Cách đo độ pH của mỹ phẩm

[Nguồn: Pinterest]

Độ pH của sữa rửa mặt là vấn đề mà các chị em luôn quan tâm và là một trong những tiêu chí hàng đầu để chọn sản phẩm này. Nếu bạn là người cực kỳ chú trọng độ pH cũng như muốn đoán được độ pH của sữa rửa mặt bạn đang dùng liệu có tốt như bạn đã nghĩ? Vậy thì danh sách các cách nhận biết mà Đẹp365 đã tổng hợp dưới đây chính là dành cho bạn.

2 cách chẩn đoán được độ pH của sữa rửa mặt phổ biến

Cách 1: Thử trực tiếp và quan sát

Một làn da được xem là khỏe sẽ có chỉ số pH khoảng 4 – 6, tức là hơi mang tính axit một chút. Do đó bạn cần phải tìm một sản phẩm có khả năng trung hòa độ pH, giúp rửa trôi lớp dầu nhờn cũ cùng bụi bẩn, vi khuẩn tích tụ, đồng thời hỗ trợ da sản sinh lớp dầu mới. Cụ thể hơn, bạn cần một sản phẩm sữa rửa mặt có độ pH cao hơn độ pH của da một tí, tầm 6 – 6.5 là lý tưởng để chúng có thể làm gãy các liên kết bã nhờn, dầu thừa trên bề mặt da.

Cách phổ biến nhất là thử trực tiếp và quan sát. [Nguồn: Pinterest]

Để chẩn đoán được độ pH của sữa rửa mặt. Đầu tiên, bạn cứ chọn bừa một tuýp sữa rửa mặt bất kỳ. Trích 1 lượng nhỏ sữa rửa mặt đề dùng thử.

  • Nếu sau khi làm sạch da mặt mà bạn có cảm giác sạch sẽ, khô ráo, căng da. Chính sự căng da này đang báo động việc tính kiềm quá mạnh của sữa rửa mặt khiến da bạn từ từ yếu đi mà bạn không hề hay biết.
  • Còn nếu da bạn không có hiện tượng này thì bạn có thể yên tâm phần nào về sữa rửa mặt mà mình đang sử dụng nhé.

Cách 2: Thử bằng quỳ tím

Để chẩn đoán được độ pH của sữa rửa mặt, bạn cũng có thể sử dụng giấy quỳ tím [mua ở hiệu thuốc]. Độ pH được biểu thị bằng màu sắc và được đo giá trị từ 0 đến 14. Khi nhúng mảnh giấy quỳ vào dung dịch:

  • Nếu màu giấy quỳ giữ nguyên màu tím thì dung dịch đó trung tính.
  • Nếu ngả sang màu xanh thì dung dịch đó mang tính kiềm.
  • Giấy chuyển sang màu đỏ thì dung dịch đó mang tính axit.

Quỳ tím cũng là một cách hiệu quả để đo được độ pH trong sữa rửa mặt. [Nguồn: Internet]

Cách thực hiện:

  • Đoán được độ pH của sữa rửa mặt bằng cách hòa tan sữa rửa mặt cùng 1 chút nước, đặt giấy quỳ tím vào hỗn hợp.
  • Chờ khoảng 2 phút sau đó mang giấy quỳ đo vào bảng sau và đọc độ PH của sản phẩm.
  • Nếu sữa rửa mặt có độ pH trên 7, tức là sản phẩm có chứa nhiều kiềm nên dễ gây khô da, bong tróc, dị ứng, nhạy cảm, mẩn đỏ.
  • Một sản phẩm sữa rửa mặt an toàn nên có độ từ 4-6 mà tốt nhất nên là 4,7.
  • Nếu sản phầm có có độ PH < 4 , nghĩa là sản phẩm có chứa quá nhiều axit, dễ gây ngứa và bào mòn bề mặt da. Nhất là đối với làn da nhạy cảm.

Bạn có thể đo độ pH của sữa rửa mặt ngay tại nhà một cách dễ dàng. Nguồn [Internet]

Nhưng bạn nên lưu ý, cách này cũng chỉ cho kết quả tương đối chứ không chính xác 100% và chỉ mang tính chất tham khảo vì khi hòa chung sữa rửa mặt với nước thì độ pH của sản phẩm cũng đã bị ảnh hưởng phần nào.

Điều bạn cần chú ý và quan tâm nhất trong các quy trình chăm sóc da hằng ngày vẫn chính là thấu hiểu làn da. Hãy luôn luôn lắng nghe da của bạn để có thể chẩn đoán đoán được độ pH của sữa rửa mặt một cách chính xác cũng như lựa chọn được sản phẩm phù hợp và mang lại hiệu quả tốt nhất cho da nhé!

