Cách để hiệu chỉnh lại một số thông số bản vẽ như đơn vị, kích thước trang trong illustrator

Lúc bắt đầu một dự án, điều đầu tiên mà bạn cần làm là tạo một tài liệu mới. Nó có thể là một File trống được thiết lập cho một dự án in,di động [mobile], video, web, hoặc bạn có thể bắt đầu với một trong nhiều File Illustrator miễn phí được cung cấp bởi adobe.

Lúc bắt đầu một dự án, điều đầu tiên mà bạn cần làm là tạo một tài liệu mới. Nó có thể là một File trống được thiết lập cho một dự án in,di động [mobile], video, web, hoặc bạn có thể bắt đầu với một trong nhiều File Illustrator miễn phí được cung cấp bởi adobe. Việc thiết lập File một cách phù hợp trước khi bắt đầu sẽ giúp bạn chánh được một số sai sót thông thường. Trong chương trình này bạn sẽ học những kỹ năng quan trọng chẳng hạn như cách tạo cacs tài liệu, làm việc với các Template và lưu các project.

1. Tạo File mới

Để chọn một tài liệu mới, chọn File | New từ menu chính, nhấn Ctrl + N.

Hội thoại New document

Trong hộp thoại document thiết lập loại tài liệu mà bạn cân bằng cách chọn một trong các proFile tài liệu xác lập sẵn của Illustrtor hoặc bằng cách tạo proFile tùy ý riêng của bạn. để thay đổi xác lập tài liệu sau khi bạn bắt đầu làm việc,chọn File | Document setup.

Thiết lập tài liệu bằng cách sử dụng các tùy chọn hộp thoại New document:

- Name: Gõ nhập một tên cho tài liệu ở đây. Nếu bạn dự dịnh chia sẻ các File qua internet. Hãy tập thói quen đặt tên cho các File sử dụng tất cả chữ thường, không có khoảng trống và không có các ký tự lạ mặc dù có thể sử dụng các dấu nổi hoặc dấu gạch dưới như trong “luckychair logo” và gymkids _ tshirt”

- Document proFile: Menu xổ xuống này bao gồm các proFile được tùy biến cho các tài liệu được chỉ định cho Print, web, mobile và devices, video và Film, basic RGB. Sử dụng mỗi proFile y nguyên hoặc làm một điểm khởi đầu cho việc tạo một proFile tùy ý. Chọn tùy chọn browse để chọn và sử dụng các proFile tùy ý riêng của bạn và các proFile bên thứ ba.

- Number of Artboards: Tạo các File có nhiều Artboard bằng cách gõ nhập một số ngoại trừ 1 trong trường number of Artboard. Sau đó các trường spcing và rows được kích hoạt cũng như các nút để xác định dòng chảy của lưới và hướng Layout.

- Sire: Chọn một kích cỡ tài liệu mặc định chẳng hạn như letter, legal, tabloid hoặc các phong bì [envelope] A4,A3, A5 hoặc B4.

- Width / height: Nhập chiều rộng chiều cao tùy ý của tài liệu ở đây bao gồm chữ viết tắt cho đơn vị đo mong muốn chẳng hạn như px, pt hoặc in.

- Units: Chọn một đơn vị đo cho File và các thước đo tài liệu. Các tùy chọn bao gồm points, picas, nches, centimet, milimet hoặc pixel.

- Odientation: Chọn một Layout tài liệu portrait [thẳng đứng] hoặc Landscape [nằm ngang].

- Blend: Các tùy chọn bleed mặc định thường được xác định sang zero, điều này tốt cho hầu hết các tình huống. Tuy nhiên, khi thiết kế một dự án in đòi hỏi màu để mở rộng hoặc “bleed” [in chồm] sang mép của giấy [như bạn thường thấy với một tạp chí màu], xác lập một bleed ở đây. Các xác lập điển hình tối thiểu 0,25 inch. Các Profect có các link được in trên giấy quá khổ và sau đó được xén đi. Khi được xác lập. Các đường hướng dẫn bleed xuất hiện bên ngoài các mép của Artboard để hỗ trợ trong quá trình Layout.

- Advanced: Nhấp biểu tượng mũi tên kép hướng xuống để thấy các xác lập nâng cao.

