Máy bị bẩn: Kiểm tra xem sợi vải và chỉ thừa bị mắc kẹt xung quanh suốt chỉ, hoặc các đĩa kim loại hay không? Máy cần phải được lau chùi thường xuyên, tránh bụi bậm

+ Linh kiện máy bị hư hỏng: Kim hoặc suốt bị cong, lỗ kim, đĩa kim loại, dẫn chỉ, cần gạt, mặt nguyệt, chân vịt, suốt chỉ, ... bị hư hỏng cũng có thể gây ra vấn đề cho đường chỉ may.

+ Kim, chỉ và vải may: Kích thước chỉ và loại chỉ khác nhau sẽ có cách điều chỉnh độ căng chỉ khác nhau. Kim may quá to hoặc quá nhỏ có thể tạo ra đường chỉ không đều.

Cách điều chỉnh độ căng chỉ cho máy may của bạn

Sức căng chỉ phải được cân bằng, chìa khóa nằm ở việc điều chỉnh nút vặn để tìm điểm cân bằng giữa chỉ trên và chỉ dưới. Không để chỉ trên quá lỏng và chị dưới quá chặt hoặc ngược lại. Một phương pháp để kiểm tra là sử dụng 1 mảnh vải màu để thử xem mặt nào ra chỉ đẹp hơn so với mặt còn lại. 

Như hình trên, ở ví dụ 1, mẫu may ra chỉ trên là chủ yếu, nguyên nhân là do chỉ trên quá lỏng và chỉ dưới quá chặt. Ví dụ 2 là sự ngược lại khi chỉ trên chặt  và chỉ dưới lỏng. Ví dụ 3 chỉ sức căng chỉ đúng, tạo ra đường chỉ đều ở cả trên và dưới mảnh vải.

Cách tăng giảm sức căng chỉ phù hợp

Canh chỉnh chỉ trên

a/ Nếu chỉ trên lỏng

Vặn nút điều chỉnh lên 1 số cao hơn. Hãy thử tăng 1/2 hoặc 1 nấc rồi may thử, tiếp tục điều chỉnh và may thử cho đến khi ra đường chỉ vừa ý.

b/ Nếu chỉ trên chặt

Vặn nút điều chỉnh lên 1 số cao hơn. Hãy thử giảm 1/2 hoặc 1 nấc rồi may thử, tiếp tục điều chỉnh và may thử cho đến khi ra đường chỉ vừa ý.

Canh chỉnh chỉ dưới

Bạn nên canh chỉnh chỉ dưới sau khi canh chỉnh chỉ trên xong. Khuyến cáo không nên canh chỉnh chỉ dưới [xiết hoặc nới ốc suốt chỉ] trừ phi bạn sử dụng loại chỉ dày hoặc mỏng hơn bình thường. Vải dày cần tăng sức căng chỉ [vặn nút đến số lớn hơn] và vải mỏng cần giảm sức căng chỉ [vặn nút đến số nhỏ hơn].

Dưới đây là 1 số video hướng dẫn cách điều chỉnh sức căng chỉ cho máy may để bạn tham khảo

>>> Xem thêm:  Máy may công nghiệp giá rẻ

Năng khiếu may vá, sửa chữa vải luôn là những bản năng rất tự nhiên của phái đẹp. Bạn muốn may một chiếc áo, chiếc vỏ gối thật xinh, hay đơn giản là sửa lỗi chỉ của quần áo. Bạn thấy thật bất tiện nếu hàng ngày đều phải ra các tiệm sửa chữa chuyên nghiệp thay vì làm ở nhà. Chính vì vậy, máy may gia đình ra đời sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề này. Vậy trước tiên, chúng ta hãy cùng đi tìm hiểu xem máy may gia đình là gì và nó hoạt động ra sao nhé.

máy may gia đình

Máy may gia đình là một thiết bị hỗ trợ cho việc may vá đồ vật bằng chỉ. Khi đó chúng ta sẽ không mất sức sử dụng khâu tay đối với những món đồ lớn và đường chỉ dài. Trong đó máy may gia đình thường được thiết kế nhỏ gọn hơn máy may công nghiệp. Tuy nhiên, chức năng hoạt động của nó cũng tương đương như vậy.

