Cách dạy con học lớp 7

Chị Trần Thị Thúy, ngụ tại hẻm 117 Điện Biên Phủ, P.15, Q.Bình Thạnh [TP.HCM], chia sẻ: “Con gái mình từ khi học lớp 1 đến lớp 6 rất ngoan. Tuy nhiên, kể từ khi lên lớp 7 bỗng dưng con bé có quá nhiều thay đổi”.

Chị Thúy cho biết: “Nếu như trước đây mình nói gì bé cũng vâng lời, cho dù những chuyện mình áp đặt bé không thích thì cũng không dám cãi lại, nhưng bây giờ thì khác, đó là bé thường xuyên chống đối lại mình”.

Chi Thúy chia sẻ thêm: “Có những chuyện trước đây mình thấy rất bình thường nhưng bây giờ đã trở nên bất thường. Chẳng hạn, trước đây mình ra vô phòng của con gái rất bình thường thì bây giờ mỗi lần mình vô phòng con bé nói 'lần sau trước khi vô phòng mẹ phải gõ cửa'".

Nhiều phụ huynh than phiền, nói một đằng nhưng con làm theo một nẻo

Shutterstock

Tương tự, bạn của chị Thúy là chị Nguyễn Thị Phương Mỹ, ngụ tại hẻm 68 Nguyễn Văn Lạc, P.19, Q.Bình Thạnh [TP.HCM] cũng than phiền: “Không hiểu sao kể từ khi con bé vào học lớp 8 nó trở nên “cứng đầu” như thế. Có khi mình nói một đằng thì bé làm một nẻo, cụ thể là một hôm khi đi học về mình nói con tắm rửa rồi ăn uống thì nó kêu đang mệt. Mình nói vậy mệt thì con nằm nghỉ chút đi cho khỏe nhưng con bé lên phòng không chịu nằm nghỉ mà mở nhạc sôi động lên tập nhảy tưng bừng”.

Chị Mỹ nói: “Đặc biệt, dạo này mình nói ra điều gì con bé cũng tìm cách để nói lại. Nhiều khi mình có cảm giác hình như con bé đang cố tình làm trái ý để chọc tức mình hay sao”. 

Câu chuyện về con cái bỗng dưng trở nên chướng ở lứa tuổi dậy thì như thế không phải là trường hợp cá biệt. Vậy vì sao lại có tình trạng như thế?

Hãy vừa là cha mẹ vừa là bạn của con

Theo thạc sĩ Phạm Thanh Tuấn, chuyên viên tham vấn tâm lý học đường Trường ĐH Nguyễn Tất Thành, có thể khẳng định ở độ tuổi này, các con của bạn bước vào giai đoạn của tuổi dậy thì và do chuyển đổi môi trường học tập, từ đó nhu cầu khẳng định bản thân ngày càng được biểu hiện rõ rệt. “Khi tâm sinh lý các con vào giai đoạn phát triển, lúc đó các con cho rằng mình là người lớn, và muốn khẳng định bản thân theo cách riêng của các con. Đơn giản, muốn chứng tỏ với ba mẹ là con lớn hơn trước không cần cha mẹ phải quan tâm như một đứa trẻ, hay muốn chứng tỏ với bạn bè, đặc biệt là bạn khác giới về khả năng của mình”.

Thạc sĩ Phạm Thanh Tuấn nói: “Giai đoạn này, dù các con chưa có khả năng nhận thức hoàn toàn chính chắn, nhưng vẫn thích người khác, ba mẹ tôn trọng ý kiến của mình như một thành viên trưởng thành thực thụ. Ở lứa tuổi này, con cái muốn có không gian riêng hơn thay vì ba mẹ cứ quan tâm như một đứa trẻ, nên thường các hành động quan tâm của cha mẹ làm cho các con cảm thấy mình bị kiểm soát, không tự do. Các ý kiến của các con thường bị cha mẹ phản bác kiểu như “còn nhỏ, biết gì mà nói” chẳng hạn, điều này sẽ làm trổi dậy khả năng phản kháng của các con bằng các biểu hiện không hài lòng...

