Cách đi xe máy tay côn

Hướng dẫn cách đi xe côn chuẩn xác, an toàn nhất! giúp bạn nhanh chóng có thể điều khiển thành thạo xe máy số trong thời gian ngắn nhất

Các bước chuẩn bị trước khi đi xe côn tay

Giữ bình tĩnh, không hồi hộp khi ngồi lên xe

Lần đầu đi xe máy số có thể bạn không quen với xe điện, trọng lượng của xe cũng tương đối nặng và khó điều khiển. Trường hợp bạn chạy xe nhanh, khi gặp chướng ngại vật sẽ rất dễ bị hoảng loạn.

Do đó điều đầu tiên bạn cần lưu ý là luôn luôn giữ bình tĩnh. Đây là lưu ý rất quan trọng khi chạy xe máy số bạn nhé.

Chọn nơi có không gian rộng, ít người qua lại để tập

Để người mới tập sử dụng xe máy số có sự thoải mái, dễ dàng hơn, thì bạn nên chọn những nơi rộng rãi, có ít người qua lại, ít chướng ngại vật để tập.

Chọn nơi có không gian rộng, ít người qua lại để tập

Một khi có sự cố xảy ra bạn sẽ tránh va phải những vật cản, người qua lại, hoặc tránh không bị rơi xuống mương chẳng hạn.

Luôn có người biết đi xe hướng dẫn bạn

Trước khi học lái xe bạn nên nhờ một người lái xe giỏi hướng dẫn. Trường hợp bạn có khả năng thăng bằng giỏi, bạn sẽ rất dễ bắt đầu việc tập chạy xe máy số .

Luôn có người biết đi xe hướng dẫn bạn

Nhưng bạn vẫn nên có một người hỗ trợ bạn khi bạn chạy xe máy số trên đường thì sẽ yên tâm hơn.

Làm quen với các nút chức năng và các bộ phận của xe

Trước khi lái xe bạn cũng nên tìm hiểu công dụng của các công tắc chức năng của xe như tay côn, còi đèn, xi nhan, nút điều chỉnh tốc độ, gương chiếu hậu, phanh, tay ga….

Đội mũ bảo hiểm, thiết bị bảo vệ tay chân trước khi lên xe

Lưu ý nên đội mũ bảo hiểm khi sử dụng xe máy số trong bất cứ trường hợp nào, đặc biệt nếu bạn là người mới tập đi xe, hay lần đầu đi xe tay ga thì nên trang bị cho mình thiết bị bảo vệ tay và chân trước khi lên xe bạn nhé.

Đội mũ bảo hiểm, thiết bị bảo vệ tay chân trước khi lên xe

Xem thêm: Cách điều khiển các loại xe máy

Cách Đi Xe Côn Đơn Giản Nhất

Để bắt đầu tập chạy xe tay côn, bạn cần tìm một đoạn đường vắng khoảng 20m, không cần phải quá dài vì ở bước này, bạn chỉ cần di chuyển rất chậm. Cần thêm một người bạn để trông coi hai đầu đường, đảm bảo an toàn cho bạn. 

Để bắt đầu, tập chạy, bạn cần khởi động xe theo các bước sau: 

  1. Bóp và giữ tay côn vào sát bên trong
  2. Vào số 1
  3. Đề máy khởi động xe.

Lưu ý:

Để đảm bảo vào đúng số 1 của xe, bạn tham khảo lý thuyết hộp số của xe côn tay. Tuy nhiên, căn bản là bạn chỉ cần bóp côn, và đạp cần số xuống nhiều lần, cho đến khi không đạp xuống được nữa, thì có nghĩa là bạn đang ở số 1. 

Điểm ăn côn

Vẫn bóp chặt tay côn, để bắt đầu chạy xe tay côn, bạn giữ nguyên tư thế ngồi trên xe chống hai chân xuống đất, hai tay giữ ghi đông và thực hiện các bước sau với tay côn:

  1. Nhả tay côn thật chậm đến khi cảm thấy xe hơi nhích tới trước thì ngưng không nhả nữa [Điểm bắt côn]. 
  2. Giữ nguyên tay côn ở điểm bắt côn, bước chậm theo xe để xe đi tới trước. Nếu xe không đủ mạnh để đi tới, nhả tay côn thêm tí nữa rồi giữ yên. 
  3. Để dừng lại, bóp chặt côn vào.
  4. Thực hiện nhiều lần bước 1 – 3 để làm quen với tay côn
  5. Khi đã quen thao tác từ 1 – 3, đệm nhẹ ga để xe di chuyển nhanh hơn. 

