Cách giữ ấm cho cây vào mùa đông

Ngay từ đầu mùa đông, Cục Trồng trọt đã có hướng dẫn, tuyên truyền cho người dân phòng chống rét cho cây trồng. Sau đây là một số giải pháp:

Chủ động phòng chống rét:

- Đảm bảo chế độ nước tưới thích hợp với cây trồng: Đối với ngô, hành tỏi, khoai tây, cà chua, dưa chuột… nên dùng phương pháp tưới rãnh bằng cách bơm nước vào rãnh để nước tự ngấm là tốt nhất, còn với cà, bầu bí, cải bắp, su hào, các loại đậu… có thể tưới theo nhu cầu của từng loại cây.

- Sử dụng màng phủ nông nghiệp có tác dụng chống rét, giữ ấm cho cây trồng rất tốt ngoài ra còn hạn chế cỏ dại, giữ ẩm, tiết kiệm phân bón và nước tưới, hạn chế côn trùng, sâu bệnh gây hại…

- Đảm bảo bón đủ và cân đối lượng phân và bón đúng lúc, vừa giúp cây sinh trưởng, phát triển tốt, đồng thời góp phần hạn chế được tác hại của thời tiết bất thuận. Giảm bón đạm, bón nhiều phân lân, kali trong các đợt rét đậm, có tác dụng làm giảm độ nhớt trong chất nguyên sinh của tế bào chất [nhiệt độ thấp làm chất nguyên sinh trong tế bào gia tăng độ nhớt, đông đặc lại] giúp cho quá trình hoạt động sinh lý, sinh hoá trong cây được thuận lợi, hoạt động mạnh, cây hút được nước, dinh dưỡng tăng khả năng chống rét. Bón lót cho rau phải dùng phân chuồng đã được ủ hoai mục.

Tăng sức chống chịu rét và sâu bệnh hại:

 - Các loại rau như: Hành hoa, ớt, các loại cây họ cà [cà chua, khoai tây xuân], rau họ cải [bắp cải, su hào, su lơ…] phải tưới đủ ẩm theo nhu cầu dinh dưỡng của từng cây trong những ngày rét đậm.

- Tỉa thưa hợp lí cành, nhánh [nhất là đối với cây cà chua], làm bộ tán thông thoáng, hạn chế sâu, bệnh hại. Tiến hành thụ phấn nhân tạo, thụ phấn bổ sung cho các loại rau ăn quả như cà chua, bí đỏ...

- Phòng trừ kịp thời các loại dịch sâu, bệnh mới phát sinh, gây hại:

Với cây cà chua, khoai tây, ớt, hành hoa, bí đỏ, su hào, cải bắp phòng, trừ bệnh mốc sương, mốc xám, thán thư bằng thuốc nội hấp: Alpine 80WP nồng độ 0,3%; Ridomin MZ 72 WP nồng độ 0,2 - 0,3%; dung dịch Boocdo 1 - 1,5%… khi trời âm u, mưa phùn, khoảng 5 - 15 ngày phun/lần, tuỳ từng loại thuốc. Phun chất tăng trưởng Vườn sinh thái cho rau màu 5 - 10 ngày/lần để tăng khả năng chống chịu rét và sâu, bệnh hại.

Với cây ngô cần kết hợp với bón phân lân và tưới nước để giúp cho bộ rễ phát triển mạnh. Tập trung chăm bón mạnh trong giai đoạn đầu khi cây có 9 - 10 lá, lượng phân cần bón thúc là 3 kg phân đạm + 4 kg phân kali cho 1 sào Bắc bộ. Thường xuyên đảm bảo đủ độ ẩm cho ngô sinh trưởng và phát triển thuận lợi.

Với cây hành, tỏi nên tập trung bón đạm, lân vào giai đoạn sau trồng 60 - 70 ngày; phân kali bón sau trồng 80 - 90 ngày mới tạo cho củ to và chắc. Tổng lượng phân dùng cho cả quá trình là: 6 kg đạm + 25 - 30 kg phân lân + 4 kg phân kali cho 1 sào Bắc bộ.

