Cách dạy bé học chữ cái vào lớp 1

12.04.2022

WElearn Wind

Dạy con học chữ là một việc không hề dễ dàng. Mỗi trẻ có một cá tính và sở thích khác nhau nên không thể nào áp dụng một cách cho tất cả các trẻ được. Vì vậy, hôm nay, WElearn giới thiệu với bạn tất cả các cách dạy con học bảng chữ cái hay nhất mà chúng mình đã tổng hợp lại để giúp bạn có thể giảm bớt áp lực và mệt mỏi khi dạy con học chữ

>>>> Xem thêm: Gia sư Lớp 1 dạy kèm tại nhà

Dựa trên thống kê về sự phát triển ngôn ngữ của trẻ, chúng ta có thể thấy rằng, hầu hết các bé ở độ tuổi từ 2 – 3 tuổi đều có thể nhận ra các mặt chữ và từ 4 – 5 tuổi các bé có thể phân biệt và xác định rõ các chữ.

Do đó, ba mẹ có thể dạy chữ cho con mình từ khi 2 tuổi. Tuy nhiên, cách dạy chữ cho những bé này sẽ khác hoàn toàn với các bé ở độ tuổi từ 4 – 5 tuổi. 

Cách dạy con học bảng chữ cái

Vì ở lứa tuổi này các bé vui chơi là chủ yếu nên phụ huynh có thể dạy chữ cho con qua các hoạt động chơi. Khi đó, các bạn nhỏ có thể học được vô số thứ chứ không riêng gì bảng chữ cái.

Khi trẻ chưa được 4 tuổi, phụ huynh chỉ nên tập trung vào việc nói, đọc và nhớ mặt chữ chứ không nên tập trung vào việc viết.

Việc chuẩn bị bảng chữ cái cho các bé là cực kỳ cần thiết và quan trọng. Để các bạn nhỏ có hứng thú hơn trong việc học, ba mẹ nên chọn những loại bảng chữ cái có nhiều hình ảnh sinh động, màu sắc bắt mắt, phù hợp với sở thích của trẻ.

Vì không riêng gì trẻ em, đến cả những người lớn cũng rất dễ bị thu hút bởi những thứ nhiều màu sắc nên khi dùng các bảng chữ cái này, các bé sẽ dễ học, dễ nhớ hơn.

Ngoài các loại bảng chữ cái truyền thống, bạn có thể chọn các loại bảng có các chữ cái rời, bảng có âm đọc mẫu mỗi khi bé chạm ngón tay vào. Những thiết kế này khá hay, nó làm tăng sự tò mò và hứng thú của các bé khi học chữ.

Trong những ngày đầu tập đọc, việc giúp con nhớ được “mặt chữ” là rất quan trọng. Bởi nếu bạn chỉ chú tâm vào việc để con đọc theo mình thì trẻ chỉ nhắc lại như một con vẹt và sẽ quên ngay sau đó.

Để tăng sự tiếp thu và hứng thú trong việc học chữ, phụ huynh cần tạo ra những “trò” để thu hút các bé vào những chữ cái đó bằng những ví dụ sinh động.

Ở các hiệu sách cũng có rất nhiều bộ dụng cụ học chữ với nhiều hình thù và màu sắc thú vị, ba mẹ có thể mua về và dùng nó để tăng sự chú ý của các bé đối với các con chữ.

Cách tốt nhất để con bạn có ý thức học và nghiêm túc với việc học là phải luyện cho chúng thói quen học tập ngay từ khi còn nhỏ. Khi quen dần với nề nếp, các bé sẽ có được sự tự giác và thái độ chủ động hơn trong việc học tập.

Đối với một số trẻ có cá tính mạnh, mau thèm chóng chán, thường xuyên mất tập trung trong lúc học, ba mẹ nên học cùng con trong khoảng thời gian bắt đầu để trẻ thấy được thái độ của cha mẹ và học theo

Ngoài ra, các bậc phụ huynh cũng nên tạo cho con mình thói quen dù trong môi trường c1 sự sinh động thú vị nhưng cũng phải nghiêm túc, học ra học, chơi ra chơi.

Học cần đi với hành nên song song với việc dạy con đọc, hãy dạy bé cách viết chữ đó để các bé có thể nhanh thuộc hơn. Vì mỗi lần viết chữ cũng là một cách học thuộc tên của chữ đó. Khi bàn tay hoạt động và tự viết thành chữ sẽ kích thích não bộ giúp trẻ nhớ lâu và nhanh hơn rất nhiều.

Ba mẹ nên lưu ý, khi dạy con viết chữ hay tập đọc, cần phải kiên nhẫn. Đừng ép con phải viết đẹp, đọc hay mà hãy giúp chúng viết đúng, đọc chính xác trước đã. Ban đầu, mọi thứ có thể chưa tốt nhưng qua quá trình rèn luyện thì mọi thứ sẽ hoàn thiện hơn.

