Cách chữa sữa ngô bị tách nước

Sữa ngô ngọt dịu béo ngậy là thức uống dinh dưỡng rất được yêu thích từ trẻ nhỏ đến người già. Cách làm sữa ngô không bị kết tủa và bảo quản sữa ngô như nào thì không phải ai cũng biết. Cùng xem bí quyết dưới đây nhé.

Sữa ngô hay còn gọi sữa bắp với thành phần chính là ngô ngọt [hoặc ngô nếp] và sữa tươi không chỉ ngon mà còn dinh dưỡng. Một ly sữa ngô mỗi sáng là bạn có đủ năng lượng cho ngày dài làm việc. Ngô chứa nhiều tinh bột, vitamin A, lutein và zeaxanthin tốt cho hệ tiêu hóa, sáng mắt, tốt cho tim mạch, ngăn ngừa lão hóa da. Sữa ngô có thể uống nóng vào mùa đông, còn những ngày hè nóng nực có thể ướp lạnh uống rất ngon.

Với nguyên liệu đơn giản, rẻ tiền bạn có thể tự nấu sữa ngô tại nhà cho cả gia đình. Tuy nhiên do thành phần có tinh bột nên nếu nấu không đúng cách thì sữa có hiện tượng kết tủa hay tách lớp. Vậy phải làm sao để sữa ngô không bị kết tủa? Sữa bị kết tủa có uống được không?

Nội dung

  • 1 Cách làm sữa ngô không bị kết tủa kiểu truyền thống
    • 1.1 Nguyên liệu chuẩn bị
    • 1.2 Cách nấu sữa ngô
      • 1.2.1 Bước 1: Tách hạt ngô
      • 1.2.2 Bước 2: Xay ngô
      • 1.2.3 Bước 3: Nấu sữa ngô
    • 1.3 Lưu ý để làm sữa ngô không bị kết tủa
  • 2 Cách làm sữa ngô bằng máy nấu sữa
    • 2.1 Nguyên liệu chuẩn bị
    • 2.2 Cách làm sữa ngô bằng máy
  • 3 Cách nấu sữa ngô

Cách làm sữa ngô không bị kết tủa kiểu truyền thống

Nguyên liệu chuẩn bị

  • Ngô ngọt: 3 bắp
  • Sữa tươi không đường: 400ml
  • Sữa đặc: 50ml
  • Lá dứa: 5-6 lá [có thể có hoặc không]
  • Đường trắng: 100g [có thể thay đổi tùy độ ngọt mong muốn]
  • Nước lọc: 2 lít

Ngô bạn nên chọn ngô ngọt thì sữa thơm ngọt hơn, màu cũng vàng đẹp mắt. Chọn những bắp tươi, lành lặn, hạt căng mẩy bóng, không bị sâu để chất lượng sữa tốt nhất.

Cách nấu sữa ngô

Bước 1: Tách hạt ngô

Ngô bóc bẹ, nhặt râu để riêng ra. Phần bẹ này đừng vứt đi nhé, bạn chọn lấy phần bẹ non rửa sạch để luộc cùng lấy nước. Dùng dao tách hạt, lấy con dao sắc cắt sát vào lõi dọc theo thân ngô.

Phần lõi ngô, râu ngô và bẹ cho vào nồi cùng 1 lít nước ninh 20 phút. Phần nước này rất ngọt và thơm. Sau khi luộc xong bạn lọc qua rây để loại bỏ hết cặn nhé. Để nước cho nguội.

Bước 2: Xay ngô

Phần hạt ngô vừa tách, cho vào máy xay cùng với nửa lít nước. Bật nút chế độ cao nhất xay cho thật nhỏ mịn. Dùng rây hoặc túi vải lọc bỏ phần bã. Có thể dùng thêm nước lọc cho vào, lọc đến khi chỉ còn phần xác ngô, không còn chất sữa gì nữa thì thôi.