Với cà chua và khoai tây nên tập trung bón thúc làm 2 - 3 đợt từ sau khi trồng bén rễ, hồi xanh hoặc khi cây đã mọc cao 5 - 7 cm cho tới khi cây ra các chùm hoa thứ 2, thứ 3 và đã đậu được chùm quả thứ nhất [đối với cà chua], hoặc khi cây bắt đầu xuống củ [đối với khoai tây] với lượng phân: 10 - 12 kg phân đạm + 25 - 30 kg phân lân + 10 - 12 kg phân kali cho 1 sào Bắc bộ được chia đều cho 2 - 3 lần bón. Hạn chế bón đạm khi cây đã ra hoa, đậu quả, nhất là thời gian có nhiệt độ thấp, sương muối, thiếu ánh sáng nhằm hạn chế tác hại của bệnh mốc sương, sương mai, héo xanh, héo rũ.

Bà con nên tham khảo sử dụng sản phẩm VƯỜN SINH THÁI CHO CÂY TRỒNG  để cây trồng có đủ sức đề kháng chống dịch bệnh trong mùa rét.

TRUNG TÂM CHẾ PHẨM SINH HỌC

32/83 Bùi Đình Túy, Phường 12, Quận Bình Thạnh, Tp Hồ Chí Minh

0934 521 403 | 0933 293 445 | 0976 543 435

Mùa đông hanh khô, cây cảnh rất cần tưới nước. Nhưng bạn đã biết những thời điểm "cấm kỵ" không được tưới nước cho cây cảnh trong mùa đông hay chưa?

Theo các nhà làm vườn, vào thời tiết lạnh dần, bạn cần tránh tưới nước cho cây cảnh vào ban đêm. Vậy tưới nước cho cây cảnh vào giờ nào thích hợp nhất?

Mùa đông không nên tưới nước cho cây cảnh vào ban đêm

1. Tưới nước cho cây cảnh vào buổi sáng đầy nắng

Sau khi thời tiết chuyển lạnh dần, bạn nên tưới cho cây cảnh vào buổi sáng nắng ráo. 

Lý do không nên tưới vào ban đêm là do nhiệt độ ban đêm xuống thấp, lá, cành và đất dễ giữ nước sau khi tưới.

Như vậy, đất tiếp tục ẩm sẽ không tốt cho sự phát triển bộ rễ của cây. Rễ cây bị ngấm nước rất dễ dẫn đến nghẹt rễ, dễ dẫn đến vàng lá, thối rễ.

Sau khi tưới nước vào ban đêm, nếu lượng nước đọng lại trên lá và cành không được bốc hơi kịp thời cũng sẽ dễ dẫn đến sự sinh sôi của các loại vi trùng và côn trùng, như bệnh đốm đen, mốc xám thường sinh sản trong môi trường ẩm ướt.

Nên tưới cho cây cảnh vào buổi sáng có nắng

Và nếu lá thường xuyên giữ nước, nó cũng dễ phát sinh sâu bệnh, chẳng hạn như rệp thông thường, ruồi trắng và côn trùng có vảy.

2. Tránh sử dụng nước lạnh để tưới cây cảnh

Khi nhiệt độ xuống thấp vào mùa thu và mùa đông, điều quan trọng hơn là không nên tưới vào ban đêm.

Tưới nước ở nhiệt độ thấp sẽ làm cây cảnh rơi vào tình trạng tê cóng trầm trọng hơn. Đó là lý do tại sao chúng tôi nhấn mạnh rằng khi tưới nước, chúng ta nên sử dụng nước sạch ở nhiệt độ phòng thay vì nước lạnh.

Đặc biệt là đối với những chậu cây cảnh trồng trong nhà, nhiệt độ nước lấy từ vòi tương đối thấp, nhiệt độ đất trồng cây trong chậu chắc chắn sẽ cao hơn so với nước máy.

Mùa đông tránh tưới nước lạnh cho cây cảnh khiến cây cảnh tê cóng hơn, dễ bị chết

Do đó, tưới nước vào ban ngày, nhiệt độ của nước máy sẽ cao hơn một chút. Nếu có thể lấy nước vào chậu trước, phơi nắng [để nhiệt độ nước bằng nhiệt độ phòng] rồi tưới cho cây cảnh thì sẽ sẽ có lợi hơn cho sự phát triển của cây.