+ Color mode: Xác lập này quyết định vùng màu xuất của tài liệu chọn CMYK cho tất cả Profect Print và RGB cho bất kỳ web, mobile and devicas và video and Film.

+ Raster efects raster efects: Là các hiệu ứng bitmap đặc biệt [như một bóng đổ] được vẽ bằng pixel thay vì các vector. Chọn high [300 ppi] cho tất cả Profect Print, medium [150 ppi] cho các Profect trên màn hình và low [72 ppi] cho Profect web, mobile and devices và video and Fiml.

+ Transparency Gdid: Tùy chọn xuất hiện khi proFile video and Film được chọn để bạn có thể tạo tài liệu trên một nền trong suốt. Mở hoặc tắt lưới [Gdid] ở đây hoặc chọn một tùy chọn để chỉnh sửa độ trong hoặc màu của lưới trong suốt.

+ Preview mode: Xác lập này quyết định ảnh xuất hiện trong wrOkspace như thế nào. Bạn có thể truy cập những tùy chọn này qua menu View. Chọn default để thấy ảnh dưới dạng các vector bằng màu đầy đủ. Chọn pixel để thấy ảnh như nó xuất hiện nếu ảnh đã được chuyênr đổi từ vector thành rastedize [ảnh được pixel hóa]. Chọn overPrint để xem trước tài liệu trên màn hình để thầy độ trong suốt, sự hòa trộn và in đè sẽ trông như thế nào trong bảng in được tách màu.

+ Enable oversized canvas: Nhấp hộp kiểm này để bật tính năng oversized nhằm cung cấp một canvas lớn hơn bình thường 29% [lớn hơn 14400 x 14400 pts]. Tính năng không tương thích với các PDF.

+ Device central button: Nút này xuất hiện khi bạn chọn một proFile cho mobile and devices. Nhấp nó để khởi động devices central để xem trước File trong nhiều thiết kế di động mô phỏng khác nhau.

Làm việc với các Template

Một Template là một File đặc biệt [có phần mở rộng File *.ait] cho phép bạn tạo một số File bản sao không giới hạn có chung các tính năng chẳng hạn như kích cỡ của Artboard, chế độ màu, các hiệu ứng raster,và thậm chí vị trí của các đường hướng dẫn [guide], text và đồ họa, bản thân Template không thay đổi cho dù bao nhiêu lần bạn mở các in stance của nó.

- Các Template mẫu của Illustrator

Illustrator có một số File Template miễn phí bao gồm các Layout và hình đồ họa miễn phí tiền bản quyền tác giả, cho bạn linh hoạt để nhanh chóng và dễ dàn tạo các danh thiếp, tiêu đề đầu thư, brochures, chứa đựng đĩa CD, các nhãn đĩa, thư mới, bản tin nội bộ và nhiều hơn nữa.

Để bắt đầu làm việc với bất kỳ Template của Illustrator, khởi động hộp thoai new from Template bằng cách chọn File | New from Template, nhấn phím tắt Shift + Ctrl + N.


Bên trong hộp thoại New from Template, bạn sẽ tìm thấy các Template được nhóm theo chủ đề bên trong các foder riêng lẻ, chẳng hạn như artistic, bland, basic và restaurant. Để mở và bắt đầu sử dụng một Template, mở một trong các Folder theo chủ đề, chọn File mà bạn muốn từ danh sách và nhấp nút new. Một khi một File mở, hãy bảo đảm lưu File sử dụng lệnh File | Save.

- Tạo các Template tùy ý

Bạn có thể dễ tạo và sử dụng các Template riêng của bạn. Tất cả những gì bạn phải làm là thiết lập một File hteo cách bạn thích, bao gồm các xác lập được tùy biến chẳng hạn như các Swatch, brush, ruler, gird, guide, và bắt đầu phóng đại – sau đó lưu nó dưới dạng một Template bằng cách chọn File | Save As Template.

Khi bạn sẵn sàng sử dụng nó, chọn File | New from Template từ menu chính, chọn File Template tùy ý và bắt đâu làm việc.

2. Nhiều Artboard

Trong phần này, bạn sẽ học cách tạo nhiều Artboard, biên tập chúng cà in các File chứa nhiều Artboard.