Trẻ giai đoạn này muốn thể hiện cái tôi của mình

Shutterstock

“Các bậc cha mẹ cần đóng vai trò vừa là cha mẹ vừa là bạn của con. Hãy là phụ huynh vừa tâm lý, vừa nghiêm khắc và là người bạn để con cái có thể giải bày tâm sự. Cha mẹ hãy lắng nghe con cái và chia sẻ nhiều hơn là áp đặt con trẻ, bởi lẽ khi áp đặt các con sẽ phản kháng nhiều hơn do tâm lý khi các con không được sự tôn trọng”. 

Tránh xử phạt bằng hình thức đòn roi hoặc la mắng nặng nề

Còn theo thạc sĩ công tác xã hội Trần Minh Hải, Giám đốc Trung tâm Tương Lai [TP.HCM], tuổi dậy thì thường bắt đầu từ 12-13 tuổi và chấm dứt vào khoảng 18 tuổi. Ở giai đoạn này, trẻ thường có nhu cầu tìm hiểu, học hỏi về đời sống tình cảm của người khác phái. Tính nết của đứa trẻ cũng thay đổi đi đôi với sự phát triển của cơ thể. Lúc này, trẻ em luôn có ý muốn tách rời khỏi cha mẹ, có tính độc lập hơn trong những quyết định của mình.

Tìm cách để trò chuyện với con chứ không nên la mắng

Shutterstock

Thạc sĩ Minh Hải cho biết: “Trong giai đoạn dậy thì, ngang bướng, chướng và nổi loạn của thanh thiếu niên là chuyện bình thường. Cho nên, phụ huynh cần phải học hỏi, tìm hiểu về quá trình phát triển tâm sinh lý của con em mình trong giai đoạn đang dậy thì. Trong giai đoạn này, khi con làm sai thì phụ huynh nên gặp riêng con để trao đổi, nói chuyện, không nên la mắng con trước mặt mọi người. Bởi vì la mắng con trước mặt mọi người sẽ làm con tự ái, con sẽ nghĩ rằng mình không tôn trọng nên dễ chống đối lại”.

Thạc sĩ Minh Hải khuyên: “Chạ mẹ cần tôn trọng không gian riêng tư của các em như phòng riêng, nơi học tập riêng hoặc tập vỡ, nhật ký, điện thoại…”.

Cũng theo thạc sĩ Minh Hải, cha mẹ cũng nên cùng trẻ xây dựng những quy tắc ứng xử trong gia đình. Ví dụ thống nhất giờ ăn, giờ chơi, giờ ngủ nghỉ, giờ học tập… Nếu cha mẹ, con cái vi phạm thì biện pháp chế tài như thế nào? Tránh xử phạt bằng hình thức đòn roi hoặc la mắng nặng nề. “Cha mẹ nên dạy trẻ cách nhận trách nhiệm và rút kinh nghiệm nếu trẻ gặp thất bại trong công việc, học tập hay chơi thể thao. Không nên đổ thừa cho người khác hoặc đổ thừa hoàn cảnh. Cha mẹ nên cho trẻ tham gia hoạt động tình nguyện, hoạt động cộng đồng và học thêm các lớp kỹ năng sống, kỹ năng mềm để trẻ phát triển trí tuệ cảm xúc và kỹ năng xã hội. Từ đó giúp trẻ biết cách hợp tác, thông cảm với người khác hơn...”., thạc sĩ Hải nói.

Tin liên quan

Ở độ tuổi THCS [ từ lớp 6 đến lớp 9 ], phần lớn các con đã bước vào giai đoạn “khủng hoảng tuổi mới lớn”, không phải lúc nào cũng răm rắp nghe lời cha mẹ. Anh chị cần biết cách khơi dậy cảm xúc, niềm yêu thích của con chứ không phải ép buộc con tuân thủ những quy tắc. Khả năng quan sát, khả năng đọc và nắm bắt ngôn từ, cách diễn đạt, cảm xúc là những yếu tố giúp học tốt môn Văn. Bên cạnh đó, cha mẹ cần định hướng cho con phương pháp học hợp lý. Với những trẻ quá bướng bỉnh hay tiếp thu chậm, hoặc cha mẹ thực sự không thể dành nhiều thời gian cho con có thể nhờ gia sư kèm cặp.