Để nhớ lâu hơn, phụ huynh nên để cho trẻ vừa học, vừa thực hành. Khi đọc đến chữ nào, hãy lấy tay chỉ vào chữ đó. Hành động này sẽ giúp các bé ghi nhớ mặt chữ một cách dễ dàng. Vì khi đó, não bộ sẽ kết nối giữa âm thanh và hình ảnh đang diễn ra, tạo ra sự liên kết để nhớ thông tin nhanh hơn.

Bên cạnh đó, cha mẹ cũng nên kết hợp “học đi đôi với hành”, sau khi đã dạy qua cho trẻ một lượt, phụ huynh nên kiểm tra lại xem các bé có nhớ các chữ vừa học không. Với cách làm này, kỹ năng ghi nhớ của các con sẽ được cải thiện đáng kể đấy.

Việc tập đọc ở bất kỳ chỗ nào cũng là cách để luyện khả năng phát âm và đọc chữ cho các bé. “Chữ” xuất hiện ở xung quanh chúng ta, dù ở ngoài đường hay trong nhà. Phụ huynh có thể tận dụng chúng để rèn cho con của mình cách đọc chữ.

Khi ra đường, qua các bảng hiệu hay các bảng quảng cáo, ba mẹ có thể khơi gợi cho con bằng cách hỏi rằng: “Trên bảng kia ghi cái gì?”, “Biển hiệu của cửa hàng sửa xe kia tên gì?”,…

Khi ở nhà, những sách báo, giấy khen cũng có thể giúp các bé tiến bộ hơn trong việc đọc chữ. Mỗi lần đọc, không cần đọc quá nhiều, chỉ cần chính xác và đọc thường xuyên, nhiều lần trong ngày là được.

Khi mới học đọc, các bạn nhỏ sẽ khó thể nào phát âm chuẩn như người lớn được. Cái gì cũng cần thời gian để luyện tập. Vì vậy, đừng vội vàng, hãy cho các bé có thời gian để làm quen với cách đọc đúng. 

Mỗi lần các bé phát âm sai, ba mẹ có thể nhẹ nhàng nhắc nhở và tuyệt đối không được cáu gắt hay có thái độ ép buộc. Làm như vậy chỉ làm cho các bé áp lực và nhanh chán việc học hơn mà thôi.

Hãy yên tâm rằng trong quá trình giao tiếp hằng ngày, khi tiếp xúc với những từ đúng và cách phát âm đúng nhiều lần, các bé sẽ tự sửa chữa à dần hoàn thiện khả năng phát âm của mình.

Đây là một việc cực kỳ cần thiết đối với các bạn nhỏ khi bước vào lớp 1. Đọc sách cho con nghe không chỉ giúp các bé luyện nghe, luyện đọc mà còn rèn được thói quen đọc sách ngay từ khi còn rất nhỏ nữa.

Thông qua những mẩu chuyện nhỏ trong sách, các bé còn biết được rất nhiều thứ về thế giới xung quanh, về cách cư xử và cả cách nói chuyện, giao tiếp với mọi người nữa.

Thay vì học những chữ cái bằng cách đọc bài nhàm chán, phụ huynh có thể chuyển đổi chúng thành những bài thơ, bài hát, có vần và điệu để các bé dễ thuộc và nhớ lâu hơn.

Ví dụ: “o tròn như quả trứng gà, ô thì đội mũ, ơ thời mang râu”… 

Với những bài hát này, phụ huynh có thể hát cùng bé bất cứ lúc nào, khi tắm, khi chơi hay khi mặc quần áo đều được. Việc lặp đi lặp lại nhiều lần, các nhịp điệu, ca từ về những chữ cái sẽ dễ dàng đi vào tâm thức của bé, từ đó việc thuộc các chữ cái cũng sẽ đơn giản gơn. 

Bên cạnh việc thuộc chữ, cách học qua bài hát còn rèn luyện năng khiếu ca hát cho bé nữa đấy.

Các bạn nhỏ sẽ thường hứng thú với những tấm hình sinh động, vui nhộn nên phụ huynh có thể chọn những cuốn sách có nhiều hình minh họa để giúp các bé dễ hiểu, dễ nhớ và dễ hình dung hơn.

Cách dạy con học bảng chữ cái

Bạn có thể dạy cho bé từng chữ kết hợp với việc chỉ các hình minh họa. Ví dụ: Bạn dạy bé chữ Ô, bạn có thể chỉ vào chiếc ô minh họa trong bảng chữ; hoặc chữ E, có thể chỉ vào chiếc xe…

Từ cách học như thế này, bé sẽ ghi nhớ và có thể tái hiện lại các chữ cái mỗi khi mẹ chỉ vào các đồ vật bé gặp trong nhà hay trên đường đi. Ví dụ: Bạn đưa bé ra đường, khi nhìn thấy chiếc xe chạy qua, bạn hỏi bé: Đây là cái gì nhỉ? Hôm trước mẹ dạy con chữ cái gì có hình đó nhỉ?.

Chữ viết thường sẽ luôn được ưu tiên để dạy cho các bé nhiều hơn vì nó xuất hiện khá nhiều trên sách báo. Và dĩ nhiên, các bạn sẽ tiếp xúc với nó nhiều hơn các chữ in hoa. Vì vậy, phụ huynh và các thầy cô nên ưu tiên và dành nhiều thời gian hơn để học chữ thường.