Bước 3: Nấu sữa ngô

Dùng nồi lớn, có thể dùng nồi đế dày chút để tránh sữa bị vón cục. Cho phần sữa ngô vừa lọc ở bước 2 vào, cho nước luộc ngô, sữa đặc, sữa tươi không đường, đường kính quấy cho tan đều.

Đặt nồi lên bếp ga, nấu lửa nhỏ. Vừa nấu vừa quấy đều tay để sữa không bị vón cục và bén nồi. Phần lá dứa rửa sạch, cuộn tròn lại rồi thả vào nấu cùng. Khi sữa bắt đầu nổi sủi tăm thì hạ lửa ở mức thấp nhất, không để sôi sùng sục. Khoảng 5 phút thì tắt bếp.

Sữa ngô nấu xong có thể uống được luôn. Nếu muốn uống lạnh, bạn để sữa ngô thật nguội, cho vào chai thủy tinh rồi bảo quản tủ lạnh sử dụng được 2 ngày. Sữa ngô thành phẩm mịn, không bị lợn cợn, màu vàng đẹp mắt, vị béo ngậy, ngọt tự nhiên của ngô.

Lưu ý để làm sữa ngô không bị kết tủa

Sữa ngô bị kết tủa vẫn uống được như bình thường, tuy nhiên về hình thức không đẹp mắt và sữa cũng không bảo quản được lâu. Khi nấu sữa, bạn cần lưu ý một vài điểm sau

– Đun nhỏ lửa: bật lửa nhỏ nhất khi đun, nhất là khi sữa bắt đầu sôi để hạn chế việc kết tủa. Nếu lửa quá to, sữa sôi lục bục chắc chắn sẽ bị tách lớp.

– Khuấy đều tay: khi đun, lớp tinh bột sẽ lắng xuống đáy nồi. Nếu bạn không quấy đều tay thì sữa sẽ bị lợn cợn tạo nên kết tủa. Chính vì thế khi xay ngô, bạn phải xay thật mịn là lọc kĩ hết phần lợn cợn.

– Nấu đúng tỉ lệ ngô : nước. Một vài bạn nấu quá ít nước lọc so với lượng ngô cũng là nguyên nhân làm cho sữa bị kết tủa

– Nấu đúng thời gian: khi bạn đun sôi lâu quá thì thành phẩm sữa cũng dễ bị tách lớn. Còn nếu đun chưa kĩ thì sữa có mùi hăng của ngô sống, uống vào dễ bị đầy bụng.

Cách làm sữa ngô bằng máy nấu sữa

Ngày nay, sự phát của công nghệ đã cho ra đời máy xay sữa hạt giúp bạn tiết kiệm thời gian, công sức. Đây cũng là cách làm sữa ngô không bị kết tủa mà các bà nội trợ yêu thích. Chỉ cần cho nguyên liệu vào máy, bấm nút và chờ 30 phút là bạn có ngay những ly sữa thơm ngon, bổ dưỡng rồi.

Nguyên liệu chuẩn bị

  • Ngô ngọt: 1 bắp
  • Đường phèn [hoặc đường kính]: 20g
  • Nước lọc: 1 lít

Cách làm sữa ngô bằng máy

Ngô bóc bẹ, rửa sạch, để ráo nước rồi lấy dao sắc gọt lấy phần hạt. Bạn cũng có thể tách riêng từng hạt nhưng lâu hơn.

Cho ngô vào cối xay, thêm 300ml nước lọc vào. Bật nút chế độ nấu sữa thảo mộc. Khi này máy tự động đun sôi và xay mịn sữa. Bạn có thể cảm nhận được mùi ngô thơm ngào ngạt.

Khi hoàn thành chế độ nấu, bạn cho thêm đường và 700ml nước đun sôi [khoảng 80độ]. Bấm giữ để xay 2 lần để trộn đều nguyên liệu là hoàn thành

Ưu điểm của cách nấu sữa ngô bằng máy này là hạn chế thấp nhất hiện tượng sữa ngô bị kết tủa. Sữa cực mịn, không bị lợn cợn. Mỗi sáng thức dậy, bạn chỉ cần mất 10 phút chuẩn bị nguyên liệu cho vào máy và đi làm việc khác, 30 phút sau đã có những ly sữa cho bữa sáng.