1. Hướng dẫn con cách quan sát

Cuộc sống hàng ngày có muôn màu sắc để con khám phá, nhưng không phải đứa trẻ nào cũng biết cách cảm nhận. Đôi khi vì quá bận rộn, mệt mỏi với công việc, cha mẹ cũng bỏ quên những khoảnh khắc để trải nghiệm cùng con. Do đó, việc đầu tiên cần làm chính là hướng dẫn con cách quan sát những điều diễn ra trong cuộc sống hàng ngày. Cảnh vật, âm thanh, những rung động tuổi mới lớn, tình bạn, áp lực học tập, các mối quan hệ trong gia đình… đều là những tư liệu đáng giá vun đắp tâm hồn cho con.

Xem thêm: Bí quyết tìm gia sư Văn lớp 6 giỏi dạy kèm tại nhà Hà Nội

Cha mẹ cũng nên dành thời gian cuối tuần cùng con trải nghiệm những điều mới mẻ. Các con sẽ rất thích thú nếu được cha mẹ hướng dẫn cách quay phim, chụp ảnh, vì vậy, cha mẹ hãy để con cầm máy, bởi vì đây là một cách con lưu giữ tư liệu đồng thời thể hiện sự quan sát và cái nhìn của con về cuộc sống. Việc ghi lại bằng hình ảnh, âm thanh, tranh vẽ… giúp con có cái nhìn phong phú hơn về cuộc sống, từ đó, một cách tự nhiên con có thêm tư liệu cho việc học Văn của mình.

2. Trò chuyện với con để thúc đẩy khả năng ngôn ngữ

Khả năng diễn đạt bằng ngôn ngữ chính là tiền đề quan trọng để các bạn học sinh THCS có thể học tốt môn Văn. Sau mỗi cuối ngày, hãy dành thời gian trò chuyện với con của bạn về các hoạt động con đã tham gia, các bạn ở trên lớp lại như thế nào, các ông/bà ở công viên thì ra sao, những người cùng đi du lịch thì cảm nhận được tâm trạng thế nào?

Xem thêm: Bí quyết tìm gia sư Văn lớp 7 giỏi kèm riêng tại nhà cho con

Sau cùng, hỏi con về điều gì gây ấn tượng nhất với con theo chủ đề đó [cảm xúc yêu thích hoặc ngược lại], vì sao con lại cảm thấy thế? Việc trò chuyện với con thường xuyên sẽ làm khăng khít hơn tình cảm của con cái với cha mẹ, nhất là khi con bạn đang ở giai đoạn tuổi dậy thì cần sự quan tâm. Bên cạnh đó nó còn giúp con có cái nhìn rộng mở về thế giới xung quanh, đồng thời làm phong phú thêm khả năng ngôn ngữ của con.

3. Hướng dẫn con cách “ghi chép lại” những điều đã nhìn thấy

Việc ghi chép chắc chắn sẽ khiến cho tư duy Văn học, cách diễn đạt, cách bố cục…. của con được phát triển. Ở lứa tuổi học sinh THCS, các con đã có những suy nghĩ độc lập, không phụ thuộc vào cách nhìn nhận của cha mẹ. Vì vậy, cha mẹ hãy yêu cầu con ghi chép lại những thứ con thấy, cảm xúc và đánh giá về từng vấn đề vào sổ tay của mình. Việc thi đua và có sự so sánh sẽ giúp con hứng khởi hơn rất nhiều so với việc làm mọi thứ một mình. Trong quá trình ghi chép, cha mẹ nên khuyến khích con cảm nhận tổng thể thông qua khứu giác, thính giác, xúc giác, vị giác.

4. Khích lệ con chăm chỉ đọc sách nhiều hơn

Không nhất định đọc những cuốn sách tham khảo hay những bài văn mẫu, nhưng việc đọc sách chắc chắn sẽ giúp ích rất nhiều cho việc làm giàu vốn từ vựng và tư duy, cảm xúc của các bạn học sinh ở lứa tuổi THCS. Đọc sách là một cách giúp con có thêm hiểu biết, mở mang trí tuệ về nhiều lĩnh vực, bổ sung kiến thức từ tiền nhân, giúp con khơi gợi cảm xúc, hơn thế nữa, con có thể học được cách diễn đạt của nhà văn…

Xem thêm: Giải pháp thuê gia sư Văn lớp 8 tại Hà Nội giúp con học giỏi

Để phục vụ tốt nhất cho việc học văn, cha mẹ nên tìm chọn cho con những cuốn sách hay với những câu Văn nhiều tính từ tái hiện các đặc điểm của sự vật, phong phú về các hình ảnh nhân hóa, so sánh, những nhận xét thú vị. Truyện tranh, tiểu thuyết… cũng vừa giúp con thư giãn, vừa giúp con học tập. Chỉ cần con say mê với sách, bất kỳ loại sách nào [trừ những sách có nội dung độc hại, đồi trụy] đều tạo nền tảng vững chắc cho việc học Văn của con.