Khi bị tắt máy giữa chừng: Thực hiện lại thao tác khởi động xe và tập lại từ bước 1 – 3. 

Lưu ý: 

  • Nếu bạn thường xuyên bị tắt máy, bạn cần tập nhả côn chậm hơn một tí
  • không nhả hết tay côn ở số 1, vì lý do an toàn. Số 1 rất giật.
  • Khi đệm ga nên giữ tay ga đều, không nên nhấp nhả tay ga. 

Khi đã quen với việc thao tác tay côn khi bắt đầu chạy và dừng lại, bạn có thể học cách sang số, để có thể qua số 2 và các số cao hơn, cho xe chạy nhanh hơn. 

Sơ qua về hộp số của xe côn tay

Trước khi vào tập chạy xe côn tay, bạn hãy bỏ chút thời gian để tìm hiểu sự khác nhau giữa hộp số xe côn tay và xe số nhé. 

Nếu bạn đã quen với xe số, thì hộp số và cách sắp xếp số của xe côn tay sẽ hơi khác một chút. 

  • Số 1 nằm ở dưới cùng, ở phía trên là số 2, lên trên nữa là số 3, 4, 5
  • Có một số xe sẽ lên đến 6
  • Số 0 [N] nằm giữa 1 và 2
    • Từ số 0 [N], móc lên để vào 2, đạp xuống để vào 1
    • Từ số 1, móc nhẹ để vào số 0, móc mạnh dứt khoát để vào số 2
  • Bạn phải bắt đầu di chuyển từ số nhỏ lên số cao.
  • Mỗi lần dừng lại phải trả số về 1 để chạy lại. 
Từ số 1 lên số khác

Kỹ thuật sang số xe côn tay

Thao tác sang số xe côn tay cũng tương tự như xe số, nhưng sẽ có thêm một bước đệm. Khi đã di chuyển được ở số 1 như đã tập ở trên, bạn cần thực hiện các bước sau để sang số 2: 

  1. Bóp côn [ngắt côn]
  2. Hạ ga
  3. Móc số lên
  4. Nhả côn và thêm ga để chạy ở số 2. 
  5. Thực hiện tương tự từ số 2 trở lên.

Lưu ý: 

  • Khi sang từ số 1 sang số 2, bạn móc số dứt khoát để tránh bị kẹt lại ở số 0
  • Thao tác bóp côn, hạ ga và móc số theo thứ tự 1,2,3 như ở trên, nhưng cố gắng thực hiện cùng một lúc nếu có thể. 
  • Ở số 2, và các số cao hơn, bạn có thể nhả tay côn nhanh và dứt khoát, không cần nhả chậm như số 1. 

Sang số phải phù hợp với tốc độ, nghĩa là ở số 3 bạn phải chạy nhanh hơn số 2 một chút. Quãng tốc độ và tua máy của từng số sẽ khác nhau theo từng loại xe. So với các loại xe phổ thông, xe dưới 250cc bạn có thể tham khảo như sau: 

  • Số 1: 0 – 10km/h
  • Số 2: 10 – 30km/h
  • Số 3 : 20 – 40km/h
  • Số 4: 30 – 50km/h
  • Số 5: Trên 50km/h

Kỹ thuật về số xe tay côn

Về số xe tay côn thực ra cũng tương tự như lên số, các bước thao tác vẫn như nhau, nhưng có khác biệt một chút xíu: 

  1. Bóp côn [ngắt côn]
  2. Hạ ga giảm tốc độ, thắng nếu cần
  3. Đạp số
  4. Nhả côn từ từ và thêm ga để chạy

Lưu ý:

  • Có thể về nhiều số cùng một lần bóp côn. Tức là từ số 4 có thể bóp côn và đạp 3 lần để về số 1. 
  • Về số phải phù hợp với tốc độ.
  • Nếu về số và nhả côn sai tốc độ, xe sẽ bị giật ngược lại, khá nguy hiểm. 

Các bạn xem video hướng dẫn đi xe côn tay nhé!

Những điều bạn nên chú ý khi điều khiển xe máy số

Có rất nhiều người chạy xe côn tay mắc phải những sai lầm khiến cho xe vận hành không được êm ái và tiêu tốn nhiên liệu.