3. Đảm bảo rằng đất trồng của cây cảnh khô và bạn tưới thật kỹ

Về điều này, bạn có thể hiểu đơn giản là bầu đất khô thì mới tưới nước. Điều này đảm bảo bầu đất khô phía dưới 5 cm rồi mới bổ sung nước cho cây cảnh. Bạn cũng không nên chỉ tưới hời hợt 1 ít nước mà phải tưới đẫm, đảm bảo cả bầu đất được ẩm ướt hoàn toàn.

Để làm được điều này, trước khi tưới cây cảnh trong nhà, bạn hãy kiểm tra độ khô và ẩm ướt của đất trong chậu. Đồng thời, phải hiểu biết về nhu cầu cần nước của các cây cảnh mà bạn trông.

Nếu là loài cây mọng nước, xương rồng thì sẽ chịu hạn tốt hơn, còn cây cảnh thân thảo, cây cảnh lá sẽ cần nhiều nước hơn.

Trước khi tưới, bạn cần sờ lớp đất mặt và dùng tay bốc bầu để kiểm tra lớp đất sâu 3 - 5 cm đã khô chưa. Nếu thất đất khô 3 ~ 5 cm thì hãy tưới nước cho cây. Bạn tưới từ từ, từ trên xuống, tưới vào gốc cây, cho đến khi đất ẩm hẳn. Khi nhiệt độ xuống thấp thì tưới ẩm cho cây, tránh để nước đọng trên lá.

Sờ tay thấy đất khô khoảng 3=5cm hãy tưới đẫm nước

Nếu bạn phun nước lên lá, nước bốc hơi nhanh thì có thể giúp làm sạch bụi trên lá. Tuy nhiên, nếu phun nước trên lá mà nước không kịp bay hơi, đọng trên lá thì đừng làm như vậy, sẽ có hại cho cây cảnh.

làm sạch bụi bám trên lá bằng cách phun nước đúng cách, còn nếu nước phun lên lá không thể bay hơi sạch kịp thời thì phải cố gắng tưới nước. trực tiếp vào đất chậu.

4. Kỹ thuật "nhúng nước" cây cảnh

Một số loại cây cảnh khó tưới trực tiếp vào bầu đất, chẳng hạn như cây hoa violet và cây anh thảo trong chậu thông thường. Lá của những loại cây này thường mọc dày che kín cả bầu đất, thân và lá mỏng manh, không thể "bới lá" ra để tưới được.

Do đó, bạn có thể sử dụng phương pháp ngâm cây cảnh vào chậu nước. Hãy chuẩn bị một chậu nước sạch rồi ngâm hơn nửa chậu cây vào nước. Sau khi ngâm khoảng 5 - 10 phút thì vớt chậu cây ra kịp thời để ráo nước rồi đặt cây ở nơi thông thoáng.

Ngâm chậu cây cảnh trong nước khoảng 5-10 phút

Ngoài ra, bạn hãy đặt cây lên giá đỡ để đảm bảo nước được ráo hết, đáy chậu không bị đọng nước, nếu đất ẩm ướt quá lâu thì sẽ gây thối rễ.

5. Kiểm soát nước đối với cây cảnh khi nhiệt độ thấp

Sau khi nhiệt độ giảm dần tần suất tưới nước cho cây cảnh trong nhà nên giảm dần, nhất là sau khi cây phát triển chậm lại. Nguyên nhân, khi nhiệt độ quá thấp, cây cảnh dần vào trạng thái ngủ đông nhu cầu cần nước ít, đặc biệt là cây thân củ thì nên dần dần ngừng tưới.

Tất nhiên những chậu cây cảnh để trong nhà kính, có nhiệt độ cao thì vẫn phát triển bình thường và nhu cầu nước bình thường, bạn vẫn phải thường xuyên tưới nước.

Nếu nhiệt độ quá thấp có thể hạn chế tưới nước cho cây cảnh

Nếu căn phòng tương đối khô, bạn cũng nên tìm cách tăng độ ẩm môi trường như phun nước xung quanh cây hoặc đặt một chậu nước sạch bên cạnh cây.

[Bài và ảnh: theo Sina]

Video liên quan

Chủ Đề