5. Gợi ý cho con phương pháp học phù hợp

Bước 1: Cùng con lập thời gian biểu

Để có thời gian biểu hợp lý, cha mẹ cần nắm bắt rõ con mình có thể học tốt nhất môn Văn ở thời điểm nào trong ngày, trong không gian và tâm trạng như thế nào. Tuy nhiên về cơ bản thời gian biểu phải đáp ứng các tiêu chí:

  • Bài học nào cũng cần được dành thời gian để học vì các môn học đều quan trọng như nhau.
  • Cần có thời gian đọc bài trước khi lên lớp, để lên lớp cô giảng là hiểu luôn.
  • Cần bố trí làm bài tập sớm để nếu có việc gì khiến con bận thì cũng đã được làm trước đó rồi.
  • Con phải có thời gian vui chơi giải trí, tập thể thao, đọc sách và làm công việc nhà.

Bước 2: Bổ sung sách tham khảo cho con

Có một số bạn sẽ học tốt môn Văn khi nghe thầy cô giáo giảng bài hay trao đổi với bạn bè, nhưng một số bạn có tính cách hướng nội lại say mê với những cuốn sách hơn. Cha mẹ cần bổ sung sách tham khảo và tạo thói quen đọc sách cho con là cách rất tốt để điểm Văn của con được cải thiện.

Bước 3: Lựa chọn gia sư tốt kèm cặp con

Nếu trong trường hợp con bạn không có năng khiếu và niềm yêu thích với môn Văn, không tìm được tiếng nói chung với cha mẹ hay cha mẹ quá bận rộn thì bạn có thể nghĩ tới phương án tìm một gia sư tốt kèm cặp con mình. Đôi khi cha mẹ khó có thể trở thành “đôi bạn cùng tiến” với con nhưng gia sư lại có thể. Hãy chú ý chọn trung tâm gia sư uy tín, người dạy có năng lực và phẩm chất đạo đức tốt, tinh thần trách nhiệm với công việc cao… để con bạn có thể tiến bộ nhé.

6. Chuẩn bị tuổi dậy thì cho con

Trở thành người bạn của con chưa bao giờ là chuyện dễ dàng, nhưng nó lại rất cần thiết nếu con bạn đang ở lứa tuổi THCS với những sự thay đổi về tâm sinh lý, rất dễ rơi vào khủng hoảng. Thường xuyên trò chuyện với con, mua sách cẩm nang tuổi teen cho con đọc và chia sẻ kinh nghiệm cho con là việc không bao giờ các cha mẹ được phép quên trong tuổi này. Hãy tuân thủ những nguyên tắc tôn trọng, coi con bạn là một người trưởng thành bằng cách:

  • Định hướng cho con nhưng để con học chủ động, lựa chọn phương pháp phù hợp nhất với mình.
  • Đánh giá năng lực học tập của con trên nhiều phương diện chứ không phải chỉ dựa vào điểm số trên lớp.
  • Không quát mắng hay so sánh con vì điều này dễ gây áp lực và những tổn thương không đáng có.

Thực tế, trẻ ở lứa tuổi này rất dễ tổn thương vì những lời mắng mỏ của cha mẹ. Hơn nữa, nếu bị mắng quá nhiều, trẻ dễ tự ti về bản thân, đồng thời cũng không dám gần gũi, chia sẻ tâm tư tình cảm với cha mẹ. Vì vậy muốn con bạn học giỏi môn Văn ở bậc THCS hay bất kỳ một môn học nào khác, hãy chú ý nhiều tới cảm xúc của con. Không ai hiểu con bằng cha mẹ và chắc chắn con bạn sẽ tiến bộ từng ngày nếu nhận được sự khích lệ cùng phương pháp học tập phù hợp nhất. Chúc anh chị thành công !

Video liên quan

Chủ Đề