Tạo nhiều Artboard

Tạo các tài liệu có nhiều Artboard dễ nhất nếu bạn xác định số board mà bạn muốn trong khi bạn tạo File trong hộp thọa new document. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể chỉnh sửa số Artboard trong File sau khi File đã mở.

Khi tạo nhiều Artboard bằng tay như được mô tả trong phần tiếp theo, hãy ghi nhớ rằng khi bạn tạo mỗi Artboard mới, một số Artboard được tự động gán cho nó, số này quyết định thứ tự mà các Artboard sẽ in ra và nó không thể được thay đổi một khi nó được tạo. Số hiển thị ở nút trái trên cùng của các Artboard khi công cụ Artboard được chọn.

Để thiết lập hoặc thay đổi số Artboard trong tài liệu mở, làm theo những bước sau đây:

Bước 1: Chọn công cụ Artboard ở cuối Panel Tools. Một khi công cụ được chọn, Artboard chính trong File được kích hoạt.

Bước 2: Điều chỉnh kích cỡ của Artboard hiện hành bằng cách đặt chuột lên trên bất kỳ mép của Artboard hiên hành. Khi Cursor biến thành một mũi tên hai đầu, nhấp và rê để điều chỉnh kích cỡ.

Bước 3: Để thêm một Artboard khác, nhấp và rê trong Workspace để vẽ một hình dạng Artboard mới.

Bước 4: Để đặt lại một Artboard trong Workspace sau khi nó đã được vẽ, nhấp và re Artboard để di chuyển nó đến vị trí mới mà bạn muốn.

Bước 5: Lặp lại các bước 3 và 4 để thêm các Artboard mới và đặt lại các Artboard trong Layout.

Bước 6: Để xóa Artboard, chọn nó bằng công cụ Artboard và nhấp nút delete Artboard trên Panel control hoặc nhấp delete trên bàn phím. Bạn cũng có thể xóa một Artboard cho dù được chọn hay không bằng cách nhấp hộp close của nó.

Bước 7: Nhấp bất kỳ công cụ khác trong Panel Tools để nhả công cụ Artboard và “xác lập” Layout nhiều Artboard mới trong Workspace.

Biên tập các Artboard

Làm theo các bước sau đây để điều chỉnh chiều rộng, chiều cao, hướng Layout, các thay đổi X / Y và những thuộc tính khác của các Artboard riêng lẻ.

Bước 1: Chọn công cụ Artboard từ Panel Tools.

Bước 2: Nhấp Artboard trong Workspace mà bạn muốn chỉnh sửa để kích hoạt nó.

Bước 3: Sử dụng các công cụ Artboard và xác lập Artboard trên Panel control.

- Presets: Chọn một kích cỡ xác lập sẵn cho Artboard từ menu xổ xuống này.

- Portrait / Landscape: Nhấp những nút này để lập hướng Layout của Artboard sang thẳng đứng [Portrait] hoặc nằm ngang [Landscape] sử dụng các kích thước hiện hành của Artboard.

- New Artboard: Nhấp nút này để thêm một Artboard mới vào chính giữa Layout. Sau đó bạn có thể nhấp và rê Artboard mới đến một vị trí khác.

- Delete Artboard: Nhấp nút này để xóa Artboard hiện được chọn.

- Display option menu: Mỗi Artboard có thể có các tính năng sau đây được bật hoặc tắt bằng các nút chuyển đổi này, biểu tượng của mục menu được chọn sau cùng sẽ hiển thị bên trái của menu.

- Show Center mark: Nhấp ở đây để thêm một đường hướng dẫn dấu tâm màu xanh lá cây vào Artboard được chọn.

- Show Cross hairs: Nhấp ở đây để thêm các đường Cross hair màu xanh lục tượng trưng cho tâm nằm ngang và tâm thẳng đứng của Artboard.

- Show video safe Area: Đối với các Profect Film và video, nhấp ở đây để thêm một tập hợp các đường hướng dẫn “vùng an toàn video” vào Artboard được chọn.