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều mẫu máy gia đình khác nhau về giá thành và kiểu dáng. Tuy nhiên, chúng chỉ có 2 loại chính là máy may đa năng và máy may có một đường chỉ thắt nút. Chúng ta hãy cùng đi tìm hiểu từng loại máy nhé.

Máy may đa năng là máy có cấu tạo trục kim xoay, về cơ chế hoạt động nó sẽ cho phép may nhiều kiểu đường may khác nhau.

Ưu điểm:

  • Có thể tạo được những đường may khác nhau. Đặc biệt ở đây là cả những đường may ziczac
  • Có thể sử dụng máy đa năng trên nhiều chất liệu khác nhau như len, cotton, đũi,…

Nhược điểm:

  • Đối với những yêu cầu cao như may cổ đức, cổ ve thì máy không làm được

Cũng giống như tên gọi, máy may có đường thắt nút có trục kim cố định, do đó chỉ có thể cho ra kiểu đường may thắt nút.

Ưu điểm:

  • Đường may thắt nút rất đẹp mắt
  • Có thể sử dụng ở nhiều loại vải khác nhau
  • Đặc biệt có thể xử lý những kỹ thuật cao như may cổ, may túi

Nhược điểm:

  • Đường may không co giãn nên không nên sử dụng đối với các loại vải co giãn được

Hai loại máy may gia đình trên đều có những ưu điểm và nhược điểm khác nhau. Chính vì vậy tùy theo nhu cầu sử dụng thì bạn có thể chọn một loại máy may phù hợp với mình.

Đối với những bạn có nhu cầu học may và học các đường kỹ thuật cao. Thì tốt hơn hết bạn nên chọn loại máy có kim cố định, là loại máy có đường thắt nút.

Chọn mua máy may gia đình giá tốt tại đây!

Còn nếu như bạn có mong muốn sử dụng máy may trong gia đình với nhiều chức năng khác nhau thì bạn nên chọn máy đa năng. Loại máy này có khả năng tạo nhiều đường may nên có thể thích hợp đối với mọi nhu cầu sinh hoạt. Bạn có thể tự may quần áo cho gia đình, cho bản thân. Hoặc đơn giản là tạo đường may trang trí và sửa lỗi vải.

Dùng chân gạt cần của chân vịt lên

– Xoay bánh đa theo hướng ngược kim đồng hồ nếu muốn chỉ di chuyển lên vị trí cao

– Nâng trục giữ chỉ và đưa ống chỉ bạn muốn dùng vào thanh dẫn chỉ

– Cầm đầu chỉ vào đưa qua móc dẫn chỉ, đảm bảo theo hướng từ sau ra trước

– Kéo sợi chỉ theo rãnh và đưa qua nút điều chỉnh. Đảm bảo đưa chỉ theo hướng từ phải sang trái rồi kéo lên trên.

– Tiếp tục kéo sợi chỉ qua cần giật để chỉ phía về hướng của bạn và đưa vào mắt cần giật chỉ

– Móc sợi chỉ vào kẽm ở trụ kim và xâu chỉ qua lỗ kim như bình thường

– Kéo dài sợi chỉ khoảng 5cm về phía sau

Trước khi thay kim thì hãy đảm bảo mình đã tắt và cắt nguồn điện của máy

– Sau đó xoay bánh đa theo hướng ngược kim đồng hồ để kim lên vị trí cao nhất

– Dùng chân hạ chân vịt xuống thấp

– Nếu trường hợp bạn muốn thay kim thì dùng tay vặn lỏng vít ốc kim rồi dùng tay rút nhẹ kim khỏi lẫy