Trên đây là 2 cách làm sữa ngô không bị kết tủa mà chúng mình chia sẻ cùng các bạn. Ngoài ra, bạn có thể biến tấu, kết hợp với các nguyên liệu khác nhau để có ly sữa thơm ngon, béo ngậy. Chúc các bạn thành công nhé!

XEM THÊM:

  • Cách làm sữa chua uống hoa quả
  • Cách làm dâu tây ngâm đường

Cách nấu sữa ngô

Author: Bếp MiNa

Sữa ngô ngọt dịu béo ngậy là thức uống dinh dưỡng rất được yêu thích từ trẻ nhỏ đến người già. Cách làm sữa ngô không bị kết tủa và bảo quản sữa ngô như nào thì không phải ai cũng biết.

5 từ 1 đánh giá

Chuẩn bị 15 phút

Nấu 15 phút

Khẩu phần 4 người

In Công thức Pin Công thức

NGUYÊN LIỆU

1x2x3x

  • 2 bắp ngô ngọt
  • 300 ml sữa tươi không đường
  • 50 ml sữa đặc
  • 100 g đường
  • 2 lít nước lọc

HƯỚNG DẪN 

  • Ngô bóc bẹ, dùng dao tách riêng hạt ngô.

  • Phần lõi ngô, râu ngô và bẹ cho vào nồi cùng 1 lít nước ninh 20 phút. Lọc lại để loại bỏ cặn

  • Cho hạt ngô cùng 0,5l nước vào máy xay sinh tố, xay cho nhỏ mịn. DÙng túi lọc hoặc khăn xô vắt lấy phần nước, loại bỏ xác

  • Cho phần sữa ngô vừa lọc, nước luộc ngô, sữa đặc, sữa tươi không đường, đường kính quấy cho tan đều. Cho nồi sữa ngô nấu ở lửa nhỏ. Phần lá dứa rửa sạch, cuộn tròn lại rồi thả vào nấu cùng. Khi sữa bắt đầu nổi sủi tăm thì hạ lửa ở mức thấp nhất, không để sôi sùng sục. Khoảng 5 phút thì tắt bếp.

    Làm gì khi sữa bắp bị tách nước?

    Và nếu muốn chữa phần sữa bắp đã nấu bị tách nước, bạn có thể xử lý theo cách như sau: - Đầu tiên, bạn sẽ cho lại phần sữa bắp vào nồi và bắc lên bếp. - Tiếp theo, để lửa nhỏ và liên tục khuấy đều tay trong quá trình nấu.

    Tại sao sữa bí đỏ bị tách nước?

    Nhớ khi lọc bí đỏ qua rây nên lọc nhiều lần, tầm 3-4 lần sẽ giúp sữa bí đỏ sánh mịn hơn và không bị tách nước. Không nên đun sôi sữa vì sẽ gây kết tủa và bị tách nước sau khi nguội.

    Tại sao nấu sữa bắp bị chua?

    Sữa bắp [thanh trùng] thường dễ bị hư do chứa nhiều dinh dưỡng, do đó nếu bạn vận chuyển không đúng cách thì dễ nhận thấy các dấu hiệu là sản phẩm sẽ sủi bọt hoặc bị chua. Nguyên nhân dẫn tới hiện tượng này thể là do bạn đã vận chuyển sản phẩm quá lâu [lâu hơn 2 giờ] ở điều kiện nhiệt độ môi trường.

    Làm sao để sữa hát không bị tách nước?

    Để sữa hạt không bị tách nước, bạn hấp chín hạt và xay nhuyễn chúng với nước nóng 80°C. Không nên nấu sôi mẻ sữa ví rất dễ gây ra kết tủa. Sữa hạt sẽ ngon nhất và bảo quản được lâu khi nấu chín tới tầm 70°C - 85°C. Đặc biệt : hạt điều, hạnh nhân, óc chó, macca, dừa,...

Chủ Đề