In nhiều Artboard

Với nhiều File Artboard, các Artboard sẽ in dưới dạng các trang riêng biệt theo thứ tự chúng đã được tạo [bất kể vị trí chúng đã được tạo trên Artboard] trừ khi bạn xác định rằng một số Artboard in trong khi những Artboard khác thì không. Để chọn Artboard nào trong các Artboard trong tài liệu sẽ in, chọn range trong hộp thoại Print của máy in và gõ nhập số Artboard nếu bạn muốn in, chẳng hạn như 1, 4 - 5 để bỏ qua các Artboard 2 và 3 của một File 05 Artboard.

- Hộp thoại Open Artboard Option: Nhấp ở đây để mở hộp thoại Artboard Option. Bạn cũng có thể khởi động nó bằng cách nhấp đôi công cụ Artboard trong Panel Tools.

- Các tọa X / Y: Điều chỉnh các tọa độ x [nằm ngang] và y [thẳng đứng] ở đây.

- Width /height: Xác lập chiều rộng và chiều cao mong muốn cho Artboard được chọn ở đây.

- Artboard count: Vùng thể hiện số Artboard của tài liệu mở.

3. Lưu và xuất các File

Khi bạn sẵn sàng lưu tài liệu, sử dụng một trong những lệnh Save sau đây:

- File | Save: Điều này mở hộp thoại Save as mà bên trong đó bạn có thể chọn vị trí cho File được lưu, gõ nhập một tên File, chọn một kiểu File từ enu xổ xuống Save as Type và lưu File. Nếu File đã được lưu lệnh Save sẽ cập nhật File hiện có bằng bất kỳ thay đổi gần đây.

- File | Save as: Tương tự File | Save, trong đó bạn sẽ nhìn thấy một hộp thoại Save as, nhưng File được đóng và File Save as trở thành tài liệu hiện hành được mở trong Workspace Illustrator.

- File | Save a copy: Tùy chọn lưu một bản sao của File mở ở vị trí mà bạn muốn trong khi để mở File gốc.

- File | Save for microsoft office: Chọn tùy chọn này để lưu một bản sao của tài liệu ở vị trí mong muốn trên máy tính bằng định dạng File micorosft PNG.

Các định dạng File riêng

Bạn thường nên xem xét 4 định dạng File khi lưu các File. Nhưng kiểu File này được gọi là các định dạng riêng [native format] bởi vì chúng dữ lại tính năng đặc biệt và dữ liệu của Illustrator để biên tập sau này:

- AI [*.ai]: Định dạng File riêng của Illustrator để tạo và lưu các hình minh họa dựa và vector. Cũng được hỗ trợ bởi một số ứng dụng chế bản văn phòng và vẽ.

- PDF [*.PDF]: Portable document format. Những File này hỗ trợ các tài liệu chứa ảnh bitmap và ảnh vector, text và Font. Để duy trì khả năng biên tập. Hãy bảo đảm bật tùy chọn Preserve Illustrator editing capabilities trong hộp thoại Save adobe PDF.

- EPS [*.EPS]: Định dạng encapsulated postscdipt [EPS] dữ lại hầu hết các phần tử đồ họa được tạo bởi Illustrator và có thể bao gồm cả ảnh bitmap và ảnh vector. Định dạng EPS là một định dạng vector chung chung và tùy chọn mà bạn chọn nếu bạn dự định đặt File vào các chương trình không phải adobe chẳng hạn như microsoft office hoặc quarkxpres.

- SYG [*.SVG]: Sử dụng định dạng vector chất lượng cao này khi tạo đồ họa web và ảnh cho các File web tương tác chẳng hạn như các hoạt họa flash.

Sau khi lưu bằng một trong những định dạng này, bạn có thể an toàn xuất hoặc tạo một bản sao của File trong bất kỳ định dạng File được hỗ trợ như được mô tả tiếp theo.

Các phiên bản File

Trong khi lưu các File, bạn sẽ có tùy chọn để chọn phiên bản Illustrator nào [CS 4 trở về trước] mà File sẽ được lưu với phiên bản đó cùng với những tùy chọn khác liên quan đến các Font, tạo các File PDF và độ trong suốt [trasnparency]. Tất cả điều này được thực hiện thông qua hộp thoại Illustrator Option, hộp thoại này mở ra ngay tức thì khi bạn lưu File với một tên File và một kiểu File AI. Sử dụng menu xổ xuống để chọn một định dạng CS khác [CS, SC2, CS3, CS5] hoặc một phiên bản “lega format” cũ hơn [Illustrator 10, 9, 8, 3 hoặc Illustrator 3 phiên bản tiếng nhật] có thể không hỗ trợ tất cả tính năng có sẵn trong phiên bản gần đây nhất, dẫn đến việc làm mất dữ liệu một phần.