Nếu bạn là một trong những tín đồ skincare, chắc hẳn bạn đã nghe qua cụm từ “độ pH” hay “cân bằng pH cho da”. Đây là cụm từ thường xuyên được nhìn thấy trên các bao bì mỹ phẩm chăm sóc da. Vậy độ pH trong mỹ phẩm là gì? Tầm quan trọng của nó ra sao? Hôm nay Labcos sẽ giải đáp cho các bạn toàn bộ kiến thức về độ pH cũng như cách nó hoạt động trong công thức mỹ phẩm như thế nào nhé!

ĐỘ PH LÀ GÌ?

Các bạn có còn nhớ, từ các môn học tự nhiên ở trường phổ thông hay những đoạn quảng cáo xà phòng quen thuộc không? Độ pH là một thang đo được sử dụng để xác định tính axit hoặc tính bazơ của một dung dịch.

Độ pH là một thang đo được sử dụng để xác định tính axit hoặc tính bazơ của một dung dịch.

Độ pH có thể được đo bằng hai cách: sử dụng một thiết bị điện tử được gọi là máy đo pH, hoặc sử dụng giấy quỳ tím để thử độ pH – chúng có thể được mua tại các cửa hàng và hiệu thuốc. Độ pH của axit nằm trong khoảng từ 6,9 trở xuống, các dung dịch trung tính có độ pH khoảng 7,0 và bazơ [kiềm] – từ 7,1 trở lên.

Xem thêm dịch vụ gia công của Labcos

gia công son môi
gia công kem body
gia công kem dưỡng da
gia công sữa rửa mặt
gia công xịt khoáng
gia công toner
gia công kem mắt
gia công kem chống nắng
gia công sản phẩm khử mùi
gia công serum
gia công sữa tắm
gia công nước rửa tay
gia công dầu gội đầu
gia công mặt nạ dưỡng da
gia công sản phẩm chăm sóc tóc
gia công mỹ phẩm trị mụn
gia công tẩy trang

CHỌN ĐỘ PH PHÙ HỢP CHO DA

Tùy vào tình trạng da

Độ pH phụ thuộc vào từng bộ phận cơ thể và tình trạng của da. Do đó, các sản phẩm mỹ phẩm được phát triển tùy thuộc vào chỉ số axit-bazơ mong muốn cho một loại da nhất định. Ở người bình thường, nó thay đổi từ 3,0 đến 7,0, tùy thuộc vào bộ phận cơ thể.

Một lượng lớn các vấn đề da có liên quan đến sự vi phạm nồng độ pH. Đó là lý do tại sao, khi chọn sản phẩm chăm sóc da, bạn nên biết rõ loại da của mình và lựa chọn sản phẩm có độ pH tối ưu cho nó.

Độ pH tương ứng với sản phẩm chăm sóc da

Độ pH cân bằng của da mặt và hầu hết các bộ phận trên cơ thể được coi là 5,5. Tất nhiên, giá trị này có thể khác nhau với từng người. Ở da dầu, độ pH từ 4,0 đến 5,2; ở da thường – từ 5,2 đến 5,7; ở da khô – từ 5,7 đến 7,0. Đối với bàn chân và lòng bàn tay, độ pH được coi là bình thường từ 6,5 đến 7,0.

Trong mọi trường hợp, tất cả các sản phẩm chăm sóc da [trừ khi chúng thực hiện các chức năng đặc biệt] phải có độ pH có tính axit. Nó hữu ích cho việc giúp tình trạng da đang gặp vấn đề trở lại bình thường.

Việc sử dụng các sản phẩm tẩy rửa có độ pH phù hợp gần như là điều cần thiết. Nước tẩy trang và làm sạch có nên có độ pH từ 5,5 đến 7,0, toner cho mặt nên từ 4,0 đến 5,0, kem dưỡng ẩm, các sản phẩm chống nắng nên có độ pH từ 5,0 đến 6,0. Nói về việc lột da tại nhà, các chuyên gia thẩm mỹ không khuyên bạn nên sử dụng các sản phẩm có độ pH dưới 3,5 tại nhà.

Độ pH tối ưu của sữa tắm và sữa dưỡng thể là từ 5,8 đến 6,0. Ngoại lệ với kem dưỡng da tay, độ pH của chúng phải ở khoảng 6,3; chân – độ pH khoảng 6,9 và kem dưỡng ẩm body  – độ pH khoảng 5,1.

Việc sử dụng các sản phẩm tẩy rửa có độ pH phù hợp gần như là điều cần thiết.