Sau khi đã thạo viết chữ thường, hãy bắt đầu giải thích cho trẻ về những chữ hoa để các bé có thể hiểu và sử dụng nó một cách tốt nhất.

Việc phát âm rất quan trọng vì có khi chỉ cần phát âm sai một chữ là nghĩa của câu sẽ thay đổi ngay. Do đó, phụ huynh nên đọc cho các bé nghe và hiểu càng sớm càng tốt để các bé quen với cách phát âm. 

Mặc dù khi mới tập nói, các bé có thể nói chưa tròn vành, rõ chữ chữ người lớn nhưng phụ huynh cũng không nên vì thế bà quả quên việc hướng dẫn con phát âm sao cho chuẩn.

Bố mẹ nên đọc cho bé nghe càng sớm càng tốt, vì những câu chuyện hay sẽ tạo cho bé niềm thích thú và đam mê sách vở. Lúc này, bé cũng sẽ cảm thấy hào hứng hơn khi tìm hiểu về chữ cái. Thông thường, khi bắt đầu học chữ, trẻ không thể phát âm chuẩn như cha mẹ. Nhưng không vì vậy mà bạn xao lãng việc rèn cách phát âm cho con.

Khi theo dõi và lắng nghe cách phát âm của các bé, phụ huynh sẽ biết được con mình phát âm sai chỗ nào và lý do phát âm sai, để kịp thời sửa cho bé. Tránh để cách phát âm sai đó biến thành thói quen. Như vậy, khi lớn sẽ rất khó sửa.

Ngoài việc sửa lỗi phát âm cho con, phụ huynh cũng cần giải thích cho các bé hiểu rằng việc phát âm đúng chuẩn vừa có ích cho việc viết chính tả, vừa giúp cho người khác dễ nghe và dễ hiểu khi con kể chuyện nữa.

Tuy nhiên đừng quá hà khắc về việc phát âm của trẻ vì chúng sẽ dần khắc phục lỗi này khi trưởng thành đấy.

Vì các bé chỉ mới bước vào lớp 1, chưa thực sự quen cách học với môi trường này nên sẽ có đôi lúc các em mất tập trung, chán nản. Việc phụ huynh cần làm trong những lúc này là động viên và chia sẻ với con.

Cách dạy con học bảng chữ cái

Điều tối kỵ trong việc dạy học cho con là la mắng. Khi phụ huynh càng lớn tiếng, trẻ càng sợ và sẽ càng khó tiếp thu. Hãy kiên trì và bình tĩnh để giảng cho bé hiểu từng chi tiết và cách phát âm từng chữ để con bạn có thể tiếp thu nó một cách tốt nhất.

Thay vì những con chữ khô khan trên sách vở, ba mẹ có thể dùng những hình ảnh sinh động để miêu tả chúng, giúp các bạn nhỏ dễ hình dung hơn. Ví dụ: O tròn như quả trứng gà, Ô thì đội mũ, Ơ thì thêm râu.

Với cách học này, các bạn nhỏ sẽ hứng thú hơn với việc học bởi ở lứa tuổi này, các bé thích những hình ảnh nhiều màu sắc với giàu trí tưởng tượng hơn là những chữ khô khan, cứng nhắc.

Phụ huynh nên hiểu rằng: Trẻ ở lứa tuổi này vẫn còn ham chơi hơn ham học nên việc ép chúng phải học nghiêm túc và học quá nhiều là hoàn toàn chưa phù hợp. Vì vậy, bố mẹ cần kiên nhẫn khi dạy trẻ học bảng chữ cái.

Thay vì dùng đòn roi hay học một cách khô khan, ba mẹ có thể lựa chọn phương pháp vừa học vừa chơi để giúp trẻ thích thú với việc học hơn. Từ đó, cũng tiếp thu bài nhanh hơn.

Để các bé nhanh tiếp thu và giảm áp lực khi học, phụ huynh có thể dạy con học thông qua các trò chơi. Dưới đây là một số trò chơi gợi ý, phụ huynh có thể tham khảo

  • Chơi ghép chữ cùng bé
  • Cho bé chơi tìm cặp chữ
  • Chơi quăng hộp bìa [thùng giấy] với bé
  • Chơi tìm chữ cái với bé
  • Dùng phấn viết chữ
  • Dạy bé học qua trò chơi chữ cái
  • Cho bé chơi nhảy lò cò với chữ cái
  • Cho bé tô màu chữ
  • Chơi cắt dán chữ
  • Chơi đập búa chọn chữ

Như vậy, bài viết đã Hé Lộ Tất Cả Các Cách Dạy Con Học Bảng Chữ Cái Hiệu Quả Nhất. Hy vọng những thông tin mà Trung tâm WElearn gia sư chia sẻ có thể giúp ích cho bạn trong việc lựa chọn phương pháp dạy con phù hợp nhất

Xem thêm các bài viết liên quan

Video liên quan

Chủ Đề