Xuất các File

Khi bạn cần một bản sao của một File Illustrator riêng ở một định dạng chung, sử dụng lệnh File | Export. Menu đổ xuống trong hộp thoại export liệt kê tất cả kiểu File được xuất.

4. Mở các File

Illustrator cho bạn mở các File Illustrator hiện có cũng như các File được tạo bằng những chương trình khác. Bạn có thể mở một File bằng một trong 3 cách khác nhau.

- Chọn File | Open, hoặc nhấn Ctrl + O trên bàn phím

- Chọn File | Open recent Files và chọn một File được mở gần đây từ danh sách.

- Chọn | Browse in bdidge để khởi động bdidge và từ bên trong bdidge, chọn một File và chọn File | Open with | Adobe Illustrator CS5.

5. Thêm ảnh vào Illustrator

Pace [import] ảnh từ một File khác vào một tài liệu Illutrator mở khác với việc dán ảnh được sao chép vào một File. Illutrator hỗ trợ việc import nhiều kiểu File khác nhau xuất hiện trong menu xổ xuống Files of Type trong hộp thoại Place. Sử dụng lệnh File | Place, ảnh được import trở nên “được liên kết” với hoặc “được nhúng” trong tài liệu:

- Linked art: Cho bạn một khung xem độ phân giải thấp của ảnh được liên kết và duy trì một nố kết với File gốc. Khi in File, ảnh sẽ được liên kết in với độ phân giải đầy đủ.

- Embedded art: Nhúng một bản sao độ phân giải đầy đủ của ảnh gốc vào File, điều này có thể dẫn đến một kích cỡ File cao hơn.

Panel links

Các File được Place [import] cho dù được liên kết [link] hay nhúng [embed] thì dễ nhận dạng trong Panel control [khi đối tượng được chọn] và trong Panel links được mở bằng việc chọn Window | links. Sử dụng Panel links để xem một danh sách tất cả File liên kết và nhúng và để chọn, cập nhật, nhúng và truy cập ảnh nguồn. Các biểu tượng khác có thể xuất hiện trong Panel bao gồm một dấu chấm than biểu thị File liên kết cần được cập nhật [do những thay đổi trong ảnh gốc] và một dấu hỏi biểu thị File liên kết hoặc đã được di chuyển vào vị trí đường dẫn đi đến File cần được cập nhật.

6. Di chuyển xung quanh Workspace

Các công cụ và Panel sau đây sẽ giúp bạn thay đổi việc phóng đại trang, định lại vị trí khung xem của ảnh khi phóng to hoặc thu nhỏ, điều chỉnh hướng trang, các thước đo, sử dụng các lưới [Grid], đường hướng dẫn [guide] và smart guide và xem ảnh các chế độ xem trước khác nhau.

Công cụ zoom

Sử dụng công cụ zoom trông giống như một kính lúp để phóng to và thu nhỏ Workspace. Để phóng, nhấp bất cứ nơi nào trên Artboard nhấn phím tắt Ctrl + “+”, để thu nhỏ nhấn phím tắt Ctrl + “-“. Để đưa mức zoom trở về độ phóng đại 100%, nhấp đôi công cụ zoom trên Panel Tools.

Bạn cũng có thể phóng to một vùng cụ thể của tài liệu bằng việc nhấp và rê công cụ Zoom trong một hình chữ nhật xung quanh vị trí mà bạn muốn zoom. Vùng sẽ phóng to khung xem, lấp đầy toàn bộ màn hình và mức phóng đại mới.

Sau khi phóng to

Mức zoom cao đến 6400% và nhấp đến 3.13%. Số zoom hiển thị ở một số nơi bao gồm thanh trạng thái [status bar], tab document title và trong các Panel info và navigator.