TẦM QUAN TRỌNG CỦA ĐỘ PH TRONG MỸ PHẨM

Độ pH phù hợp giúp da khỏe mạnh

Độ pH thích hợp nhất cho da xấp xỉ khoảng 5,5. Trong điều kiện này, làn da vô cùng khỏe mạnh và rạng rỡ, có thể ngăn ngừa những vi khuẩn gây hại trên da tốt nhất bởi sự hoạt động mạnh mẽ của màng Mantle Acid giúp loại bỏ các yếu tố có hại bên ngoài môi trường, giúp da căng mịn, sáng khỏe, hạn chế hình thành mụn. Thêm vào đó, độ pH của Mantle Acid trong khoảng từ 4,5 đến 6,2, vì vậy cần chọn lựa các sản phẩm chăm sóc da có độ pH phù hợp, vì nếu độ pH quá cao hoặc quá thấp cũng sẽ tác động tiêu cực đến lớp màng acid này và dẫn đến nhiều tình trạng như kích ứng, mụn, lão hóa da…

Bạn không nên chọn các loại mỹ phẩm có độ pH vượt qua ngưỡng cân bằng bởi nó sẽ khiến da của bạn sớm lão hóa hơn. Còn đối với những làn da dầu, lỗ chân lông to, hay thường xuyên bị nổi mụn,… thì nên tránh các loại sản phẩm mỹ phẩm có độ pH quá thấp, sẽ khiến tình trạng thêm trầm trọng hơn. Đồng thời, khi độ pH không phù hợp tác động lên làn da gây phá vỡ lớp màng acid bảo vệ thì hiệu quả của các sản phẩm chăm sóc da cũng không đạt được kết quả tối ưu.

Đối với từng loại da sẽ có những sản phẩm có độ pH phù hợp riêng.

Sử dụng sản phẩm có độ pH thấp trước

Đối với từng loại da, tình trạng da sẽ có những sản phẩm mỹ phẩm có độ pH riêng để phù hợp. Đây sẽ là cơ sở cho bạn khi lựa các sản phẩm tương thích với làn da của mình, giúp hạn chế tối đa tình trạng kích ứng. Trong quy trình chăm sóc da nhiều bước, bạn cần sử dụng các sản phẩm có độ pH thấp trước, sau đó mới đến các sản phẩm có pH cao. Đặc biệt bạn cần biết rõ các thông tin về sản phẩm cũng như thành phần để tránh các tình trạng kích ứng không đáng có.

ĐỘ PH PHỤ THUỘC VÀO MÀU SẮC CỦA CÁC THÀNH PHẦN TỰ NHIÊN.

Đối với các sản phẩm chăm sóc da tự nhiên, thông thường người ta không sử dụng thuốc màu để tạo màu sắc mà thay vào đó là để màu sắc của sản phẩm quyết định bởi các thành phần tự nhiên mà chúng chứa, chẳng hạn như dầu thực vật, chiết xuất, bột hoặc các thành phần có nguồn gốc thực vật khác. Hầu hết các nhà nghiên cứu tạo ra sản phẩm tự nhiên xem màu sắc vốn có của các thành phần thể hiện cho sự tự nhiên của sản phẩm.

Đối với các sản phẩm chăm sóc da tự nhiên thì sẽ không sử dụng thuốc màu để tạo màu sắc.

Màu sắc của các loại thực vật là do các Anthocyanin [hợp chất màu hữu cơ tự nhiên] của chúng tạo nên. Tùy thuộc vào độ pH, Anthocyanin có phổ màu dao động từ xanh đậm đến tím đến đỏ. Nếu như muốn đạt được màu sắc giống nhau và tính toàn vẹn của sản phẩm từ lô này sang lô khác, thì ta sẽ cần phải điều chỉnh độ pH trong công thức một phạm vi hẹp. Và cũng sẽ cần đảm bảo rằng độ pH của sản phẩm không thay đổi trong thời gian sử dụng, đó là lý do tại sao việc kiểm tra độ ổn định lại rất quan trọng.

HẦU HẾT CÁC THÀNH PHẦN TỰ NHIÊN DỄ BỊ THAY ĐỔI ĐỘ PH HƠN CÁC THÀNH PHẦN TỔNG HỢP.

Không chỉ màu sắc của thành phần có thể thay đổi tùy theo độ pH của nó, mà các đặc tính của thành phần có nguồn gốc thực vật cũng có thể thay đổi. Ví dụ, hoạt động chống oxy hóa của các Anthocyanin bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi độ pH và có thể bị giảm nếu bạn thay đổi độ pH một lượng vừa đủ. Nói cách khác, các thành phần của bạn có thể không mang lại hiệu quả mong muốn trên da nếu độ pH tổng thể của sản phẩm của bạn không đúng phạm vi cho phép.

HIỆU QUẢ CỦA HẦU HẾT CÁC CHẤT BẢO QUẢN CÓ NGUỒN GỐC TỰ NHIÊN PHỤ THUỘC VÀO ĐỘ pH.

