Cách đo Ampe kế

Trong chương trình học vật lý ở trường phổ thông, cường độ dòng điện là một khái niệm, nội dung quan trọng. Vậy cường độ dòng điện là gì? Có các dụng cụ và phương pháp đo cường độ dòng điện nào?

Mục Lục

  • 1. Khái niệm Cường độ dòng điện
  • 2. Các dụng cụ đo cường độ dòng điện
  • 3. Cách đo cường độ dòng điện
  • 4. Cường độ dòng điện xoay chiều

1. Khái niệm Cường độ dòng điện

Cường độ dòng điện là một đại lượng đặc trưng cho độ mạnh yếu trong dòng điện, cũng như đặc trưng cho số lượng các điện tử đi qua tiết diện của vật dẫn điện trong một đơn vị thời gian nhất định. Cường độ dòng điện càng lớn thì dòng điện tương ứng càng lớn và ngược lại.

Vậy dòng điện là gì? Trong điện tử học, dòng điện được hiểu là dòng chuyển động của các electron trong các dây dẫn điện bằng kim loại và trong các điện trở, dòng điện là dòng chuyển động của các ion trong một viên pin và dòng điện cũng là dòng chảy của các hố điện tử trong vật liệu bán dẫn.

Dụng cụ Ampe kế

*** Click ngay: Mẹo tăng cường độ dòng điện cho cổng USB khi sạc điện thoại

Về ảnh hưởng đến sức khỏe của con người cần xem xét đến độ mạnh yếu của cường độ dòng điện. Nghiêm trọng nhất là dẫn đến tử vong đối với những dòng điện có cường độ quá cao.

2. Các dụng cụ đo cường độ dòng điện

Để đo cường độ dòng điện người ta phải sử dụng đến các loại thiết bị, dụng cụ chuyên dụng. Vậy đo cường độ dòng điện bằng dụng cụ gì? Đây có lẽ là câu hỏi mà chúng ta sẽ mong muốn tìm hiểu ngay lúc này. Có một loại dụng cụ có tên gọi là Ampe kế. Ampe kế chính là thiết bị chuyên dụng dùng để đo độ mạnh, yếu của dòng điện. Để nhận biết một Ampe kế, ta có thể quan sát kĩ cấu tạo của nó. Trên bề mặt Ampe kế, ta có thể thấy đơn vị đo của dụng cụ này đó là Ampe [A] hoặc Miliampe [mA].

Mỗi một Ampe kế có một giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất khác nhau, với một số Ampe kế có độ chia nhỏ nhất chỉ 0.5 mA. Trên các Ampe kế có các chốt, ghi dấu [+] với chốt dương và dấu [] với chốt âm. Đây là một điểm quan trọng vì khi lắp dây bạn sẽ phải phân biệt hai chốt này và lắp dây cho phù hợp. Nằm phía dưới của Ampe kế có nút điều chỉnh kim để có thể đưa Ampe kế về con số 0.

3. Cách đo cường độ dòng điện

Khi muốn đo cường độ dòng điện, trước hết ta phải lựa chọn đúng loại Ampe kế có giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất sao cho phù hợp. Tiếp đến chúng ta phải quan sát kim của Ampe kế để điều chỉnh nó về mức số 0. Bước tiếp theo chúng ta cần vẽ lại sơ đồ của mạch điện trên giấy và tiến hành mắc Ampe kế với vật dẫn.

Đồng hồ vạn năng cầm tay

>>>>Xem thêm: Cường độ dòng điện là gì? có những ứng dụng quan trọng nào?

Bước này cần phải thật sự chú ý cẩn thận để mắc chính xác, sao cho dòng điện đi vào ở chốt dương [+] và đi ra ở chốt âm [-] của dụng cụ Ampe kế. Ở đây cần đặc biệt lưu ý vì khi mắc không được mắc trực tiếp các chốt của Ampe kế vào hai cực của nguồn điện. Bởi vì điều này có thể dẫn tới hỏng Ampe kế.

Sau khi mắc xong, quan sát vạch kim của Ampe kế, kim chỉ vào số nào trên màn hình thì đó chính là cường độ dòng điện.

4. Cường độ dòng điện xoay chiều

Dòng điện xoay chiều [AC] là dòng điện mà có chiều và cường độ biến đổi theo thời gian, có nghĩa là dòng trong mạch chảy theo một chiều rồi chảy ngược lại, luân phiên giữa dương và âm, thường được tạo ra từ các máy phát điện xoay chiều, hoặc biến đổi từ nguồn điện một chiều.

Cách đo cường độ dòng điện xoay chiều là sử dụng đồng hồ vạn năng hiển thị số.

Để tiến hành đo cường độ dòng điện xoay chiều, ta cắm que đo màu đen vào đầu COM [-], que đỏ vào lỗ [A] nếu đo dòng lớn, lỗ [mA] nếu đo dòng nhỏ. Điều chỉnh thang đo và dòng điện thành AC . Kết nối que đo màu đỏ về phía cực dương, que đen về phía cực âm theo chiều của dòng điện trong mạch. Sau đó quan sát và đọc kết quả hiển thị trên màn hình.

Qua bài viết trên đây, chắc hẳn các bạn đã hiểu về cường độ dòng điện, các dụng cụ và cách đo cường độ dòng điện. Hy vọng bài viết đã đem đến cho các bạn những thông tin và kiến tức bổ ích.

Facebook Comments
5 [100%] 1 vote

Video liên quan

Chủ Đề