Công cụ hand

Sử dụng công cụ hand để định lại vị trí khung xem của Artboard bằng việc rê khung xem lên suống sang trái hoặc phải. Khi bạn rê ateboard bên trong vùng làm việc dịch chuyển và sẽ ở vị trí mới khi bạn nhả chuột.

Panel navigator

Panel navigator cho phép bạn xem nhanh một ảnh thu nhỏ [thumbnail] của tài liệu và điều chỉnh mức phóng đại của Artboard trong Workspace. Một hộp màu trong khung xem thumbnail cho thấy vị trí của bạn trên ảnh. Panel cũng có một thanh trượt zoom, các nút zoom và mức zoom hiện hành.

Panel info

Panel info hiển thị thông tin về các đối tượng được chọn cũng như bất kỳ vùng trong Workspace ngay bên dưới vị trí của con trỏ. Khi một đối tượng được chọn, Panel sẽ hiển thị các tọa độ x và y của đối tượng đó, chiều rộng [w] và chiều cao [H] và màu [CMYK hoặc RGB và hexadecimal] cho các nét [Stroke] và vùng tô [fill]. Panel, Type, Gradient, zoom, reflect, rotate, scale, shear, và painbrush.

Các Ruler, Gdid, Guide và Smart guide

Khi mở một tài liệu mới, các thước đo [ruler], đường hướng dẫn [guide] và lưới [Gdid] của tà liệu được ẩn. những công cụ hỗ trợ trực quan này cần thiết khi tạo ảnh đòi hỏi việc canh chỉnh độ chính xác. Mỗi công cụ trực quan có thể dễ dàng mở và tắt và được tùy biến để đáp ứng mọi nhu cầu.

- Các thước đo

Mở và tắt các thước đo [ruler] bằng cách chọn View | Show rulers hoặc bằng cách nhấn phím tắt Ctrl + R để mở và tắt các thước đo. Các thước đo sẽ tự động hiển thị đơn vị đo được chọn khi bạn tạo tài liệu [point, pica, inch, milimet, centimet hoặc pixel]. Thay đổi đơn vị đo bằng cách nhấp phải trên thước đo dọc theo mép trên cùng mép trái của tài liệu mở.

- Các Guide

Một khi các thước đo [ruler] hiển thị, bạn có thể dễ dàng rê các đường hướng dẫn [guide] dọc và ngang không in vào trang để hỗ trợ bạn canh chỉnh và định vị trí các đối tượng text.

Để tạo một guide, nhấp bên trong thước đo trên cùng hoặc thước đo bên trái và rê chuột vào Workspace. Khi bạn rê, bạn sẽ nhận ra một dấu chỉ báo guide xuất hiện bên dưới chuột. Rê dấu chỉ báo guide vào vị trí mà bạn muốn trên Artboard và sau đó nhả. Sau khi nhả, bạn sẽ thấy một đường guide mỏng màu xanh dương nằm ngang qua Workspace. Lặp lại tiến trình này để đưa thêm các guide vào Workspace khi cần thiết.

Làm việc với các guide

+ Để khóa và mở khóa các Guied, Chọn View | Guied | Lock.

+ Để xóa một Guied, mở khóa các Guide, chọn một Guide bằng công cụ Celection và nhấn phím Delete trên bàn phím.

+ Để làm ẩn và hiển thị các Guide, chọn View | Guides | Hide guides hoặc View | Guides | Show guides và sử dụng phím tắt Ctrl +.

+ Để xóa các Guide ra khỏi Workspace, cho dù hiển thị hay ẩn, chọn View | Guides | Clear guides.

- Các Gdid

Mở và tắt các gird [lưới] bằng cách chọn View | Show Gdid hoặc sử dụng phím tắt Ctrl + “ để mở hoặc tắt lưới. Theo mặc định, lưới sẽ hiển thị dưới dạng các đường xám không in cách 72 point với 8 phần chia nhỏ [tương đương 1 inch với các dòng ách nhau mỗi 1/8 inch]

Để biên tập kích cỡ lưới, chọn Edit | preferences | guides & Gdid.

Snap to Gdid khi các lưới hiển thị, các bạn có thể xác định rằng Illustrator truy chụp các đối tượng sang các đường lưới khi định lại vị trí các đối tượng trong Workspace. Để mở hoặc tắt tính năng này, chọn View | Snap to Gdid hoặc nhấn Shift + Ctrl + “.

