Cách chữa bệnh khát nước

Những triệu chứng của bệnh tiểu đường ban đầu thường rất khó để có thể nhận ra. Nhiều người sống chung với bệnh thời gian đầu vẫn không hề hay biết cho tới khi bệnh có những biến chứng nặng nề. Sau đây là những dấu hiệu của bệnh tiểu đường để kịp thời phát hiện và điều trị.

1. Khát nước

Hiện tượng khát nước có thể xảy ra khi chúng ta không uống đủ nước, mồ hôi ra nhiều nhưng không bổ sung nước cho cơ thể. Cũng có thể khát nước do cơ thể bị tiêu chảy, sốt hoặc thời tiết nắng nóng. Nhưng đối với các trường hợp này chúng ta uống nước xong sẽ hết cảm giác khát.

Còn khát nước do bị bệnh tiểu đường, hiện tượng khát liên tục diễn ra trong ngày, đặc biệt là buổi tối. Khi bạn vừa uống nước xong cũng vẫn có thể còn có cảm giác khát và muốn uống nước liên tục. Sở dĩ như vậy là do khi bị tiểu đường, lượng đường trong máu cao gây áp lực lên thận. Khi đó sẽ kích hoạt thận sản xuất ra nước tiểu nhiều hơn để hạn chế dư thừa đường, gây mất nước và gửi tín hiệu khát liên tục.

2. Đi tiểu thường xuyên

Khi gặp phải hiện tượng đi tiểu nhiều lần, mọi người thường nghĩ mình đang gặp vấn đề về thận hoặc bàng quang. Tuy nhiên khi bạn đi tiểu khoảng hơn 10 lần một ngày, tiểu nhiều hơn về đêm và lượng nước tiểu nhiều hơn bình thường thì có thể bạn đang phải sống chung với bệnh tiểu đường. Khi bị tiểu đường, lượng đường trong máu nhiều khiến thận phải làm việc nhiều hơn để giảm bớt lượng đường dư thừa. Lâu dần thận sẽ bị yếu và hoạt động kém hiệu quả. Điều này khiến nước tiểu dư thừa nhưng bệnh nhân lại không kiểm soát được tình trạng mót tiểu.

3. Cảm giác đói dữ dội

Người bịbệnh tiểu đường, cơ thể sẽ hạn chế việc sản xuất insulin hoặc không thể sử dụng insulin để vận chuyển glucose đi nuôi các tế bào và các cơ. Khi bạn làm việc hay hoạt động càng nhiều thì càng tốn năng lượng và muốn tìm kiếm calorie để bổ sung. Chính vì vậy mà bạn có cảm giác đói dữ dội ngay cả những lúc vừa ăn xong.

Cần cảnh giác nếu bạn có cảm giác đói dữ dội ngay cả khi vừa ăn xong

4. Giảm cân nhanh chóng

Đây là một trong những dấu hiệu thường gặp nhất của bệnh tiểu đường. Khi bệnh nhân tiểu đường không thể sản sinh đủ insulin để tiêu hóa đường từ thức ăn đã đưa vào cơ thể thì mặc nhiên khi hoạt động cơ thể phải lấy trực tiếp năng lượng từ các mô mỡ đã tích lũy trước đó.

Tuy nhiên, lượng calorie bị lấy đi trong quá trình lại không thể bù vào trong khi ăn nên mặc dù ăn nhiều thì người bệnh tiểu đường vẫn gặp phải hiện tượng giảm cân nhanh chóng.

5. Vết thương chậm lành

Mức đường trong máu cao khiến cho động mạch bị xơ vữa và là nguyên nhân khiến các mạch máu bị thu hẹp. Chính quá trình này là yếu tố nguy cơ khiến các vết thương chậm lành.

Khi mạch máu bị thu hẹp sẽ dẫn đến lưu lượng máu chậm và khiến oxy đến các vết thương cũng giảm. Không những thế lượng đường trong máu cao cũng là nguyên nhân làm giảm chức năng của các tế bào hồng cầu và bạch cầu. Điều này khiến cho dinh dưỡng không thể vận chuyển đến các mô và vai trò chống nhiễm trùng của bạch cầu cũng bị giảm sút. Việc thiếu chất dinh dưỡng và oxy cũng như chức năng miễn dịch suy giảm sẽ khiến cho các vết thương trở nên lâu lành.

6. Mệt mỏi

Hiện tượng mệt mỏi ở bệnh nhân tiểu đường là điều dễ hiểu. Mặc dù lượng glucose trong máu luôn ở mức cao nhưng lượng glucose trong tế bào lại luôn bị thiếu hụt. Đây chính là nguyên nhân khiến cho các tế bào bị đói khi hoạt động, trở nên cạn kiệt năng lượng, làm cho cơ thể thường xuyên mệt mỏi. Bên cạnh đó, hiện tượng tiểu đêm nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng giấc ngủ cũng là yếu tố khiến cho người bị tiểu đường luôn có cảm giác mệt mỏi.

7. Tầm nhìn giảm sút

Khi lượng glucose trong máu bị dư thừa sẽ thẩm thấu đến nhiều cơ quan trong cơ thể trong đó có mắt. Lượng đường huyết tăng đột ngột sẽ được đưa lên tròng mắt khiến cho khúc xạ bị thay đổi. Chính điều này dẫn đến tình trạng mắt bị mờ và suy giảm tầm nhìn. Các biểu hiện này sẽ kéo dài cho tới khi lượng đường trong máu được kiểm soát.

8. Viêm nướu

Người bị tiểu đường thường hay bị viêm nướu răng do lượng đường trong máu cao khiến cho hệ miễn dịch suy giảm. Ngoài ra còn khiến cho lượng đường trong nước bọt cũng tăng. Đây chính là môi trường thuận lợi cho các loại vi khuẩn và nấm phát triển.

Đồng thời đường huyết tăng cao thúc đẩy quá trình stress oxy hóa gây tổn thương mạch máu, làm giảm lưu lượng dòng máu đến nuôi dưỡng nướu khiến cho người bệnh thường dễ bị viêm nướu.

9. Xuất hiện nhiều vết thâm nám

Người mắc bệnh tiểu đường thường xuất hiện các vết thâm nám trên da rất mất thẩm mỹ, đặc biệt là ở những vị trí có nhiều nếp nhăn, nếp gấp. Những vùng dễ thâm nám nhất là cổ, nách, khuỷu tay, đầu gối và khớp nối.

Hãy xây dựng cho mình một chế độ ăn uống và sinh hoạt thật khoa học để đẩy lùi nguy cơ mắc bệnh. Kiểm tra chỉ số đường huyết thường xuyên là điều cần thiết để bạn kiểm soát tốt lượng đường trong máu./.

Gia Hân [t/h]

Video liên quan

Chủ Đề