– Đưa kim vào lẫy kim, vặn chặt ốc và sử dụng

Ngắt nguồn điện hoạt động của máy

– Xoay bánh đa theo hướng ngược kim đồng hồ để nâng trục kim lên cao nhất

– Nâng chân vịt cao lên

– Giữ phía sau của chân trụ để nhả chân vịt ra

– Sau đó thay chân vịt khác vào, phần lõi của chân vịt cần nằm thẳng với kẽm ngang trên chân vịt

– Hạ từ từ chân vịt cho khớp với thanh ngang của chân vịt

Đây là lỗi thường gặp trong quá trình may, kể cả đối với máy may công nghiệp. Thông thường sẽ có hai loại là sùi chỉ trên do chỉ trên căng và sùi chỉ dưới do chỉ dưới căng.

Khắc phục:

Nếu như bạn gặp phải vấn đề này, đừng vội lo lắng, bạn chỉ cần điều chỉnh lại cụm đồng tiền và nới lại ốc vít

Lỗi rối chỉ sẽ gây ra nhiều phiền toái và đó là do những nguyên nhân như kim bị cong, kim sai hoặc do chiều chỉ sai

Khắc phục:

Bạn chỉ cần thay kim khác và lắp lại chỉ suốt là sẽ khắc phục được thôi

Sức ép của chân vịt sẽ khiến đường may bị rúm và nguyên nhân là do chỉ bị căng

Khắc phục:

Bạn nên nới lỏng đồng tiền và giúp làm giảm lực ép của trục chân vịt

Lỗi đứt chỉ may có thể do bạn lắp sai chỉ, hoặc chất liệu chỉ không tốt, chỉ đã bị mục. Đôi khi cũng có thể là do may quá nhanh hoặc chỉ quá nhỏ

Khắc phục:

Sau khi xác định được nguyên nhân chính xác, bạn hãy khắc phục theo cách sau. Có thể lắp lại chỉ, thay loại chỉ khác, bắt đầu may chậm hơn và kim phù hợp với vải.

Máy may gia đình có thể sử dụng bền hay không đều do sự bảo quản và chăm sóc của bạn. Chính vì vậy, việc vệ sinh thường xuyên cũng rất quan trọng, bạn có thể thực hiện vệ sinh máy theo cách dưới đây.

  • Trước khi vệ sinh máy, hãy ngắt nguồn điện của máy
  • Nâng chân vịt lên cao để nâng kim may lên vị trí cao nhất
  • Sau đó kéo tấm phủ về hướng bạn để tháo nó ra khỏi máy
  • Vặn và mở 2 ốc rồi trượt nắp để mở
  • Nâng con thoi ra khỏi mát
  • Dùng bàn chải chuyên dụng để làm sạch bụi, tuy nhiên không nên dùng bàn chải ướt và chất tẩy
  • Sau khi vệ sinh xong, lắp lại nắp máy và phủ lại tấm che

Máy may gia đình mới có giá thành không mấy rẻ. Chính vì vậy có nhiều người có nhu cầu mua máy cũ hay còn gọi là máy bãi. Tuy nhiên bạn nên nắm được rằng trên thị trường hiện nay có 3 loại máy. Đó là máy Omi và Toplet của Trung Quốc sản xuất, các loại máy Brother và Juki, Toyota của Nhật bản và các loại máy Nhật lắp ráp tại Việt Nam.

Nếu như mẹ muốn mua chọn máy cũ thì nên sử dụng loại máy của Nhật. Nếu bạn muốn sử dụng máy mới với chi phí tiết kiệm thì có thể sử dụng dòng máy của Trung Quốc. Các loại máy này hầu hết đều tốt và không hay gặp phải những vấn đề quá lớn trong quá trình sử dụng đâu.

Kết lại!

Mong rằng sau bài viết này, bạn có thể lựa chọn được loại máy phù hợp và sử dụng chúng một cách thành thạo. Nếu bạn thấy bài viết này hữu ích thì hãy like và chia sẻ nó nhé!

Video liên quan

Chủ Đề