- Smart guides

Smart guides là những công cụ hỗ trợ trực quan cho việc tạo, định vị trí, canh chỉnh, biến đổi và biên tập các đối tượng. mở và tắt chún khi cần thiêt bằng cách chọn View | Smart guides, hoặc bằng cách nhấn CTRL + U.

- Snap to point

Để làm các đối tượng truy chụp các điểm neo [anchor] hoặc các guide trong Workspace, chọn View | Snap to point. Sau đó bạn có thể rê các đối tượng đến vị trí mong muốn Workspace và làm cho chúng truy chụp vào đúng vị trí con trỏ chuột di chuyển đối tượng năm trong hai pixel của điểm neo. Bạn có thể thực sự cảm nhận được việc truy chụp xảy ra bằng chuột!

Preview và chế độ outline

Khung xem màu mặc định của trang được gọi là chế độ Preview bạn có thể thay đổi chế độ khung xem này thành chề độ outline để bạn có thể thấy chỉ các đường biên bao quanh [outline], đường Path của ảnh không có bất kỳ màu, các Gradient, hoặc Pattern được áp dụng vào vùng tô hoặc mép. Trong chế độ outline đặc biệt hữu dụng cho việc chọn các đối tượng ẩn dấu đằng sau các đối tượng khác hoặc tìm các đường Path và điểm rải rác, các đối tượng được tượng trưng dưới dạng các hình dạng có đường biên bao quanh và text được hiển thị bằng màu đen với một dấu X và mép trái đáy của dòng cơ sở của mẫu tự đầu tiên. Để chuyển từ chế độ Preview sang chế độ outline, chọn View | Out-line. Để quay trở về chế độ Preview, chọn View | Preview. Bạn cũng có thể sử dụng phím tắt Ctrl + Y để chuyển đổi giữa chế độ Preview và chế độ outline.

Công cụ dint tiling

Công cụ Print tiling, được đặt trong menu Flyout bên dưới công cụ hand trên Panel Tools, cho bàn điều chỉnh vùng có thể in của Artboard mà theo mặc định khớp với kích cỡ của Artboard trừ đi lề như được xác định bởi máy in được chọn. Để điều chỉnh vùng in, chọn công cụ Print tiling và nhấp arboard. Ngay lập tức bạn sẽ thấy các đường hướng dẫn [guide] vùng in, các đường này có thể được đặt lại trong Workspace bằng việc rê bằng chuột. Bất kỳ ảnh nằm bên ngoài những đường hướng dẫn vùng in này sẽ không in ra. Với nhiều Artboard, mỗi Artboard có vùng xếp ngói trang [có thể in] riêng của nó được điều chỉnh bằng công cụ Print Tiling.

7. Sử dụng Adobe Bdidge

Phần mềm bdidge của adobe được đưa vào bộ adobe CS, giúp bạn duuyệt, xem trước, tìm kiếm, mở, và tổ chức các File cho tất cả dự án web, in, video, phim, mobile, các thiết bị đặc biệt và audio. Brdge có thể được khởi động từ bất kỳ ứng dụng phần mềm sdobe CS và hỗ trợ các dịnh dạng File riêng [adobe] và không riêng.

Để khởi động bdidge trong Illustrator, chọn File | Browse in bdidge, nhấp nút launch bdidge trên thanh menu chính hoặc chọn reveal in bdidge từ menu popup status bar. Khi bdidge mở ra, sử dụng Panel Folders nằm phía bên trái ứng dụng để duyệt tìm các folder và proFile trên máy tính. Panel content ở giữa bdidge sẽ hiển thị các khung xem Thumbnail của các File bên trong thư mục được chọn.

Đây là một chương trình mạnh mẽ tuyệt vời có thể làm và thực hiện các tác vụ chẳng hạn như đổi tên hàng loạt các File, cho bạn áp dụng các loại nhãn vào các File, và xem trước File bằng một định dạng Slide show và nhiều hơn nữa.
Xem lại:
Buổi 1

Tự học llustrator CS6 B3

Bài viết liên quan

Video liên quan

Chủ Đề