Để có thể chinh phục dòng xe khó nhằn này thì bạn cần phải nắm vững hai nguyên tắc chính:

Nguyên tắc 1: Ngắt côn nhanh và nhả côn từ từ
Khi bóp côn để chuyển số bạn nên làm nhanh và dứt khoát nhưng khi bạn nhả côn thì cần phải từ từ. Việc này giúp xe không bị giật, bị bốc đầu hoặc chết máy.

Bạn nên nhớ “Côn ra thì ga vào” [khi tay trái nhả côn TỪ TỪ thì tay phải ĐỒNG THỜI mở tay ga.]

Nguyên tắc 2: Bạn nên chạy xe với vận tốc phù hợp với số

  • 0 – 10 km/h đi số 1.
  • 10 – 30 km/h đi số 2.
  • 30 – 50 km/h đi số 3.
  • 50 – 80 km/h đi số 4.
  • Trên 80 km/h đi số 5 hoặc số 6

Phối hợp đều tay côn và ga

Khi chạy xe trên đường phố đông đúc, người tập lái xe côn tay mới thường hay để xe bị chết máy vì phối hợp côn – ga không đều.

Bạn hãy nhớ rằng, để chuyển số, côn phải được cắt hoàn toàn, có nghĩa tay phải bóp côn hết vào. Bóp hết tay côn vào giúp bạn tránh các khó khăn khi phải sang số.

Khi nhả côn để xe chuyển động, phải phối hợp nhịp nhàng giữa tay ga và tay côn để việc sang số diễn ra êm ái. Chỉ khi thực hiện đúng thao tác “nhả côn lên ga ” [giảm ga và cắt côn nhanh – sang số – nhả côn từ từ kết hợp tăng ga], côn mới không nhanh bị mài mòn, đông cơ mới khoẻ, tránh bị ì.

Nếu bạn áp dụng thật thuần thục nguyên tắc 1 thì bạn có thể yên tâm dạo phố cùng xe côn tay.


Để đỡ mỏi tay côn: Các chuyên gia cho rằng khi xe đã chạy và việc chuyển số hoàn tất, hãy buông tay côn ra hoàn toàn và nắm chặt tay lái xe.

Nếu cứ giữ tay côn [thói quen này thường ở thời gian đầu của người mới lái xe] sẽ làm giảm tuổi thọ của các lá côn và bạn cũng sẽ rất mỏi tay.


Để xe không bị ì: Trong quá trình chạy, bạn hãy đảm bảo nguyên tắc 2. Nếu xe chưa đủ tốc độ mà bạn đã vào số cao sẽ làm cho xe ì, tăng ga xe không tăng tốc mạnh như mong muốn [chạy ép số].

Vì thế, ta cần tạo đà cho xe bằng cách bóp nhẹ côn mà vẫn giữ ga vài giây và buông, lúc đó xe sẽ bốc vọt lên phù hợp với tốc độ bị thiếu, nếu ko đủ lực thì phải về lại số. Bạn hãy lưu ý vận tốc và số cho phù hợp để xe chạy êm ái nhất.

Không vận hành xe số ở tốc độ quá chậm

Với những xe côn tay sử dụng hệ thống làm mát bằng nước, nếu chạy xe quá chậm sẽ làm cho nhiệt độ tăng cao khiến xe tốn nhiên liệu.

Khi chạy xe số nên chạy nhanh hơn để giúp lượng gió làm mát két nước nhiều hơn. Không nên điều chỉnh cảm biến nhiệt độ hệ thống làm mát muộn hoặc sớm hơn so với tiêu chuẩn.

Nếu động cơ quá nguội hoặc quá nóng đều làm việc không tốt. Thường xuyên kiểm tra lượng nước làm mát và vệ sinh theo khuyến cáo của nhà sản xuất.

Vệ sinh và thay nước làm mát

 Bảo dưỡng, thay nhớt và nước mát định kỳ

Bên cạnh việc chú ý đến cách đi xe số, người điều khiển phương tiện cũng nên ghi nhớ việc bảo dưỡng xe thường xuyên. Xe máy số trong quá trình sử dụng sẽ sinh ra ma sát và lượng nhiệt rất lớn.

Chính vì vậy, công việc bảo dưỡng, vệ sinh, thay nhớt và nước mát luôn được yêu cầu thực hiện định kỳ. 

Bảo dưỡng thay dầu nhớt định kì

Hy vọng qua bài viết, bạn đã biết cách điều khiển đi xe côn tay nhé!

Video liên quan

Chủ Đề