Những người cung cấp chất bảo quản trong mỹ phẩm phải luôn cho bạn biết độ pH tối ưu của chất bảo quản đó là bao nhiêu và bạn cũng cần cân nhắc điều này khi đang xây dựng công thức mỹ phẩm. Ví dụ: nếu chất bảo quản có nguồn gốc tự nhiên của bạn hoạt động ở độ pH 4 – 4,5 và độ pH tổng thể của sản phẩm là 6, thì công thức sản phẩm của bạn có nguy cơ chất bảo quản không thực sự hiệu quả trước khi đến tay khách hàng. Chỉ riêng yếu tố này đã thuyết phục bạn về tầm quan trọng của việc điều chỉnh độ pH trong các công thức mỹ phẩm hữu cơ của bạn.

ĐO ĐỘ PH CỦA CÔNG THỨC MỸ PHẨM NHƯ THẾ NÀO?

Mặc dù giấy đo pH thể hiện rất tốt khi bạn mới bắt đầu với công thức, nhưng nó khó có thể đáp ứng được nếu bạn đang cố gắng đạt được một phạm vi hẹp đối với độ pH trong công thức của mình. Tóm lại, giấy đo pH không thể nào hoạt động chính xác như máy đo pH.

Giấy đo pH không thể hoạt động chính xác như máy đo pH.

Khi bắt đầu nghiêm túc trong việc xây dựng và sản xuất mỹ phẩm tự nhiên, bạn nên cân nhắc đầu tư vào một máy đo pH đáng tin cậy.

Các máy đo pH khác nhau về quang học, hiệu suất, độ chính xác và độ phức tạp. Bạn có thể bị choáng ngợp và không biết nên chọn máy đo pH nào, đặc biệt là khi phải đối mặt với số lượng lớn các tùy chọn có sẵn và giá thành rất đa dạng của các máy đo pH – chúng có thể có giá dao động từ gần 300,000đ đến gần 300,000,000đ .

Bạn có thể mua một máy đo pH chính xác và đơn giản cho phòng thí nghiệm của mình với ngân sách vừa phải. Bạn nên đầu tư vào một máy đo pH thích hợp khi bạn chuẩn bị các sản phẩm dạng lỏng như toner, dầu gội, kem dưỡng da, v.v.

LABCOS – ĐỊA CHỈ GIA CÔNG MỸ PHẨM AN TOÀN, CHẤT LƯỢNG

Về Labcos

Labcos là một trong những chuỗi cung ứng nguyên liệu mỹ phẩm và gia công mỹ phẩm hàng đầu. Chúng tối sở hữu nguồn vốn mạnh mẽ, đầu tư phát triển nhà xưởng, máy móc thiết bị đạt chuẩn GMP, cùng với các đối tác cung cấp nguyên liệu thiên nhiên 100% sạch và đội ngũ kỹ sư, dược sĩ, tiến sĩ có chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm.

Quy trình gia công mỹ phẩm trọn gói tại Labcos

Với quy trình gia công OEM Labcos đảm bảo sản phẩm được phát triển đạt chuẩn đánh giá chất lượng từ Bộ Y tế. Cam kết bảo mật thông tin, đồng hành cùng khách hàng phát triển sản phẩm. Tại Labcos bạn sẽ được nhận tư vấn thiết kế, in ấn cùng công thức độc quyền.

Liên hệ hotline 1099 234 564 hoặc truy cập trực tiếp website labcos.com.vn để được nhận tư vấn giải đáp thắc mắc từ nhóm chuyên gia, hoặc tìm hiểu thêm về sản phẩm cũng như quy trình gia công mỹ phẩm.

NHÀ MÁY GIA CÔNG MỸ PHẨM UY TÍN – CHẤT LƯỢNG CAO
Địa chỉ văn phòng: 263/4 Nguyễn Văn Đậu, phường 11, quận Bình Thạnh, TPHCM.
Điện thoại: 1900 234 564
Email:
Website: //labcos.com.vn
Từ khóa: gia công mỹ phẩm; gia cong my pham; nguyên liệu mỹ phẩm; nguyen lieu my pham; gia công mỹ phẩm trọn gói; gia cong my pham tron goi; cung cấp nguyên liệu làm mỹ phẩm; cung cap nguyen lieu lam my pham; nhà máy gia công mỹ phẩm; nha may gia cong my pham; công ty gia công mỹ phẩm độc quyền; cung cấp nguyên liệu mỹ phẩm; cung cap nguyen lieu my pham; cung cấp nguyên liệu làm mỹ phẩm; cung cap nguyen lieu lam my pham

Video liên quan

Chủ Đề